Những cơ sở kinh tê xã hội khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1 (Trang 29 - 32)

VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

III. QUAN HỆ KINH TÊ QUỐC TÊ CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP

2.4. Những cơ sở kinh tê xã hội khác

Sau hơn 15 năm thực hiện mở cửa kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, lạm phát ở mức độ cho phép, đổng tiền ổn định góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư. Hành lang pháp lý và cơ chế quản lý kinh tế ngày càng hoàn thiện và đầy đủ, phù hợp với luật pháp quốc tế, cơ sở hạ tầng được mở rộng... đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế.

Những thuận lợi cơ bản trên, đã tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy nhanh các quan hệ kinh tế quốc tế. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng gặp phải những khó khăn khi phát triển quan hệ kinh tế quốc tế.

- Diện tích đất đai bình quân đầu người ở mức thấp (khoảng 1,5ha). Diện tích đất nông nghiệp tính trên đầu người chỉ đạt khoảng 0,1 ha và tính trên lao động là 0,2ha, đây là mức thấp so với nhiều nước trong khu vực.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là một ưu đãi lớn của thiên nhiên, nhưng chúng ta cũng phải thường xuyên đương đầu với hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh... vì vậy sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản lượng không ổn định.

- Tài nguyên tuy phong phú, đa dạng nhưng trừ dầu mỏ và than đá, các khoáng sản khác có trữ lượng tương đối nhỏ. Hơn nữa, sự phân bố khoáng sản không đổng đều giữa các vùng trong nước, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và bị thu hẹp.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế.

- Hệ thống luật pháp và các văn bản dưới luật còn chưa đầy đủ, đổng bộ gây trở ngại cho tiến trình mở cửa kinh tế.

- Trình độ quản lý và tay nghề của công nhân còn thấp chưa đáp.ứng được yêu cầu của hội nhập.

3ẳ C á c điều kiện cần thiết để phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam

Qua phân tích những thuận lợi cũng như những hạn chế của nước ta trong phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế chúng ta phải đảm bảo những điều kiện cần thiết sau:

- Đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo bầu không khí thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh tế nói riêng.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo sự đồng bộ và nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, nhằm tạo nên hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Thực hiện cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực, thực hiện nguyên tắc quản lý “một cửa” đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại, khắc phục sự chổng chéo, phiền hà, sách nhiễu trong thủ tục hành chính.

- Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trước hết là những trung tâm giao lưu kinh tế và cửa ngõ thông thương với thị trường thế giới.

- Khẩn trương đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và đặc biệt là đội ngũ cán bộ kinh doanh trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại có đủ năng lực chuyên môn và bản lĩnh để làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài.

Câu hỏi thảo luận

1. Mối quan hệ giữa nền kinh tế thế giới và các mối quan hệ kinh tế quốc tế?

2. Vì sao Việt Nam phải tiến hành mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế?

3. Cho biết những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ kinh tế quốc tế? Đê’ phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế cần phải đảm bảo những điều kiện gi?

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới? Từ đó thấy được quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế thế giới?

2. Phân tích các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế.

3. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá có tác động như thế nào đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia?

4. Cho biết ưu, nhược điểm của chiến lược “ mở cửa kinh tế” ? T ừ đó cho thấy sự cần thiết phải thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế của Việt Nam.

5. Phân tích các cơ hội và thách thức của nền kinh tê' Việt Nam trong tiến trinh hội nhập?

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)