VÀ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Chương 3 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.2. Vai trò của thuế quan
Thuế quan là khoản thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu, vì vậy sử dụng thuế quan sẽ giúp cho các nước có thể hạn chế hoặc gia tăng lượng hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu tùy từng thòi kỳ vì lợi ích của quốc gia. Tuy nhiên nói đến vai trò của thuế quan chúng ta xem xét trên những khía cạnh sau:
- Thuế quan có vai trò quan trọng trong việc điều tiết xuất nhập khẩu. Như chúng ta đã biết lượng hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào sức tiêu thụ trên thị trường, sức tiêu thụ lại phụ thuộc vào giá cả hàng hoá. Khi giá cả tăng hoặc giảm sẽ làm cho sức tiêu thụ của hàng hoá giảm hoặc tăng. Một bộ phận quan trọng trong giá hàng xuất nhập khẩu là thuế quan. Vì vậy thuế quan cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của hàng hoá, đến sức cạnh tranh của hàng hoá. Do đó thông qua mức thuế quan đánh vào hàng xuất nhập khẩu chính phủ các nước đã gián tiếp điều tiết lượng hàng xuất nhập khẩu.
- Thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị trường nội địa. Việc đánh mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu tăng cao, từ đó giúp các nhà sản xuất trong nước có được những lợi thế nhất định trong cạnh tranh do giá hàng rẻ. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới thành lập, còn non trẻ thì thuế quan giúp họ có thời gian để trưởng thành, để chiếm lĩnh thị trường. Trong thực tế chúng ta thấy phần lớn các doanh
nghiệp trẻ nếu không được sự bảo hộ bằng thuế quan thường khóng đù sức cạnh tranh vói hàng ngoạ-i nhập và đã bị phá sản.
- Thuế quan góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đối với nhiều nước trên thế giới thì thuế quan nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên trong tiến trình hội nhập toàn cầu thì vai trò của thuế quan đối với nguồn thu ngân sách ngày càng giảm bớt vì một trong những yêu cầu của thương mại tự do là giảm dần thuế nhập khẩu nén vấn đề quan trọng đối với các quốc gia là phải giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa việc thực hiện giảm hàng rào thuế quan theo các hiệp định đa phương đã ký kết vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.
- Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các bạn hàng nhằm đạt được những nhượng bộ trong đàm phán.
Các nước thường sử dụng thuế quan để gây áp lực đối với các bạn hàng nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Chẳng hạn, Mỹ đòi EU phải giảm trợ cấp cho nông nghiệp từ 30 - 50% nếu khổng Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vào sản phẩm của EƯ nhập khẩu vào Mỹ. Hoặc khi Nhật tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng rau củ của Trung Quốc vào nãm 2001 thì lập tức Trung Quốc tăng gấp đôi mức thuế đánh vào các mặt hàng xe hơi và điện tử gia d ụ n s của Nhật nhập khẩu vào Trung Quốc. Cuối cùng buộc hai nước phải ngồi vào bàn đàm phán đê thương lượng.
l ẽ3. Các loại thuê quan
Để xác định các loại thuế quan người la thường tiến hành phân loại theo nhũng tiêu thức khác nhau.
1.3.1. Theo m ục đích đánh th u ế
Thuế quan được chia làm 2 loại: thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ.
- Thuê quan tài chính: Là loại thuế có vai trò làm tâng nguồn thu cho ngân sách. Loại thuế này thường đánh vào những mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu mà ở trong nước không sản xuất được. Ngày nay loại thuế này chỉ có ý nahĩa lớn đối với các nước đang phát triển.
- Thuê quan bảo hộ: Là loại thuế nhằm bảo hộ sản xuất trons nước. Việc đánh thuế nhằm làm cho giá hàng nhập khẩu gia tăng. Vì vậy mức thuế phải được quy định sao cho giá hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế phải bằna hoặc cao hơn so với giá hàng tương tự được sản xuất trong nước, từ đó làm siảm sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập.
Thuế quan bảo hộ gồm có:
+ Thuế quan hạn ngạch: Là loại thuế nhập khẩu mà ngưòi ta áp dụng 2 mức thuế suất nhập khẩu khác nhau. Hàng hoá trong hạn ngạch thuế quan thì có mức thuế suất thấp, hàng hoá ngoài hạn ngạch thì phải chịu mức thuế suất cao. Ví dụ các nước OECD có mức thuế trong hạn ngạch tính trung bình với hàng nông sản là 36%, còn ngoài hạn ngạch thì phải chịu mức thuế suất là 120%.
+ Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp xuất khẩu: Đây là một khoản thuế đặc biệt đánh vào sản phẩm nhập khẩu mà nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
+ Thuế chống bán phá giá: Là một loại thuế đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn và đối phó với hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá ba sa của Việt Nam.
+ Thuế bổ sung: Là loại thuế được đặt ra để thực hiện biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp. Chính phủ các nước có thể áp dụng thuế bổ sung cao hơn mức thuế thông thường nếu như khối lượng nhập khẩu một sản phẩm tăng lên quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm mất đi một ngành sản xuất nào đó trong nước.
1.3.2. Theo đối tượng đánh thuê Thuế quan được chia làm 3 loại:
- T h u ế quan xuất khẩu: Là thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Loại thuế này nhằm mục đích hạn chế lượng hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, loại thuế này chỉ còn một số ít nước đang phát triển áp dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách. Đây là loại thuế thường đánh vào những hàng truyền thống nhằm thu được giá cao hơn hoặc những hàng hoá dễ đưa đến sự khan hiếm hoặc những hàng hoá ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- T h u ế quan nhập khẩu: Là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào. Loại thuế này vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách vừa có tác dụng bảo hộ thị trường nội địa. Vì vậy nó là một công cụ quan trọng mà các nước tư bản sử dụng để thực hiện chính sách thương mại quốc tế. Thuế quan nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của các nước. Nó được sử dụng như một công cụ quan trọng trong đấu tranh chống sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập và bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất trong nước.
- Thuê quan quá cảnh: Là loại thuế đánh vào hàng hoá nước ngoài khi được chở qua lãnh thổ của một nước. Tuy nhiên để khuyến khích chuyên chở hàng hoá quá cảnh hiện nay các nước ít sử dụng loại thuế nàyệ
1.3.3. Theo phương pháp tính th u ế Thuế quan bao gồm 3 loại:
- T h u ế tính theo trị giá hàng hoá: Là loại thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm so với trị giá hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu. Đây là loại thuế quan được áp dụng nhiều nhất do dễ tính toán và theo kịp tốc độ của lạm phát. Tuy nhiên cách tính thuế này cũng có nhược điểm nhất định như phải tiến hành phân loại sản phẩm tính thuế và việc xác định giá tính thuế thường khó thực hiện. Tuy nhiên để hạn chế những nhược điểm đó tại vòng đàm phán Tokyo của GATT đã thông qua hiệp định về việc thực thi điều khoản VII hay còn gọi là “thể lệ định giá”. Hiệp định này điều tiết thủ tục định giá hải quan của các nước thành viên WTO nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng phức tạp của việc định giá hải quan đến thương mại quốc tế.
Nội dung của điều khoản VII thể hiện thông qua các phương pháp xác định
“giá giao dịch” sau:
+ Thứ nhất: Các thành viên của WTO phải cam kết sử dụng “giá giao dịch” làm cơ sở tính thuế hải quan (giá thể hiện trên hoá đơn hoặc trên hợp đồng nhưng giá đó phải đúng là giá giao dịch thực tế).
+ Thứ hai: Nếu không xác định được “giá giao dịch” là trung thực thì hải quan của nước nhập khẩu có quyền căn cứ vào “giá giao dịch” của những hàng y hệt như hàng cần tính thuế và được xuất khẩu trong cùng một thời gian và địa điểm xuất xứ của hàng hoá.
+ Thứ ba: Nếu “giá giao dịch” không thể xác định theo cách thứ nhất và thứ hai thì hải quan có thể sử dụng giá giao dịch của mặt hàng tương tự.
+ Thứ tư: Hải quan nước nhập khẩu thuộc thành viên WTO có thể tự xác định “giá giao dịch” trên cơ sở lấy giá bán của mặt hàng y hệt hoặc tương tự đang tiêu thụ trên thị trường nước nhập khẩu trừ đi các khoản hoa hồng, chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm tại quốc gia nhập khẩu.
+ Thứ năm: Các nước thành viên WTO có thể thẩm định “giá giao dịch”
trên cơ sở xác định giá thành bao gồm các chi phí chế tạo và các chi phí khác có liên quan đến nhập khẩu hàng hoá, tuy nhiên giá tính theo cách này phải được đối chiếu so sánh với giá giao dịch được xác định theo các cách kể trên.
- Thuê tính theo sô lượng: Là thuê được tính ổn định theo khối lượng hoặc trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, vì vậy số tiền thuế phải nộp không phụ thuộc vào giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Chẳng hạn như mỗi kiện hàng nhập khẩu vào nội địa nộp 0,5USD hay thuế nhập khẩu đánh vào mỗi kilôgam hàng là 0,01 USD. Đây là loại thuế đon giản trong tính toán, không cần xác định trị giá hàng nhập nên giảm được hiện tượng gian lận có liên quan đến việc kê khai giá trị hàng hoá để trốn thuế.
- T h u ế quan hỗn hợp: Là thuế tính theo cả 2 cách số lượng và giá trị. Ví dụ: Mỗi kiện hàng nhập khẩu đánh thuế 0,5USD cộng với 1% trị giá hàng nhập. Hoặc mặt hàng sữa nhập khẩu vào Nhật Bản phải chịu mức thuế 21,3% + 54 yên/kg.
1.3.4. Theo m ức thuê Thuế quan gồm 4 loại:
- T h u ế suất thông thường (hay còn gọi là thuế phi tối huệ quốc): Đây là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu từ những nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký kết Hiệp định song phương với nhau. Loại thuế này có khung thuế suất nằm trong khoảng từ 20%
đến 110%.
- T h u ế tối huệ quốc: Là loại thuế mà các nước thành viên WTO áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên khác, hoặc theo Hiệp định song phương về ưu đãi thuế quan. Đây là loại thuế thấp hơn nhiều so vói mức thuế thông thường.
- Thuê'quan M( đãi p h ổ cập: Là loại thuế ưu đãi cho một số loại hàng hoá nhập khẩu từ những nước đang phát triển vào các nước công nghiệp phát triển mà nước này cho hưởng GSP. Mức thuế này thấp hơn mức thuế tối huệ quốc.
- T h u ế áp dụng cho cức khu vực thương mại tự do: Đây là loại thuế có mức thuế suất thấp nhất, thậm chí nhiều mặt hàng có mức thuế suất bằng không. Ví dụ: Trong AFTA có rất nhiều mặt hàng có thuế suất bằng không.
Như vậy trons biểu thuế xuất nhập khẩu của các nước, có nhiều mức thuế suất khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm và có sự chênh lệch quá lớn giữa các loại thuế. Vì vậy nếu hàng hoá của một nước nào đó phải chịu mức thuế thông thườns hoặc kém ưu đãi hon so với nước khác, thì chính điều đó trở thành rào cản trons việc thực hiện chính sách thương mại quốc tế.
2ế Những biện pháp phi th u ế quan
2ẽl . Những biện pháp hạn chế về só lượng
2.1.1. Hình thức cám hẳn xuất, nhập khẩu một s ố loại hàng
Đáy là hình thức bảo hộ mậu dịch một cách tuyệt đối, loại hoàn toàn đối thu cạnh tranh nước ngoài trên thị trường nội địa. Thực hiện hình thức này chính phủ cấm nhập khẩu một số mặt hàng nhất định. Biện pháp này thường gây nén những trở ngại khổng thể vượt qua đối với hoạt động thươns mại quốc tế, vì vậy trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu thì biện pháp này nsày càng ít được sử dụng. Theo tinh thần của hiệp định GATT thì các nước chỉ xác định danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu nếu các mặt hàng đó có ảnh hưởng lớn đến an ninh - xã hội của quốc gia."Chẳng hạn, EU thườne dựa vào lý do bảo vệ người tiéu dùng, môi trường và động thực vật để áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số các sản phẩm. Tháng 2 nãm 2002. EU đã không cho hàng thủy sản của Trung Quốc vào danh mục hàng được phép nhập khẩu vào EU do Trung Quốc khóng đáp ứng được các yêu cầu về kiểm soát dư lượng chloramphenicol (một loại kháng sinh thường được dùng để làm tôm tăng trưởng nhanh) của EU. Đối với nông - lâm - hải sản, EU đang áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu cá voi và động vật có vú nhằm mục đích thươns mại...
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cấm nhập khẩu một số hàng hóa thuộc diện cần phải được đảm bảo an toàn công cộng, an toàn môi trườne và an toàn lao động cũng như vì các lý do liên quan đến văn hoá. Ví dụ: Theo quvết định 46/2001/QĐ-TTs, hàns cấm nhập khẩu hiện nay bao gồm: vũ khí. đạn dược, vật liệu nổ, ma tuý, hoá chất độc, pháo các loại, thuốc lá thành phẩm, hàns tiêu dùng đã qua sử dụng, phương tiện vận tải có tay lái nghịch, vật tư phương tiện đã qua sử dụng, sản phẩm vật liệu có chứa amiãng.