Học thuvết thương mại quốc tẻ với sự dư thừa các vếu tó sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1 (Trang 37 - 45)

VÀ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

1.4. Học thuvết thương mại quốc tẻ với sự dư thừa các vếu tó sản xuất

Đế sản xuất một sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết khác nhau các yếu tó' sản xuất như vốn, lao động, tài nguyên... và do có sự chênh lệch giữa các nước về các yếu tố này, nên mỗi nước sẽ chuyên sản xuất những sản phẩm mà cho phép họ sứ dụng các yếu tố với chi phí rẻ hơn, chất lượng tốt hơn so với các nước khác. Chắns hạn, một quốc 2Ía có nhiều lao động, giá nhân cóng rẻ sẽ tặp trung vào sản xuất và xuất khẩu nhữns hàng hoá có chứa nhiều lao độns. Như vậy cơ sở của sự trao đổi buôn bán quốc tế theo H .o (Heckscher - Ohlin) là lợi thế tương đối.

Theo kinh nehiệm phát triển nsoại thương của các nước trons khu vực cho chúng ta thấy, những sản phẩm có lợi thế so sánh cao thường là nhữns sàn phẩm khai thác tài ncuyên như gỗ, dầu mỏ hoặc những sản phẩm sử dụng nhiểu lao động: dệt. may, thuộc da. lắp ráp thiết bị máv móc. hàng điện từ.

Học thuyết của Heckscher - B.Ohlin có nhữns hạn chế nhất định, nó khỏng cho phép giải thích mọi hiện tượng thươns mại quốc tế. Thể hiện:

- Có sự đảo ngược về nhu cầu, sở thích không đồng nhất về hàng hoá giữa

c á c khu vực.

- Xuất hiện sự cạnh tranh không hoàn hảo (nhà nước tham gia bảo hộ thị trường nội địa hoặc tài trợ cho các nhà xuất khẩu nội địa).

- Chi phí vận tải và bảo hiểm quá lớn, có khi vượt cả chi phí sản xuất.

* Nghiên cứu các học thuyết về thương mại quốc t ế cho phép rút ra những kết luận cơ bản sau:

- Nền kinh tế thế giới là một tổng thể thống nhất và sự phân công lao động quốc tế là một tất yếu khách quan, vì vậy thương mại quốc tế cũng mang tính tất yếu khách quan.

- Phát triển thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các nước kể cả nước giàu và nước nghèo.

2. Lợi ích từ thương mại

Qua nghiên cứu các học thuyết thương mại quốc tế chúng ta thấy tham gia vào quá trình phân công lao động và thương mại quốc tế sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các nước, nó cho phép mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi nước.

Ví dụ: Ta có bảng số liệu về năng suất lao động để sản xuất 2 loại sản phẩm là lúa mì và vải tại hai nước Mỹ và Nhật như sau:

Bảng 2.2. Năng suất lao động của M ỹ và N hật

Nước sx

NS

Mỹ N h ật

Lúa mì (giạ/ giờ LĐ) 9 3

Vải (m/giờ LĐ) 4 6

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy ở Mỹ một giờ lao động sản xuất được 9 giạ lúa mì, còn tại Nhật do điều kiện sản xuất khó khăn nên chỉ sản xuất được 3 giạ lúa mì. Ngược lại một giờ lao động, công nhân Nhật sản xuất được 6 mét vải, còn tại Mỹ một giờ lao động chỉ sản xuất được 4 mét vải. Như vậy, Mỹ có lợi thế hơn trong sản xuất lúa mì, còn Nhật có lợi thế hơn trong sản xuất vải (lợi thế tuyệt đối). Nếu không có thương mại quốc tế thì ở Mỹ nếu trao đổi 9

giạ lúa mì sẽ được 4 mét vải (trao đổi ngang giá), còn tại Nhật 3 giạ lúa mì sẽ đổi được 6 mét vải. Khi có thương mại Mỹ sẽ chuyên môn hoá vào sản xuất lương thực và đem trao đổi với Nhật để lấy vải. Còn Nhật chuyên môn hoá vào sản xuất vải để đổi lấy lúa mì của Mỹ.

Với tương quan trao đổi giữa Mỹ và Nhật là 1 giạ lúa mì trao đổi lấy 1 mét vải, nếu Mỹ đem 9 giạ lúa mì trao đổi với Nhật họ sẽ có được 9 mét vải (tăng thêm 5 mét vì trao đổi trong nước chi được 4 mét). Ngược lại, tại Nhật với 9 giạ lúa mì nhận được từ Mỹ sẽ tương đương với *3 giờ lao động và 3 giờ đó công nhân Nhật có thể sản xuất được 18 mét vải. Sau khi đem 9 mét vải đi trao đổi Nhật vẫn còn được 9 mét vải. Như vậy, nhờ có thương mại quốc tế mă câc nước sẽ tập trung vẳ sản xuất những sản phẩm mă mình có lợi thế tuyệt đối và việc trao đổi đó sẽ cho phép các nước có thể mở rộng sản xuất và tiêu dùng trong nước.

ở phần trên mới chỉ đề cập đến những lợi ích từ thương mại quốc tế do các nước tiến hành sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế hơn để trao đổi lấy những sản phẩm mà mình kém lợi thế hơn của nước khác. Trong trường hợp một quốc gia sản xuất cả hai loại hàng hoá đều kém hiệu quả hơn quốc gia kia thì thương mại quốc tế có đem lại lợi ích cho họ hay không? Theo thuyết về lợi thế so sánh thì một quốc gia sản xuất cả hai loại sản phẩm đều kém hiệu quả hơn quốc gia kia, khi tham gia vào thương mại quốc tế họ vẫn có thể thu được lợi ích bằng cách tập trung sản xuất và xuất khẩu hàng hoá kém lợi thế ít hơn.

Qua ví dụ ở mục 1.3 chúng ta thấy nước Anh không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả 2 mặt hàng khi so sánh với Trung Quốc. Tuy nhiên nước Anh lại có lợi thế so sánh trong sản xuất vải. Nếu Trung Quốc tập trung vào sản xuất lúa mì còn Anh tập trung sản xuất vải và 2 nước tiến hành trao đổi với nhau thì cả hai nước đều có thể cải thiện được mức sống.

Giả sử Trung Quốc có thể trao đổi 6 giạ lúa mì để lấy 6 mét vải của Anh, Trung Quốc sẽ có thêm 2 mét vải vì trao đổi trong nước chỉ được 4 mét vải.

Ngược lại đối với nước Anh, 6 giạ lúa mì nhận được từ Trung Quốc nếu sản xuất trong nước sẽ phải mất 6 giờ lao động. Nếu 6 giờ lao động được sử dụng để sản xuất vải thì sẽ sản xuất được 6 x 2 = 12 mét vải. Khi đem 6 mét vải đi trao đổi với Trung Quốc lấy 6 giạ lúa mì thì Anh vẫn còn 6 mét vải. Nếu không trao đổi thì Anh chỉ có thể tiêu dùng 1 giạ lúa mì và 2 mét vải. Còn khi có trao đổi thì Anh có thê tiêu dùng 6 giạ lúa mì và 6 mét vải. Ngược lại nếu khồne có

trao đổi thì Trung Quốc chỉ có thể tiêu dùng 6 giạ lúa mì và 4 mét vải. Khi có trao đổi thì Trung Quốc sẽ được tiêu dùng 6 giạ lúa mì và 6 mét vải. Có thể thấy thương mại quốc tế đã đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia, nó cho phép các nước có thể được tiêu dùng một số lượng hàng hoá nhiều hơn so với khả năng sản xuất trong nước.

Từ phân tích trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận về những lợi ích do thương mại quốc tế đem lại cho mỗi quốc gia:

- Thương mại quốc tế giúp cho các nước khai thác có hiệu quả hơn những lợi thế tuyệt đối và tương đối của nước mình nhằm phát triển sản xuất.

- Thương mại quốc tế tạo điều kiện để các nước tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế.

- Thương mại quốc tế giúp cho các nước kém phát triển có thể tận dụng những thế mạnh của thị trường quốc tế vào phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

- Thương mại quốc tế góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển vì khi tham gia vào thương mại quốc tế sẽ giúp cho họ có được việc làm ổn định để tăng thu nhập. Đổng thời thông qua trao đổi sẽ giúp cho người dân các nước có thể được tiêu dùng một số lượng hàng hoá lớn hơn nhiều so với khả năng sản xuất trong nước.

II. T H Ị T R Ư Ờ N G T H Ê GIỚI

1ề Khái niệm và đ ặ c điểm của thị trường th ế giói

l . l ẽ Khái niệm về thị trường thê giới

Thị trường thế giới là lĩnh vực lun thông trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước, là tổng hợp các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật, tâm lý - xã hội để thực hiện cặc hàng hoá và dịch vụ trong phạm vi thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, người ta thường phân loại thị trường theo các tiêu thức khác nhau:

- Căn cứ vào phạm vi lưu thông thì thị trường gồm thị trường thế giới; thị trường khu vực như thị trường Đông Nam Á, thị trường EU, thị trường Bắc Mỹ; thị trường từng dân tộc như thị trường Mỹ, thị trường Nhật, thị trường Hàn Quốc...

- Căn cứ vào đối tượng lưu thông có thị trường hàng hoá; thị trường sức lao động; thị trường vốn; thị trường thông tin; thị trường công nghệ... Trong thị

trường hàng hoá người ta có thể chia thành thị trường nguyên liệu, thị trường xăng dầu, thị trường máy thiết bị, thị trường lương thực...

- Căn cứ vào nghiệp vụ giao dịch có thị trường bán buôn, thị trường bán lẻ hoặc thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu.

Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, để đảm bảo hiệu quả cùa quá trình kinh doanh thì việc nghiên cứu thị trường có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu thị trường giúp các nhà kinh doanh hiểu được quy luật vận động của nó. Mỗi một thị trường hàng hoá cụ thể có quy luật vận động riêng, được biểu hiện thông qua những biến đổi về cung, cầu và giá cả của những hàng hoá ấy trên thị trường. Việc nắm vững quy luật vận động của thị trường giúp các nhà kinh doanh vận dụng giải quyết các vấn đề của thực tiễn kinh doanh có liên quan đến thị trường như: thái độ của người tiêu dùng, yêu cầu của thị trường đối với hàng hoá, năng lực cạnh tranh của hàng hoá, các hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường....

Thông qua kết quả nghiên cứu đánh giá về tình hình thị trường, các nhà kinh doanh sẽ chủ động trong đàm phán và ký kết hợp đổng ngoại thương nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thông thường thì các hợp đổng xuất nhập khẩu mà các nhà kinh doanh ký kết với các đối tác nước ngoài có khối lượng tương đối lớn. Trong các hợp đồng như vậy chỉ cần tăng giá được từ 1 - 2%

khi xuất khẩu là có thể thu thêm được một lượng ngoại tệ khá lớn. Ngược lại chỉ cần giảm từ 1 - 2% giá khi nhập khẩu cũng tiết kiệm được lượng ngoại tệ đáng kể.

l ề2. Đạc điểm của thị trường thê giới hiện nay

1.2.1. Từng bước hình thành một thị trường th ế giới thông nhát

Nguyên nhân là do hiện nay đang hình thành một thế giới đa cực, hơn nữa do quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới nên tất cả các nước trong cộng đóng thế giới tuy có mâu thuẫn nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau và có xu hướng xích lại gần nhau.

Hiện nay, mâu thuẫn mậu dịch giữa các nước công nghiệp với nhau và với các nước đang phát triển ngày càng gia tãng. Chẳng hạn như mâu thuẫn 2Ìữa Mỹ và Tây Au, giữa Mỹ và Nhật và giữa Nhật và Tây Âu. Ba tam giác kinh tế này tranh chấp nhau, gây sức ép với nhau về thị trường, những cuộc tranh chấp đó nhiều khi dẫn đên các cuộc chiên tranh thương mại. Tuy nhiên mâu thuẫn đó hình thành và phát triển trong sự hợp tác cộng sinh giữa các quốc gia. Hơn

nữa do quá trình nhất thể hoá, nền kinh tế của mỗi nước ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sự phát triển chung của thế giới, của khu vực và vào các đối tác kinh tế của mình. Trong bối cảnh đó các liên kết kinh tế khu vực và thế giới đã hình thành và ngày càng mở rộng, vì vậy xu hướng hiện nay là hình thành một thị trường thế giới thống nhất.

1.2.2. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động đến cơ cấu của thị trường th ế giới

- Tỷ trọng của nhóm hàng lương thực thực phẩm trên thị trường thế giới giảm đáng kể. Nguyên nhân cơ bản một mặt do mức sống và chất lượng cuộc sống ngày càng gia tăng đã làm cho nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng lương thực, thực phẩm có xu hướng giảm xuống một cách tương đối so với các nhóm hàng không phải là lương thực thực phẩm. Mặt khác do áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã giúp các nước có thể tự túc được lương thực mà không phải nhập khẩu từ nước ngoài.

- Tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu truyền thống giảm mạnh trên thị trường thế giới. Nguyên nhân là do xu hướng biến động của giá cả trên thị trường thế giới gây bất lợi cho các nước xuất khẩu nhóm hàng nguyên liệu truyền thống.

Điều đó buộc các nước phải nỗ lực trong việc đa dạng hoá theo chiều dọc và tăng dần trình độ chế biến hàng xuất khẩu. Ngoài ra do tác động của khoa học kỹ thuật cho nên các nước nhập khẩu có xu hướng giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm; tận dụng các chất phế thải, phát triển sản xuất các sản phẩm thay thế như chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su nhân tạo..., còn các nưóc xuất khẩu chủ yếu nhóm hàng này là các nước đang phát triển. Do nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế, các nước này tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khai thác nguyên liệu truyền thống để tiêu dùng tại chỗ. Một nguyên nhân nữa là do giá cả các mặt hàng nguyên liệu truyền thống không ổn định và có xu hướng tăng lên, nên một số nước nhập khẩu chính đã chuyển sang khai thác trong nước để giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài.

Tỷ trọng các nhóm hàng công nghiệp chế biến, đặc biệt là máy móc thiết bị tăng nhanh. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của các nước đang phát triển làm cho nhu cầu về máy móc, thiết bị và công nghệ gia tăng với tốc độ nhanh. Trong khi đó việc tự đáp ứng nhu cầu về máy móc thiết bị rất hạn chế vì vậy lượng máy móc thiết bị nhập khẩu tăng nhanh. Trong lĩnh vực công nghiệp, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã

và đang tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới có kỹ thuật cao như ngành vật liệu mới, công nghệ thông tin..., còn trong lĩnh vực sản xuất nống - lâm - ngư nghiệp, các nước cũng đang chủ trương cơ giới hoá và hiện đại hoá. Vì thế, hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều có nhu cầu thay thế và đổi mới liên tục máy móc thiết bị, điều đó làm cho tỷ trọng các máy móc thiết bị trên thị trường tăng nhanh.

1.2.3. WTO có vai trò to lớn trong mậu dịch quốc tê

Thông qua các cuộc đàm phán GATT trước kia đã mở đường cho mậu dịch tự do, giảm tới mức thấp nhất những hạn chế, những ràng buộc có tính bất công và bất hợp lý trong thương mại quốc tế. Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo khả năng để mở rộng quy mô thương mại quốc tế.

Thật vậy, với những nỗ lực của GATT nhằm điều tiết sự hoạt động của thị trường thế giới, hàng loạt những hạn chế, những ràng buộc có tính bất công và bất hợp lý trong thương mại quốc tế, thông qua các cuộc đàm phán của GATT đã dần được gỡ bỏ, mở đường cho thương mại tự do. Việc W TO ra đời (1995) thay thế cho GATT đã tạo điều kiện để hình thành một nền thương mại tự do có tính chất toàn cầu.

1.2.4. Vai trò của hoạt động môi giới và thị trường trung gian giảm dần Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thường thiết lập quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng, ít sử dụng các trung gian trong quan hệ thương mại vì:

- Do quá trình tự do hoá thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng sản phẩm, vì vậy họ không muốn chia sẻ phần lợi nhuận do lưu thông mang lại cho các trung gian.

- Hiện nay phân công lao động quốc tế diễn ra chủ yếu theo chiều sâu. Do đó đòi hỏi người sản xuất phải trực tiếp quan hệ với người cung cấp nguyên liệu, người tiêu dùng sản phẩm ở nước khác.

1.2.5. Xuất hiện nhiều hình thức mua bán mới (mua bán licence, know - how, barter, đấu thầu, đấu giá...)

Chẳng hạn hình thức hàng đổi hàng (barter) cộng với một phần của mậu dịch bù trừ đang chiếm khoảng 20 - 30% mậu dịch quốc tế và hiện nay có hàng trăm nước áp dụng hình thức này.

Hình thức hàng đổi hàng có ưu điểm là không phải dùng tiền làm phương tiện thanh toán nên nó có lợi cho các nước đang phát triển bởi khả năng nsoại tệ bị hạn chế (trong hình thức này tiền chỉ giữ vai trò kế toán để cân bằng).

Một phần của tài liệu Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1 (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)