Ế 2. Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1 (Trang 73 - 76)

VÀ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Chương 3 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.2 Ế 2. Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu phải được cơ quan có thầm quyền cho phép bằng việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Có 2 loại giấy phép:

- Giấy phép chung là loại giấy phép được cấp công khai, v ề thực chất đây là hình thức thóng qua giấy phép để qũy định quyền kinh doanh xuất nhập khấu của các doanh nshiệp. Chỉ những doanh nshiệp có giấy phép mới được quyền ký kết các hợp đồns xuất nhập khẩu trực tiếp với các đối tác nước ngoài.

Giấy phép chung có các đặc điểm sau:

+ Để được cấp giấy phép doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện nhất định như: giấy phép thành lập, vốn....

+ Giấy phép không quy định khối lượng hoặc trị giá hàng hoá được phép xuất hoặc nhập khẩu, không quy định thời hạn sử dụng giấy phép.

+ Giấy phép có quy định ngành hàng kinh doanh.

Loại giấy phép này thường được áp dụng ở các nước có nền kinh tế phi thị trường, nhằm giúp nhà nước thực hiện quản lý độc quyền ngoại thương. Hiện nay trong tiến trình nhất thể hoá toàn cầu, loại giấy phép này ít được sử dụng.

0 Việt Nam loại giấy này đã bị loại bỏ hoàn toàn. Tất cả các đơn vị kinh tế hoạt động theo luật định đều có quyền trực tiếp ký kết hợp đổng với các đối tác nước ngoài để xuất khẩu, hoặc nhập khẩu những mặt hàng có liên quan đến giấy phép đăng ký kinh doanh.

- Giấy phép riêng là loại giấy phép được cấp kín đáo và mang tính bí mật.

Loại giấy phép này thường được cấp từng ỉần, có ghi rõ họ tên và cơ sở được cấp, quy định rõ số lượng và trị giá hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu, ghi rõ chủ hàng và thị trường xuất, nhập khẩu cũng như thời hạn có hiệu lực của giấy phép.

Tính chất kín đáo và bí mật của giấy phép cũng như thủ tục cấp phép của chính quyền nhà nước tạo khả năng hạn chế nhập khẩu mạnh.

Thông qua giấy phép nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại thương, vào khối lượng nhập khẩu...

Nhằm mục đích thống kê việc nhập khẩu một số mặt hàng như ngũ cốc, gạo, thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt dê, sữa và các sản phẩm từ sữa, đường, rau quả chế biến... EU quy định phải có giấy phép. Giấy phép nhập khẩu những loại hàng này được cấp tự động.

Ở Việt Nam theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Chính phủ thì những mặt hàng xuất hoặc nhập khẩu có điều kiện thì khi xuất nhập khẩu phải có giấy phép riêng. Các mặt hàng này được chìa thành các nhóm:

+ Hàng xuất, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại bao gồm các mặt hàng cần kiểm soát theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia do Bộ Thương mại công bố trong từng thời kỳ. Ngoài ra còn một số mặt hàng khác nhưng hiện nay đã được bãi bỏ trừ mặt hàng đường.

+ Hàng xuất, nhập khẩu do các bộ, tổng cục quản lý.

+ Hàng hoá xuất nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng chính phủ.

2.1.3. Hạn ngạch xuất nhập khẩu ịquota)

Hạn ngạch xuất khẩu là hình thức mà nhà nước cãn cứ vào tình hình cung, cầu trên thị trường để quy định số lượng hoặc trị giá một mặt hàng nào đó được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 nãm).

Quota là một công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết lượng hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu trong từng thời kỳ nhằm bảo hộ thị trường trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế hoặc làm công cụ để mặc cả trong các cuộc thương lượng buôn bán. Đổng thời thông qua số lượng quota mà chính phủ có thể ước đoán được tương đối chính xác lượng hàng xuất, nhập khẩu trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên việc định mức số lượng nhập khẩu chỉ có tác dụng điều chỉnh quan hệ cung cầu đối với các hàng hoá nhập khẩu, nhưng dễ đi đến hiện tượng độc quyền kinh doanh và sự trì trệ của các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy nên hình thức hạn ngạch xuất khẩu chỉ được áp dụng đối với những mặt hàng quan trọng mà khi kinh doanh chúng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của quốc gia hoặc quốc tế.

Hiện nay EU đang áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng cà phê.

ở Việt Nam theo Thông tư số 04/2005/TT-BTM về việc điều chỉnh danh mục hàng nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan năm 2005 thì hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng cho 3 mặt hàng là trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu và muối.

2.1.4. Hạn ché xuất khẩu tự nguyện (VER)

Là biện pháp hạn chế xuất khẩu mà một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách

“tự nguyện” nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện được thực hiện thông qua 3 hình thức thoả thuận:

- Thoả thuận giữa chính phủ với chính phủ.

- Ngành xuất khẩu tư nhân với ngành tương tự ở nước nhập khẩu.

- Chính phủ ở nước nhập khẩu với ngành xuất khẩu ở nước xuất khẩu.

Thực chất đây là hình thức hạn ngạch nhập khẩu mang tính “tự nguyện”

thông qua thương lượng để đạt được các kết quả về mậu dịch. Hình thức hạn chế xuất khẩu tự nguyện mới ra đời vào cuối thập niên 50 ở MỸ nhằm chốns lại các mặt hàng dệt của Nhật xuất sang Mỹ. Ngày nay biện pháp này được xem là công cụ hữu hiệu để giảm bớt sự bành trướns của hàng hoá nước nsoài trên thị

trường nội địa. Ví dụ: Đế giảm bớt sự bành trướng của hàng dệt may Trung Quốc, EU và Mỹ đã gây sức ép buộc Chính phủ Trung Quốc phải giảm số lượng hàng dệt may vào 2 khu vực này.

Theo các nhà kinh tế của WTO đây là hình thức hạn chế mậu dịch tinh vi, thiếu minh bạch, vì các thoả thuận thường thực hiện bí mật hoặc các bên đều cố gắng giữ bí mật. Ngoài ra biện pháp này không chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các tổ chức quốc tế để đánh giá mức độ tự do hoá thương mại và mở cửa của quốc gia nhập khẩu.

Thực hiện biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể giúp cho các nước nhập khẩu bảo hộ được sản xuất trong nước, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân nhưng nó cũng làm cho giá cả gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)