Các biện pháp tài chính - tiền tệ phi thuế quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1 (Trang 76 - 81)

VÀ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Chương 3 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.2. Các biện pháp tài chính - tiền tệ phi thuế quan

Thực chất của nhóm biện pháp này là nhà nước sử dụng những công cụ tài chính đê điều tiết quá trình xuất nhập khẩu theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhóm biện pháp này bao gồm:

2.2.1. Biện pháp ký quỹ hay đặt cọc nhập khẩu

Là biện pháp chính phủ các nước nhập khẩu quy định doanh nghiệp nhập khẩu phải có một khoản tiền đặt cọc tại ngân hàng ngoại thương trước khi được cấp giấy phép nhập khẩu.

Số tiền đặt cọc được'tính bằng một tỷ lệ so với trị giá lô hàng nhập khẩu.

Mức đặt cọc ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ bảo hộ của nhà nước đối với mặt hàng nhập khẩu và xuất xứ của hàng nhập. Đối với những mặt hàng xa xỉ phẩm hoặc những mặt hàng thuộc diện bảo hộ của nhà nước thì mức đặt cọc rất cao có thể lên tới 100% trị giá hàng nhập. Những hàng hoá được nhập từ những nước có quan hệ thù nghịch thì mức đặt cọc cũng rất cao.

Biện pháp ký quỹ hay đặt cọc được xem như là một thứ thuế gián tiếp đánh vào hàng nhập khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của nó trên thị trường, vì vậy hình thức này tham gia vào điều tiết hàng nhập khẩu và trở thành rào cản trong thương mại quốc tế.

2.2.2. Hệ thống thuê nội địa

Để điều tiết nhập khẩu các nước không chỉ áp dụng thuế hải quan mà còn sử dụng hệ thống thuế nội địa như thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt...

Trons tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu thì thuế nhập khẩu đang có xu hướns siam xuốne. NÌ vậv ỡ nhiều nước trên thế eiới chính phù sử dung hệ thống thuế nội địa để điều tiết nền nsoại thươns theo hướne eiảm thué đất.

thuế YAT. thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng xuất khẩu và đói với nguvẽn liệu nhập khẩu để san xuất hàns xuất khẩu. Nsược lại thực hiện tãna thuế nội địa đối với hàn2 nhập khẩu. Tuy nhiên biện pháp nàv đã kìm hãm sự phát triển cùa thươns mại quốc tế. vì vậy để thúc đẩv hoạt độne thươns mại quóc tế. các hiệp định GATT đều đề cập đến việc các nước thành viên đưa nguyên tắc đói xử quóc 2Ìa vào xây dựns hệ thống thuế và lệ phí đối với hàns nhập kháu (theo nauvén tác NT thì hàne nhập khẩu sau khi đã thỏns qua thì được hươns mức ihuế và lệ phí nội địa tươne tự như hàns sản xuất trong nước).

2.2.3. Su dung cơ ch ế tỷ giá

Thưc chất của biện pháp này là nhà nước tác độns đến quá trình xuất nhập kháu thỏns qua cơ chế quản lv tài chính. Các hình thức sử dụ n s cơ chế tỳ siá là:

- Nhà nước kiểm soát và quan lý việc thu chi và sư duns nsoai hối tronơ quan hệ kinh tế với nước nsoài. Theo chế độ nàv thì tất ca các khoan thu. chi nsoại tệ cua các doanh nghiệp đều phải được thực hiện ứiôns qua nsãn hàns hoặc các cơ quan quản lý nsoại hối để Nhà nước kiểm soát được các nshiệp vụ thu. chi thanh toán nsoại tệ cua các doanh nshiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Quan lý nsoại hòi là một biện pháp quan trọno tronơ điều tiết hoạt độns thươns mại quốc tế. Nó siúp cho chính phủ các nước cải thiện được tình hình thiếu hụt trons cán cán thanh toán và buỏn bán quốc tế. đổns thời siúp cho việc quan lý và sử dụns nsoại tệ theo hướns có lợi nhất cho đất nước.

- Phá giá đổng tiền nội địa sẽ làm cho chi phí sản xuất tính b ãn s nsoại tệ thấp nhò đó siá bán hàns xuất khẩu sẽ hạ hơn. tãns sức canh tranh cho hàng xuất kháu, vì vậy việc phá siá đóns tiền nội địa sẽ khuyến khích xuất khẩu.

Hơn nữa khi phá siá đóns tiền nội địa. các nhà kinh doanh xuất khẩu sẽ được hương lợi từ khoan chênh lệch về tỳ 2Ĩá hối đoái do tỳ siá mới quv định chuyển đói giữa đổns tiền trons nước với đóns nsoai tệ cao hơn khi chưa phá 2Ĩá.

- Nãns cao 2Íá đổns nội tộ lại có tác độns nsươc trớ lại. Khi nãne 2Íá đổns nội tệ sẽ khuvến khích nhập khẩu và sáv khó khãn cho xuất khẩu. Khi đỏn£

nói té tãns 2Íá thì hàns nháp khẩu sẽ re hơn so với hàns sản xuất ư o n s nước và nsười nhập khẩu sẽ được hướns lợi do chênh lệch tv siá hối đoái.

Tuy nhiên biện pháp phá giá đổng nội tệ chỉ là biện pháp tình thế để nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa. Nó không thể là một biện pháp triệt để và lâu dài vì mặt hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, mặt khác việc phá giá đổng tiền nội địa sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của đổng tiền nội địa trên trường quốc tế.

- Ngoài ra trong thương mại quốc tế các nước còn áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa được bán với mức giá quá thấp, gây thiệt hại cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự của nước nhập khẩu. Đây là một biện pháp được nhiều nước áp dụng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp pháp. Ví dụ việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống phá giá đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của một số nước như Trung Quốc, Braxin, Ân Độ, Việt Nam... vào cuối năm 2003.

Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối diện với một số vụ kiện về chống bán phá giá. Có một số vụ chúng ta giải quyết tốt, tuy nhiên trước các vụ lớn thì lại bị áp đặt thuế chống phá giá ở mức rất cao. Nguyên nhàn là do các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ cách thức để chủ động đối phó với các vụ kiện trên. Chẳng hạn, nếu có sự cảnh báo trước rằng kim ngạch xuất khẩu đạt tới mức 3% tổng doanh thu của nước nhập khẩu thì mới bị kiện, các doanh nghiệp sề đổng tình thực hiện biện pháp “hạn chế xuất khẩu tự nguyện” thì sẽ không bị áp đặt mức thuế chống bán phá giá.

Các nước có thể áp dụng biện pháp tự vệ khẩn cấp để bảo vệ khi sự xâm nhập quá mức của một loại sản phẩm nào đó có nguy cơ gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. Ví dụ, từ năm 1995 EU đã áp dụng cơ chế tự vệ nhằm bảo vệ đặc biệt cho một số loại sản phẩm như thịt gia cầm, lòng đỏ trứng khô và một số nông sản phẩm khác. Còn ở Việt Nam, theo Pháp lệnh số 42/2002/PL- UBTVQH ngày 25/5/2002 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu thì khi một loại hàng hoá được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọns cho sản xuất trong nước, Chính phủ có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ. Ngày 8/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này, theo đó có 6 biện pháp được áp dụng là:

+ Tăng mức thuế nhập khẩu so với mức hiện hành.

+ Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.

+ Áp dụng h.ạn ngạch thuế quan.

+ Áp dụng thuế tuyệt đối.

+ Cấp giấy phép nhập khẩu.

+ Phụ thu đối với hàng hoá nhập khẩu.

Tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp này thường dẫn đến việc áp dụng các hình thức trả đũa, kiện cáo, thậm chí dẫn đến chiến tranh thương mại mà kết quả là tất cả các bên đều thiệt hại.

2ế3ế Các biện pháp mang tính kỹ thuật

Là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu như: tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, mức độ gây ô nhiễm với môi trường... Một mặt hàng nhập khẩu mà không đạt được một trong những yêu cầu nêu trên thì rất khó có thể thâm nhập được vào thị trường các nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Chẳng hạn như một số nước đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn lao động đối với hàng nhập khẩu. Chính phủ Mỹ đưa ra Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000. Theo tiêu chuẩn này thì các ngành sản xuất có đông lao động không được sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động vị thành niên; không sử dụng lao động cưỡng bức; phải đảm bảo các điều kiện về sức khoẻ và an toàn cho người lao động; tuân thủ các quy định về số giờ làm việc; trả lương cho người lao động không thấp hơn quy định của pháp luật hoặc quy định của ngành. Các sản phẩm vi phạm những quy định về an toàn lao động sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ. Hoặc Uỷ ban châu Âu cũng quy định đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hoá mà trong quá trình sản xuất có sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em.

Về tiêu chuẩn chất lượng thì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ở các nước đang phát triển nếu muốn đưa hàng hoá vào thị trường EU. Thực tế đã cho thấy, các nước đang phát triển ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.

Khi thực hiện biện pháp về tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về bệnh dịch động thực vật... các nước nhập khẩu không chỉ đòi hỏi cao về mức độ đáp ứng mà còn hết sức phức tạp về thủ tục hành chính. Thông thường, để xuất khẩu được các mặt hàng nông sản cùa Việt Nam thì doanh nghiệp phải xin giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước vế thực phẩm và dược phẩm. Để có được giấy phép này bắt buộc hàng hoá phải qua giám định, nếu đáp ứng được thì mói được cấp chứng chỉ giám định. Do chúng ta chưa có các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, cơ quan giám định còn yếu kém về nhiều mặt và chưa ký các hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và kiểm tra, vì vậy các doanh nghiệp phải đưa sản ohẩm ra nước ngoài để giám định rất tốn kém. Hơn nữa, Hoa Kỳ và một số nước ở châu Âu lại đưa ra các yêu cầu kiểm tra toàn bộ quy trình từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến đóng gói xuất khẩu. Đó chính là những cản trở lớn mà các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phải vượt qua nếu muốn xuất khẩu hàng nông sản, thuỷ sản vào những thị trường này.

Tóm lại, trong quá trình toàn cầu hoá, các biện pháp bảo hộ mậu dịch ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp, nó tạo nên những hàng rào ngăn cản đối với hàng nhập khẩu. Vì vậy muốn vượt qua những rào cản đó ngoài việc nắm vững các thông tin, những quy định về rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu thì vấn đề quan trọng đối với các nước xuất khẩu là phải không ngừng nâns cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

3. C á c biện ph áp đẩy mạnh xuất khẩu

Trong quá trình điều tiết hoạt động ngoại thương chính phủ các nước sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để hỗ trợ, giúp đỡ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước mở rộng xuất khẩu hàng hoá. Các biện pháp đó là:

3ẵl . Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu

Đày là hình thức nhà nước khuyến khích xuất khẩu bằng cách lập ra các quỹ bảo hiểm xuất khẩu, để đảm bảo gánh vác mọi rủi ro và mạo hiểm cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi bán hàng hoá cho nước ngoài theo hình thức trả chậm hoặc tín dụns dài hạn.

Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, để mở rộng thị trường, tăns lượng hàns xuất khẩu, các nhà kinh doanh xuất khẩu nhiều khi phải bán hàns cho các nhà nhập khẩu nước ngoài theo hình thức trả chậm hoặc thực hiện

tín dụng hàng hoá với mức lãi suất ưu đãi. Việc bán hàng như vậy có' thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tăng được lượng hàng bán, mở rộng được thị trường nhưng đổng thời cũng thường gặp những rủi ro dẫn đến sự mất vốn. Các rủi ro thường gập là:

- Rủi ro về kinh tế tức là khả năng tài chính của người mua không đủ để thanh toán.

- Rủi ro về chính trị là các sự kiện xảy ra ngoài khả năng tài chính làm cho người mua không thể thanh toán được khoản tín dụng.

Để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu và hạn chế rủi ro cho họ, Chính phủ các nước đã lập ra các quỹ bảo hiểm xuất khẩu để bù đắp những mất mát cho các doanh nghiệp do bán chịu. Quỹ này có thể đền bù 100% số vốn bị mất, nhưng đa phần nhà nước sẽ đền bù khoảng từ 60 - 70% số vốn bị mất, điều này buộc các nhà kinh doanh xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm tra khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền từ nhà nhập khẩu khi hết thời hạn tín dụng.

Hình thức đảm bảo tín dụng xuất khẩu có tác dụng:

- Bảo đảm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo sự yên tâm cho các nhà sản xuất và xuất khẩu, từ đó giúp họ có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Bảo đảm tín dụng xuất khẩu sẽ tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới, đồng thời nó cho phép xuất khẩu được hàng hoá với số lượng lớn nhờ đó mà gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Nâng được giá hàng xuất khẩu vì giá bán chịu bằng giá bán trả tiền ngay cộng với tổn phí đảm bảo lợi tức trả chậm.

Hình thức đảm bảo tín dụng xuất khẩu đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Thông thường tín dụng xuất khẩu được thực hiện với thời hạn từ 5 - 7 năm. Trong trường hợp giữa các nước có hiệp định tay đôi thời hạn tín dụng có thể kéo dài 15 - 20 năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)