Ở nhóm tăng ECFV (22 BN) trước CVVH thì có 27,3% giảm natri, 13,6% BN tăng natri. Sau CVVH, chỉ còn 13,6% giảm natri và không còn BN nào tăng ECFV, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Lý giải cho 3 trường hợp giảm natri chưa về bình thường chúng tôi thấy một trường hợp bị suy đa tạng do ngộ độc thuốc đông y, có tăng ALTMTT nhưng lượng dịch truyền vào lại lớn (7000 ml bao gồm cả khối HC, huyết tương, huyết thanh mặn và đường), trong khi chỉ tiểu được có 300 ml/24h. Một trường hợp ngộ độc paraquat thì thấy ban đầu nồng độ Na bình thường nhưng sau đó giảm xuống còn 130 mmol/L. Lượng dịch truyền chỉ ở mức trung bình và BN tiểu được 1550 ml/24h. Trường hợp này có thể do pha loãng nhẹ. Một trường hợp còn lại là có hạ Na từ trước mặc dù đã nâng lên dần nhưng chưa về mức bình thường. Chung quy lại nhóm này trước lọc có 40,9% số BN rối loạn natri, sau lọc chỉ còn 13,6%. Sự khác biệt này là rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Ở nhóm có không tăng ECFV (39 BN), trước lọc có 7,7% có giảm Na, sau lọc vẫn còn 3 BN giảm Na. Trước lọc có 3 BN tăng Na, chiếm 7,7% sau lọc chỉ còn 1 BN(2,6%) BN bị tăng Na. Tổng chung có 15,4% số BN có rối loạn natri, sau lọc còn 10,3%.Tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng có sự tỷ lệ rối loạn Na đều giảm. Uchino, Bellomo, Ronco đã so sánh hiệu quả điều chỉnh điện giải giữa hai phương pháp IHD (47 BN) và CVVH (49 BN). Các tác giả đã rút ra kết luận là biện pháp CVVH có hiệu quả hơn trong việc “bình thường hóa” điện giải đồ so với IHD (p<0,05) [39]. Theo nghiên cứu của Phạm Minh Quân (46 BN CVVH) có kết quả 83,3% cuộc lọc có hạ natri máu trước lọc (hạ natri máu thấp nhất là 123 mEq/l) được điều chỉnh về bình thường sau CVVH. Tại thời điểm trước khi tiến hành CVVH có 80% tổng số cuộc lọc có tăng natri máu (tăng cao nhất là 156 mmol/l) được điều chỉnh về bình thường sau CVVH [18].