1) Đánh giá hiệu quả cân bằng nước trong quá trình CVVH ở bệnh nhân ngộ độc nặng
Được chia 2 phần:
• Phần 1: Cân bằng nước, gồm các dấu hiệu là phù, ALTMTT, cân nặng, nước tiểu (ml/6h).
- Cân nặng được so sánh trước và sau lọc.
- ALTMTT được theo dõi liên tục mỗi 6h/ lần bởi bác sỹ lọc máu và được ghi vào bệnh án nghiên cứu sau đó đánh giá sự thay đổi trước và sau lọc.
Đánh giá các mức ALTMTT:
Bình thường: 8- 12 cmH₂O. Giảm: < 8cmH₂O.
Tăng: >12 cmH₂O [1].
- Phù được được theo dõi 6h/lần đánh giá trước và sau lọc.
- Nước tiểu được theo dõi 3h/lần qua túi dẫn lưu được ghi vào bệnh án và được đánh giá trước và sau lọc.
Đánh giá:
- Phù, cân nặng, ALTMTT tăng sau lọc, nước tiểu bình thường hoặc giảm quá tải dịch.
- Ngược lại nếu giảm phù, giảm ALTMTT, giảm cân nặng rút dịch tốt. - Không thay đổi các thông số trên duy trì cân bằng dịch.
• Phần 2: Đánh giá sự liên quan điện giải trong cân bằng nước gồm các ion Na, K, Cl, Ca.
Thu thập: kết quả sinh hóa máu được xét nghiệm bởi khoa hóa sinh bệnh viện Bạch Mai. Giới hạn chuẩn từng loại điện giải tham khảo giới hạn chuẩn của hãng máy và bộ kít xét nghiệm năm 2010. Đánh giá:
Điện giải Giảm Bình thường Tăng
Natri 132 133- 147
Kali 3,4-4,5
Clo 94 -111
2) Tìm hiểu nguyên nhân rối loạn cân bằng dịch nếu có và đề nghị hướng khắc phục.