0
Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

So sánh cân nặng trước và sau CVVH:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂN BẰNG NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH LỌC MÁU LIÊN TỤC TĨNH MẠCH (CVVH) Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC NẶNG (Trang 47 -48 )

Ở bảng 3-21, cân nặng trung bình của nhóm tăng ECFV trước và sau lọc lần lượt là 54,9 ± 8,74 kg và 54,16 ± 9,67 kg, sự thay đổi cân nặng này là không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tương tự như trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đàm Chính thì cân nặng trước lọc là 63 ± 10,1kg và sau lọc là 63 ± 9,9 kg (p>0,05) [3]. Nguyên nhân của điều này có thể lý giải rằng mặc dù rút dịch ngoại bào trong nhóm này nhưng không ít BN được cho ăn thêm vào đường tĩnh mạch, mặt khác sau lọc vẫn còn gần 1 nửa số BN có tăng ECFV (9/22) chưa có ECFV về bình thường tức là chưa có rút dịch hoặc rút chưa hiệu quả. Mặt khác gần một nửa (7/15) BN tăng ALTMTT là suy thận cấp hoặc suy đa tạng, dùng lợi tiểu không mấy hiệu quả trong khi rút dịch lại không phải chỉ định chính để sử sụng CVVH ở những BN này.

Còn ở nhóm BN không kèm theo tăng ECFV thì cân nặng trước lọc là 54,3 ± 7,5 kg sau lọc là 55,3 ± 7,4, cân nặng tăng lên nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê ( P>0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đàm Chính tương ứng ở nhóm không tăng ECFV trước và sau lọc máu là 55,7± 12,06kg và 55,7±12,65 kg [3]. Điều này là do những BN thiếu dịch, tất nhiên được bù vào là chuyện dễ hiểu, bên cạnh đó những BN không ăn uống được được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Làm tăng thể tích dịch vào cơ thể. Tuy nhiên, những BN này lại ít bị biến chứng suy thận cấp cho nên nước tiểu lại nhiều vì nhóm suy thận cấp và suy đa tạng tập trung ở nhóm tăng thể tích dịch ngoại bào. Mặt khác do không ít bệnh nhân trong số này cũng được rút dịch (33/36 tương ứng 91,7%), cho nên lại càng ít thay đổi cân nặng mặc dù nhìn chung là cân nặng tăng lên.

Chúng tôi cho rằng ở những BN ngộ độc nặng, bên cạnh sử sụng CVVH để loại trừ chất độc khỏi cơ thể thì cũng nên chú ý đến cân bằng nước mà cụ thể là phù. Nên tăng tốc độ rút dịch, dùng thêm lợi tiểu đồng thời là hạn chế truyền dịch và uống nước, dịch truyền nuôi dưỡng tĩnh mạch nên tính tương ứng với mức năng lượng tối thiểu cơ thể cần mỗi ngày tương ứng với từng nhóm tuổi. Quan điểm này cũng phù hợp với tác giả Nguyễn Đàm Chính rằng: Do lọc máu có thể rút dịch một cách dễ dàng phù hợp với tính toán dịch vào ra, nên trong các trường hợp bệnh nhân quá tải dịch thực sự, lọc máu có thể giải quyết được vấn đề thừa dịch. Các yếu tố khác cần xem xét ngoài lọc máu là hạn chế dịch vào, tăng cường bài niệu và giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh ví dụ suy thận, tiêu cơ vân, xơ gan..vv[3].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂN BẰNG NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH LỌC MÁU LIÊN TỤC TĨNH MẠCH (CVVH) Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC NẶNG (Trang 47 -48 )

×