0
Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Nhóm không tăng ECF

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂN BẰNG NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH LỌC MÁU LIÊN TỤC TĨNH MẠCH (CVVH) Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC NẶNG (Trang 43 -44 )

Ở nhóm này không có BN phù, mà chỉ có ALTMTT bình thường hoặc dưới mức bình thường. Khảo sát sự thay đổi của ALTMTT trong nhóm này chúng tôi thấy rằng: Trước lọc có 78,3% BN có giảm ALTMTT sau lọc còn 56,5%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Có một BN trước lọc có ALTMTT bình thường sau lọc thì bị tăng ALTMTT.

Ở nhóm này có 36 BN nhưng có 31 không được rút dịch, 5 BN còn lại thì có 2 BN được rút với tốc độ 50 ml/h, 3 BN được rút 100 ml/h. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cả 5 BN này lại không hề có phù, ALTMTT lại < 8. Có thể nói rằng chỉ định rút dịch trong những trường hợp này là không khả thi chăng? Sau CVVH còn 26/36 (tức là 56,5%) số BN có giảm ALTMTT trước lọc chưa lên mức bình thường. Các trường hợp chưa lên mức bình thường là có thể do lượng dịch truyền vào chưa đủ để nâng ALTMTT lên mức trung bình và cũng có thể lý giải nữa là tình trạng BN quá nặng lên. Các nhóm chất độc gặp trong nhóm này bao gồm: 17 BN tương ứng 51,5% trường là do ngộ độc paraquat và những BN ngộ độc paraquat đều thuộc nhóm này. Nhóm đứng thứ 2 sau đó là ngộ độc phenobarbital (gardenal) chiếm 39,4% trong tổng số 33 BN có ALTMTT dưới 8 cmH₂O. Mà paraquat là chất rất độc và gây nên mức độ nguy hiểm tính mạng cao cho nên sẽ làm tình trạng BN nặng hơn, khó nâng ALTMTT lên ở nhóm giảm APLTTTT < 8 cmH₂O. Sự tăng lên của ALTMTT trước và sau lọc của nhóm không tăng ECFV trước lọc là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đàm Chính là trước lọc và sau lọc tương ứng là 9,6 ± 5,06 cmH₂O và 9,8 ± 5,45 cmH₂O [3].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂN BẰNG NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH LỌC MÁU LIÊN TỤC TĨNH MẠCH (CVVH) Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC NẶNG (Trang 43 -44 )

×