Hiệu quả cân bằng nước 4.2.1 Nhận định chung

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cân bằng nước trong quá trình lọc máu liên tục tĩnh mạch (cvvh) ở bệnh nhân ngộ độc nặng (Trang 41 - 43)

4.2.1 Nhận định chung

Trước lọc có 22/61 BN tương tứng 36,1% tăng thể tích dịch ngoại bào, sau lọc còn 14,7%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (bảng 3-5). Trong tổng số 61 BN tỷ lệ BN có phù trước lọc là là 19,7% sau lọc là 14,8%, tỷ lệ phù có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương tự trong nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nam [10] và của Nguyễn Đàm Chính [3].

Trước lọc có 15 BN tăng ALTMTT tương ứng 25,6%, sau lọc có 3 BN tương ướng 5%, trong 3 BN tăng ALTMTT sau lọc có 1 BN trước lọc có ALTMTT bình thường. Sự khác biệt này là rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nam, đánh giá ALTMTT trước và sau CVVH ở nhóm BN sốc nhiễm khuẩn tương ứng là 10 ± 4 cmH₂O và 9 ± 2,9 cmH₂O [10], tác giả này cho rằng sự thay đổi của ALTMTT là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Về cân bằng dịch chung thì thấy, lượng dịch truyền trung bình trước lọc là 3195 ± 1452,34 ml và lượng dịch từ thức ăn và nước uống là 441 ± 495,93 ml. Lượng dịch siêu lọc được lấy ra với tốc độ trung bình là 46,3 ± 61,5 ml, thể tích dịch siêu lọc được lấy ra là 920 ± 1357,3 ml. Lượng nước tiểu trung bình là 1563,8 ± 1061,6 ml.

4.2.2- Nhóm tăng ECFV (n=22)

Trong nhóm này trước lọc có 12 BN ứng với 54,5% và sau lọc còn lại 9 BN có phù tương ứng 40,9% (bảng 3-9). Tỷ lệ phù có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đàm Chính khi đánh giá về sự thay đổi tỷ lệ phù trong nhóm tăng thể tích dịch ngoại bào trước và sau CVVH [4]. Đứng đầu là nhóm do động vật độc có 4 BN (33,3%) trong đó có 3 BN do rắn hổ cắn, 1 BN do ong đốt. Nhóm này thì sau lọc chỉ có 1 BN bị ong đốt và tiêu cơ vân giảm phù. Có 2 BN ngộ độc rượu methanol (16,7%) có phù và 1 trong đó có phù phổi cấp và 2 BN này sau lọc vẫn còn phù. Có 2 BN ngộ độc hóa chất, trong đó có 1 trường hợp là ngộ độc paraquat, sau lọc BN hết phù và hồi phục hoàn toàn. Nhóm dược phẩm có 3 BN, 2 BN ngộ độc thuốc đông y và 1 ngộ độc gardenal, sau lọc có 1 BN ngộ độc thuốc đông y suy thận cấp hết phù.

Trước lọc có 13,6% BN giảm ALTMTT, 18,2 BN có ALTMTT bình thường và 62,8% tăng ALTMTT. Kết quả sau CVVH là có 81,8% BN có ALTMTT bình thường còn tỷ lệ BN giảm và tăng ALTMTT bằng nhau và bằng 9,1%. Nhóm do động- thực vật có 6 BN trong đó có 5 BN ngộ độc độc chất từ động vật và 4 BN trong số đó bị phù kèm theo. 3 BN do hóa chất mà 2 trong số đó là do paraquat. Có 4 BN ngộ độc thuốc đông y, 2 BN ngộ độc rượu và 2 BN này cũng có phù kèm theo.

Sau khi điều trị CVVH, hầu hết BN có tăng ALTMTT trước lọc trở về bình thường (68,2% sau lọc còn 9,1%) (biểu đồ 3-5). Sự thay đổi này là rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đàm Chính về ALTMTT trước và sau lọc của nhóm tăng ECFV là 9,3 ±5,35 cmH₂O và 4,6 ±3,2 cmH₂O có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [3]. Ở bảng 3-10 cho thấy rằng trước lọc có 9 BN có ran ẩm ở phổi tương ứng với 40,9%, sau CVVH còn lại 13,6%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Ở 9 BN có phù phổi này đều nằm trong số những BN có phù và 5 trong số đó có tăng ALTMTT. 3 trường hợp còn lại sau CVVH thì có 2 trường hợp trong đó còn phù và kèm theo còn tăng ALTMTT. Một trường hợp kia vẫn còn phù nhưng ALTMTT đã giảm. Có 1 BN trong nhóm này có phù phổi, sau 24h CVVH triệu chứng phù phổi đã hết. Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò của CVVH trong cân bằng dịch ở những bệnh nhân ngộ độc.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của cân bằng nước trong quá trình lọc máu liên tục tĩnh mạch (cvvh) ở bệnh nhân ngộ độc nặng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w