Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 22 - 25)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.1.2.1. về chủ thể của hợp đồng mua bấn hàng hóa quốc té

Chủ thể của họp đồng là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau.

Vấn đề xác định quốc tịch của các bên ừong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có ý nghĩa quan trọng bởi các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải có đủ tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý của các chủ thể này được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà chủ thể đó mang quốc tịch. Điều đó có nghĩa trước hết phải xác định xem chủ thể đó mang quốc tịch của nước nào, sau đó xác định xem chủ thể đó có đủ tư cách pháp lý theo pháp luật của nước đó hay không. Tuy nhiên, pháp luật của các quốc gia có quy định không giống nhau về vấn đề xác định quốc tịch của các chủ thể.

Theo quy định của pháp luật của Cộng hòa Pháp thì pháp nhân (chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) đặt trung tâm quản lý (cơ quan điều hành) tại quốc gia nào thì mang quốc tịch của quốc gia đó. Nhưng theo pháp luật của Anh và Mỹ thì quốc tịch cùa pháp nhân được xác định theo nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập, không tính đến nơi đặt trụ sở chính hay nơi hoạt động của pháp nhân [1616, tr. 7-8]. Ở Nga và một sổ nước Đông Âu thì hai nguyên tắc xác định quốc tịch trên đều được áp dụng [30, tr. 96].

Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 thì chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài [5, Điều 81]. Tư cách pháp lý của thương nhân nước ngoài được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quốc tịch của pháp nhân nước ngoài (chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập [6, Điều 756].

Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tể phải có đủ tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý của các chủ thể này được xác định căn cứ vào pháp luật của nước mà chủ thể đó mang quốc tịch.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc xác định quốc tịch của các chủ thể trong họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được đặt ra vì theo quy định của Công ước Viên năm 1980 thì vấn đề quốc tịch không được Công ước này đề cập đến [17, Điều 1].

N hư vậy, quy định của pháp luật các nước về nguyên tắc xác định quốc tịch của các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không giống nhau. Trong thực tiễn không tránh khỏi có chủ thể được hai hay nhiều nước coi là mang quốc tịch của nước mình. Để giải quyết hiện tượng này các nước phải ký kết các điều ước quốc tế với nhau nhằm thống nhất nguyên tắc xác định quốc tịch của các chủ thể.

1.1.2.2. về đối tượng của họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Đối tượng của bất kỳ một hợp đồng mua bán hàng hóa nào cũng phải là hàng hóa. Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa thì hàng hóa là "sản phẩm do lao động làm ra được mua bán trên thị trường" [35, tr. 421]

T ừ định nghĩa trên ta thấy một sản phẩm được coi là hàng hóa nếu cùng một lúc thỏa mãn hai điều kiện:

Thứ nhất, sản phẩm đó do lao động làm ra.

Thứ hai, sản phẩm đó phải được mua bán trên thị trường.

Trong thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về hàng hóa được thể thiện trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Theo Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ, hàng hóa với tư cách ià đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là:

"hàng hóa là một vật (bao gồm cả những hàng hóa được sản xuất đặc biệt)

Đ ẠI H Ọ C Q U Ố C G iA HA NỌt

được đưa vào trong hợp đồng bán hàng tại thời điểm xác định chứ không phải là khoản tiền sẽ được thanh toán trong hợp đồng, không phải là cổ phiếu đầu tư và những vật khác". N hư vậy, với quy định này có thể hiểu rằng hàng hóa - đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là vật đang tồn tại và phải di chuyển được vào thời điểm diễn ra quan hệ m ua bán hàng hóa.

Công ước Viên năm 1980 không đưa ra định nghĩa về hàng hóa, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà sử dụng phương pháp loại trừ. Theo đó, những hàng hóa phục vụ mục đích cá nhân, gia đình; hay bán đấu giá; hay để thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác theo luật; những hàng hóa như cổ phiếu, chứng khoán đầu tư, tàu thủy, máy bay, điện n ăn g ,... không thể là đổi tượng của hỗrp đồng mua bỏn hàng húa quốc tế [17, Điều 2].

Luật Thương mại Việt Nam cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về hàng hóa - đối tượng điều chỉnh của hợp đồng m ua bán hàng hóa, mà chỉ liệt kê những hàng hóa nào là đối tượng điều chỉnh của Luật. Theo quy định tại Điều 5 khoản 3 Luật Thương mại năm 1997 thì: "H à n g hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng đ ể kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bản" [5]. Còn theo quy định tại Điều 3 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005 thì: "Hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai" [7].

Với quy định như vậy thì có thể hiểu đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật này chỉ bao gồm các loại hàng hóa là tài sản hữu hỉnh. Ngoài ra, để trở thành đối tượng của họp đồng m ua bán hàng hóa quốc tế thì những hàng hóa này còn phải đáp ứng những điều kiện khác do nhà nước quy định, đó là danh mục những m ặt hàng bị cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu do Chính phủ quy định.

Từ những phân tích trên có thể khẳng định, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo các quy định ở trên là những hàng hóa hữu

hình được phép lưu thông ở phạm vi trong nước và quốc tế. Những hàng hóa này có thể được di chuyển qua biên giới hải quan của một nước. Biên giới hải quan được hiểu là các cửa khẩu, các lãnh thổ hải quan nơi mà hàng hóa phải được tiến hành các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu theo các quy chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của Chính phủ các nước. Thuật ngữ "biên giới hải quan" được sử dụng xuất phát từ thực tiễn sự hình thành các kho ngoại quan, các khu chế xuẩt, các đặc khư kinh tế và những quy chế hải quan đặc biệt dành cho sự hoạt động của các khu vực này làm cho biên giới lãnh thổ không thật chính xác để xác định ranh giới di chuyển của hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ hàng hóa được phép lưu thông nào cũng có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các quốc gia, xuất phát từ yếu tố an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, bảo vệ ngành sản xuất trong nước,... có thể quy định những loại hàng hóa cấm mua bán hoặc mua bán có điều kiện. Vì vậy, các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa

hàng hóa định mua hoặc bán có được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay không. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định cụ thể về vấn đề này (xem Phụ lụcl).

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)