Nhũng khó khăn khi áp dụng các quy định về căn cứ miễn trách

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 70 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

22.2.2. Nhũng khó khăn khi áp dụng các quy định về căn cứ miễn trách

• Quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng còn một nội dung chưa thật rõ ràng. Đó là quy định về trường họp miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa "do thực hiện quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng" (Điều 294 khoản 1 điểm d). Pháp luật chưa có quy định cụ thể cơ quan nào được quyền ra quyết định trên. Chính vì vậy, điều này có thể gây nhiều khó khăn trong việc xác định một quyết định nào đó của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có phải là trường hợp miễn trừ trách nhiệm hay không. Để khắc phục hạn chế này, pháp luật cần thiết phải quy định rõ: thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là cơ quan cấp nào: thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định đó nhằm mục đích gì? Chỉ khi nào quy định cụ thể được vấn đề này thì một mặt sẽ nâng cao được trách nhiệm của người có thẩm quyền khi ra quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó của mình. Mặt khác thể hiện tính minh bạch và rõ ràng của luật pháp, bảo đảm độ tin tường và an toàn cho các bên tham gia hợp đồng.

• Pháp luật Việt Nam, kể cả Bộ luật Dân sự năm 2005và Luật Thương mại năm 2005 đều không có điều khoản nào quy định về lỗi của người thứ ba là căn cứ miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, mặc dù trước đó căn cứ này được quy định trong Quy chế tạm thời sổ 4794 ngày 31/7/1991 (Mục II, Điểm 4) và Quyết định số 299-TMDL ngày 9/4/1992 (Điều 7). Có thể nói đây là một hạn chế của pháp luật Việt Nam nói chung, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 nói riêng so với Công ước Viên năm 1980. Ví dụ: Công ty A (của Đức) ký hợp đồng bán bột mỳ cho Công ty B (của Áo). Xe chở hàng của Công ty A trên đường đi giao hàng cho Công ty B đã gặp tai nạn do bị một chiếc xe tải khác đâm vào. Hậu quả là toàn bộ lô hàng đã bị hư hỏng. Trong trường hợp này, Công ty A được miễn trách.

• Đối với chế tài buộc bồi thường thiệt hại: Có thể nói trong số các chế tài do vi phạm hợp đồng thì buộc bồi thường thiệt hại là một trong các chế tài

được áp dụng phổ biến. Mục đích của chế tài này ỉà bồi hoàn những tổn thất cho bên bị vi phạm do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Vì vậy khi sử dụng chế tài này, bên bị vi phạm phải chứng minh thiệt hại và mức độ thiệt hại, đồng thời cũng phải chứng minh được rằng họ đã áp dụng mọi chế tài cần thiết để ngăn chặn thiệt hại [7, Điều 304, Điều 305]. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc đáp ứng các yêu cầu trên không hề đơn giản. Điều này có thể gây cho bên bị vi phạm nhiều khó khăn, và trong một số trường hợp có thể bên vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm bởi bên bị vi phạm khó có thể chứng minh đầy đủ nhùng thiệt hại mà họ phải gánh chịu.

Ví dụ [32, phán quyết số 42]: Một công ty của Lỉbăng (nguyên đơn) ký hợp đồng với một nhà sản xuất ôtô Tây Ấu (bị đơn), theo đó, nguyên đơn sẽ Jà nhà phân phoi cho bị đơn tại Li băng. Theo hợp đồng, nguyên đơn không chỉ bán ôtô mà còn thực hiện dịch vụ hậu mãi, cung cấp các phụ tùng thay thế;

do đó, nguyên đơn phải xây dim g một gara ôtô kèm theo một nhà kho. Dựa trên Điều 19 của hợp đồng về quyền chấm dứt hợp đồng, sau 3 tháng kể từ khi thực hiện hợp đồng, bị đơn đã tuyên bổ chấm dứt hợp đồng với lý do ỉà nguyên đem đã không xảy dim g gara và nhà kho.

Theo điều khoản trọng tài ICC nêu trong hợp đồng, nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn theo trình tự trọng tài tại Paris, Pháp. Nguyên đơn cho rằng bị đơn không được quyền chấm dứt hợp đồng như Điều 19 của Hợp đồng quy định, và đòi bồi thường thiệt hại đổi với khoản lợi nhuận bị tổn thất khoảng 1 triệu bảng Libăng.

Phản quyết của Trọng tài:

- Bị đơn đã lạm dụng quyền chấm diet hợp đồng

2.2.23. Những khó khăn khi áp dụng cấc qu ỵ định về ché tài

- Thiệt hại: s ổ tiền này được tỉnh trên cơ sở thiệt hại tương đương với 2 năm lợi nhuận bị tổn that, dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong 2 năm

trước, hoặc trên cơ sở trung bình cộng lợi nhuận của 3 năm qua.

Theo ủ y ban trọng tài, mặc dù trên thực tế sổ lượng hàng hóa bản ra trong năm trước có tăng lên nhưng điều này không thể sử dụng để xác định thiệt hại vì thị trường ôtô luôn biển động về cung cầu. Do đó trọng tài sử dụng phương pháp thứ hai, lợi nhuận ròng trung bình thu được trong 3 năm qua là khoảng 150.000 bảng Libăng/lnăm. Mặc dù bên mua đã tính toán thiệt hại của mình trẽn cơ sở lợi nhuận 2 năm bị tổn thất, trọng tài vẫn quyết định bên mua chi được hường 1 năm đền bù tổn thất, do bàn thân bên mua cũng thừa nhận mình gặp phải một sổ khó khăn.

Qua ví dụ trên có thể thấy muốn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được thiệt hại của mình. Tuy nhiên cách tính thiệt hại cũng phải được dựa trên những căn cứ hợp lý, có tính thuyết phục.

• Đối với chế tài phạt vi phạm: Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định giới hạn mức phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi

phạm. Quy định này đã bộc lộ những hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến tự do của các bên trong thỏa thuận giao kết hợp đồng, như trong trường hợp các bên muốn thỏa thuận mức phạt cao nhằm mục đích răn đe, ngăn ngừa nhừng hành vi vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, cũng sẽ là không hợp lý trong trường họp một bên thấy mức thiệt hại mà họ phải chịu nếu thực hiện đúng hợp đồng còn cao hơn mức thực hiện do nộp phạt thì họ sẽ cổ ý vi phạm. Vì vậy, các bên sè phải cân nhắc rất kỹ trước khi thỏa thuận mức phạt vi phạm khi giao kết hợp đồng, đồng thời phải xem xét mối quan hệ giừa phạt vi phạm với các hình thức trách nhiệm khác nữa do pháp luật quy định mới có thể bảo đảm được quyền lợi của các bên khi có vi phạm hợp đồng xảy ra.

Khi áp dụng chế tài phạt vi phạm còn gặp phải một khó khăn nữa, đó là chế tài này sẽ trở nên vô nghĩa nếu các bên không có thỏa thuận về phạt vi phạm.

Nghĩa là nếu một bên vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm cũng không thể áp

dụng luật để phạt bên vi phạm được [7, Điều 307 khoản 1], Đó là bởi vì luật chì khống chế mức phạt tổi đa chứ không bắt buộc các bên phải áp dụng chế tài này như một chế tài đương nhiên. Nếu xảy ra trường hợp sau: các bên không thỏa thuận về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền đòi tiền phạt mà chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu như có thiệt hại xảy ra; nhưng có vi phạm họp đồng nhưng không có thiệt hại vật chất thì cũng không thể đòi bồi thường được. Vậy sẽ giải quyết thế nào? Theo tác giả thì để tránh xảy ra các trường hợp tương tự thì các bên nên đưa thỏa thuận phạt vi phạm vào hợp đồng.

• Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: Theo quy định tại Điều 298 và 299 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm cỏ thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Nếu bên bị vi phạm muốn áp dụng chế tài khác ngoài chế tài buộc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm thì phải chờ hết thời hạn ấn định buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, việc gia hạn này chỉ là có thể chứ không bắt buộc. Vậy nếu bên bị vi phạm không gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ áp dụng như thế nào? Vì vậy, đây cũng là một quy định gây nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

• về nghĩa vụ thông báo: Theo quy định tại Điều 315 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ họp đồng; nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. Việc thông báo này là một việc làm hết sức cần thiết và luật quy định như vậy là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 lại không có quy định phải thông báo bằng cách nào, như thế nào thì được công nhận là đã nhận được thông báo, "thông báo ngay" là trong thời hạn nào. Điều này cũng sẽ gây khó khăn khi áp dụng các hình thức trách nhiệm trên. Vì vậy, theo tác giả thì pháp luật cần quy định cụ thể hình thức thông báo, thời hạn thông báo. Có như vậy thì khi có tranh chấp xảy ra, các bên mới không viện dần một cách tùy tiện nhằm trốn tránh trách nhiệm.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÈ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUÓC TÉ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)