6. Kết cấu của luận văn
2.1.23. Thụv trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ miễn
2.1.2.4. Thụv trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ miễn
Trường hợp miễn trừ này được Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định tại Điều 294 khoản 1 điểm d: "Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên
không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng". Theo đó, quyết định của cơ quan nhà nước trong một số trường hợp cũng được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những quyết định này có thể là quyết định đơn phương của cơ quan nhà nước có thấm quyền (ví dụ, nhà nước cấm xuất/nhập khẩu loại hàng hóa nào đó), cũng có thể là quyết định của các tổ chức quốc tế (lệnh cấm vận thương mại đối với quốc gia nào đó).
Cơ sở cho việc quy định căn cứ miễn trách này là bên vi phạm hợp đồng hy sinh một lợi ích nhỏ hơn (lợi ích vật chất của các bên trong hợp đồng) vì một lợi ích lớn hơn (lợi ích của cộng đồng, của xã hội). Tuy nhiên khi nghiên cứu về căn cứ miễn trách này, có ý kiến cho rằng nên sử dụng ngân sách nhà nước để bù đắp phần nào những tổn thất vật chất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Tác giả ủng hộ ý kiến này vì như vậy sẽ đảm bảo được lợi ích vật chất của các bên trong hợp đồng, đồng thời đảm bảo về mặt pháp lý để các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân của mình khi được nhà nước yêu cầu.
Ví dụ: Xét hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (được kỷ trên cơ sở hợp đồng mẫu của Hiệp hội buôn bản đường quốc tế) giữa một cóng ty thương mại nhà nước của Ba Lan bán đường cho một công ty của Anh. Hợp đồng được kỷ vào tháng 5/1974, quy định giao hàng vào thảng 10-11/1974.
Đường là đổi tượng của hợp đồng được tinh chế từ củ cải đường. Trong hợp đồng, điều khoản miễn trừ trách nhiệm có quy định trong trường hợp có sự can thiệp cua chỉnh phủ thì thời hạn thực hiện hợp đồng được gia hạn và cuối cùng hiệu lực cùa hợp đồng sẽ chấm dứt. Vĩ có mưa nhiều trong thảng 8 nên phần lớn củ cái đường bị chết. Tháng 1 ỉ, Bộ ngoại thương Ba Lan ban hành quyết định cấm xuất khẩu đường và quyết định này có hiệu lực đến hết thảng 6/1975. Công ty thương mại Ba Lan không thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình bởi trường hợp bất khả khảng. Tòa án Anh quyết định rằng lý do công ty thương mại Ba Lan đưa ra là có cơ sở, bởi vì lệnh cẩm xuất khẩu
đường của chính phủ nhằm mục đích tránh những biến động có tính chắt xã hội và chính trị trong nước. Chế tài này cần được coi là cơ sờ miễn trách nhiệm và nó cũng phù hợp với quy định của Hiệp hội buôn bán đường quốc tế về trường hợp bất khả kháng.
Từ ví dụ trên cho thấy, pháp luật cần thiết phải quy định quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được coi là căn cứ miễn trừ trách nhiệm nếu nó xuất phát từ việc bảo đảm an ninh quốc gia trong một lĩnh vực nào đó. Có như vậy mới đảm bảo sự công bàng cho các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
2.1.3. T h ự c trạ n g quy định của p h áp lu ật Việt Nam về các chế tài do vi phạm hợp đồng m ua bán hàng hóa quốc tế
2.13. /. Chế tài buộc thụv hiện đúng họp đồng
Chế tài buộc thực hiện đúng họp đồng được sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng. Theo quy định tại Điều 297, khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì chế tài này được hiểu là bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc áp dụng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Ví dụ: Công ty lương thực A (Việt Nam - Bên bán) ký hợp đồng bán 50 tấn gạo cho Công ty B (Philippin - Bên mua). Đến hạn giao hàng nhưng bên bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, như vậy bên bán đã vi phạm hợp đồng. Do đó, bên mua yêu cầu bên bán phải giao hàng nếu hàng chưa giao, giao đủ hàng như quy định trong hợp đồng nếu giao hàng thiếu. Hoặc nếu bên bán giao hàng hóa có khuyết tật, hàng kém phẩm chất thì bên mua yêu cầu bên bán sửa chữa khuyết tật của hàng hóa hoặc thay thế hàng hóa khác phù hợp hơn. Trường hợp nếu bên mua đã nhận đủ hàng theo đúng quy định trong hợp đồng nhưng không thanh toán hoặc thanh toán chậm tiền hàng cho bên bán thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua thanh toán đủ tiền hàng,...
Những yêu cầu đó của các bên chính là nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì cả bên mua và bên bán đều có thể là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Khi đó, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng:
• Theo quy định tại Điều 297 Luật Thương mại năm 2005 nếu bên bán vi phạm nghĩa vụ thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng bằng các cách sau:
- Nếu vi phạm là giao thiếu hàng không đúng hợp đồng thì buộc phải giao đủ theo hợp đồng;
- Neu vi phạm là chậm giao hàng thì phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng;
- Nếu vi phạm là giao hàng có khuyết tật thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa hoặc giao hàng khác thay thế nếu được sự đồng ý của bên mua;
- Nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng cùng loại đúng quy định thay cho hàng hóa không phù hợp thì bên mua có quyền mua hàng mới thay thế và bên bán phải có nghĩa vụ thanh toán;
- Neu bên mua tự sửa chữa những khuyết tật của hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ thanh toán những chi phí liên quan hợp lý cho bên mua.
Khi áp dụng chế tài này, bên mua có thể gia hạn cho bên bán một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ của mình [7, Điều 298].
• Nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì bên bán có những quyền sau:
- Yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác [7, Điều 297 khoản 5];
- Gia hạn một thời gian hợp lý để bên mua thực hiện nghĩa vụ hợp đồng [7, Điều 298]. Trong trường hợp này, bên bán không mất quyền yêu cầu
trả tiền phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận hay đòi bồi thường thiệt hại do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ [7, Điều 299 khoản 1].
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 tương tự như quy định của Công ước Viên năm 1980. Đây là một chế tài được áp dụng tương đối phổ biến bởi nội dung của nó thường chứa đựng hướng khắc phục những vi phạm, tạo điều kiện để các bên có thể bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình.