Chế tài hủy bỏ họp đồng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 63 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.23. Thụv trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ miễn

2.1.3.6. Chế tài hủy bỏ họp đồng

Chế tài hủy bỏ hợp đồng có thể coi là chế tài nặng nhất trong số các chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chế tài này được quy định trong Công ước Viên năm 1980, pháp luật các nước và cả pháp luật Việt Nam.

Trong thực tiễn, thông thường khi có vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì bên bị vi phạm chưa áp dụng chế tài này mà thường áp dụng các chế tài khác, sau đó, nếu không mang lại hiệu quả thì mới áp dụng chế tài này.

Khi áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng thì các bên không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng; đồng thời, các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện một phần nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng và bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm.

Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định [6, Điều 425].

Theo quy định tại Điều 312 khoản 4 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong trường hợp:

- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng;

- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Như vậy, khác với các chế tài khác, chế tài hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, với một số loại vi phạm nhất định, đó thường là những vi phạm nghiêm trọng.

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 và cả Công ước Viên năm 1980 đều quy định muốn áp dụng chế tài hủy bỏ họp đồng, bên bị vi phạm phải thực hiện một số nghĩa vụ. Đó là, thứ nhất, bên bị vi phạm phải đưa ra các bằng chứng về hành vi vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; thứ hai, bên bị vi phạm phải gia hạn một thời hạn hợp lý để bên vi phạm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ; thử ba, bên bị vi phạm phải thông báo cho bên vi phạm biết về việc hủy bỏ hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

Việc hủy bỏ hợp đồng sẽ làm phát sinh một số hậu quả pháp lý. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này (Điều 314 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005) cũng tương tự như quy định của Công ước Viên năm 1980 (Điều 81) hay Bộ nguyên tắc của UNIDROIT (Điều 7.3.5; 7.3.6). v ề cơ bản, đó là các hậu quả sau:

Thứ nhất, hủy bỏ hợp đồng giải phóng các bên khỏi những nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Ngay sau khi hợp đồng được hủy bỏ, các bên được giải thoát khỏi tất cả các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ những khoản bồi thường mà bên vi phạm phải chịu trách nhiệm (nếu có).

Thứ hai, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được của nhau. Mỗi bên được yêu cầu hoàn trả những gì mình đã cung cấp, đồng thời phải hoàn trả cho bên kia nhừng gì mình đã nhận theo nguyên tắc hoàn trả toàn bộ. Tuy nhiên, tiền hàng hoặc các chi phí bằng tiền có thể hoàn trà tương đối đơn giản. Vấn đề trở nên phức tạp nếu như sau một thời gian dài hàng hóa đã giao nhận thì việc hoàn trả lại như hiện trạng ban đầu là rất khó, đặc biệt đối với hàng hóa như thực phẩm, hóa chất,... Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Công ước Viên năm 1980 thì người mua bắt buộc phải hoàn trả cho người bán chính các hàng hóa mà họ đã được giao theo hợp đồng, phải giữ lại tình trạng như lúc ban đầu. Quy định này mặc dù rất khó thực hiện trong thực tế tuy

nhiên Công ước Viên năm 1980 vẫn thừa nhận nó bởi mục đích của quy định này là nhằm ngăn chặn trường hợp người mua lợi dụng chế tài này để trả lại hàng hóa khi họ thấy không còn phù hợp với mình nữa. Bên cạnh đó, Công ước Viên năm 1980 quy định nếu người mua không thể hoàn trả lại hàng hóa như tình trạng ban đầu, mà người mua không có lỗi, thì người mua vẫn có quyền huỷ hợp đồng [17, Điều 82 khoản 1].

Thứ ba, bên vi phạm hợp đồng mà có lỗi thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia hoặc nộp phạt nếu hợp đồng có quy định phạt vi phạm hợp đồng.

Ví dụ [32, phán quyết số 2]: Thảng 4/1978, người mua (Đông Phi) ký hợp đồng mua, vận chuyển và lắp đặt một bộ khuếch đại sóng cực ngắn (gọi tắt là tìP A ) với người bán (Mỹ). Hợp đồng quy định luật áp dụng là luật của bang California, mọi tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài của Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế tại Geneva.

Thảng 6/1979, bên mua kỷ "Bản chấp nhận" đối với hệ thống HP A tại Mỹ và sau đó tại Đông Phi.

Trong quá trình hoạt động, hệ thống HPA luôn gặp trục trặc và ngừng hoạt động vào tháng 1/Ỉ980. Kể từ đỏ, mặc dù 2 bên nhiều lần sửa chữa tại Đông Phi nhưng hệ thống HPA vẫn không thể hoạt động bình thường.

Nguyên nhân là do hệ thống cung cấp điện mà HPA yêu cầu không phù hợp với hệ thống điện sẵn có tại hiện trường.

Tháng 4/1981, các bên quyết định gửi HP A trở lại nhà mảy sản xuất tại Mỹ. Thảng 5/1981 người bản để nghị được sửa HP A nhưng người mua không chấp nhận. Hai bên đã tiến hành thương lượng nhiều lần về việc sửa chữa này nhưng không đạt kết quả.

Ngày 2 5 /1 1/1981, bên mua hủy bỏ "Bản chấp nhận" đã ký trước đây và mua một hệ thống HP A từ một nhà sản xuất khác để thay thế.

Ngicờỉ mua đã kiện ra trọng tài, yêu cầu người bán:

- Hoàn lại sổ tiền đã thanh toán theo hợp đồng;

- Bồi thường khoản chênh lệch giữa giả mua của hệ thống HP A cũ và HPA mới;

- Bồi thường thiệt hại ngẫu nhiên và những thiệt hại nhân quả kéo theo.

Phán quyết của trọng tài:

- Bên mua khiếu nại đòi hủy bỏ "Bản chấp nhận" đối với hệ thổng HPA với lý do là hàng hóa được giao không phù hợp với hàng hóa miêu tả trong hợp đồng, ủ y ban Trọng tài căn cứ theo Điều 2608 của Luật Thương mại California, thì trong trường hợp này người mua có thể hủy bỏ hợp đồng.

Mặt khác bản thân bên bản đã tham gia vào quá trình lắp đặt nên cũng đã biết được sự không phù hợp của thiết bị trong quá trình lắp đặt HPA tại hiện trường mà không cần phải có sự thông báo của bên mua.

- Bên mua được hoàn trả lại tiền đã thanh toán và được bồi thường khoản chênh lệch giả khi mua hệ thống H P A thay thế.

- Bác yêu cầu bồi thường thiệt hại ngẫu nhiên và nhăn quả kéo theo của bên mua vì bên mua không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho thiệt hại này.

Như vậy, nếu chế tài hủy hợp đồng được áp dụng thì bên bị vi phạm được hoàn trả lại tiền đã thanh toán và được bồi thường những thiệt hại phát sinh.

2.2. T H Ự C T I Ề N Á P D Ụ N G C Á C Q U Y Đ ỊN H C Ủ A P H Á P L U Ậ T V I Ệ T N A M V Ề T R Á C H N H I Ệ M D O VI P H Ạ M H Ợ P Đ Ò N G M U A BÁ N H À N G H Ó A

Q U Ố C T Ế

2.2.1. Những thuận lọi khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)