Chế tải do vi phạm họp đồng mua bán hàng hóa quốc té

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 36 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.23. Chế tải do vi phạm họp đồng mua bán hàng hóa quốc té

Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện thông qua các chế tài cụ thể. Đây là các chế tài mang tính tài

sản. Tuy nhiên, luật pháp của các nước khác nhau quy định các chế tài cụ thể khác nhau.

Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định 4 chế tài, đó là chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, chế tài phạt vi phạm, chế tài buộc bồi thường thiệt hại và chế tài hủy bỏ hợp đồng [5, Điều 222].

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định 6 chế tài cụ thể tại Điều 292. Ngoài 4 chế tài như quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 thì có 2 chế tài mới được bổ sung, đó là: chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng và chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng

Việc áp dụng chế tài nào trong các chế tài nói trên trước hết phụ thuộc vào sự lựa chọn của bên bị vi phạm, tuy nhiên pháp luật cũng có quy định nhàm hạn chế quyền lựa chọn của các bên. Điều 293 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định trừ trường họrp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng các chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản. v ấ n đề này sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong chương 2 của luận văn.

THỤC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÈ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ TH ựC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. T H Ụ C T R Ạ N G C Á C Q U Y ĐỊN H C Ủ A P H Á P L U Ậ T V I Ệ T N A M V È T R Á C H N H IỆ M D O VI P H Ạ M HỢ P Đ Ồ N G M U A B Á N H À N G H Ó A Q U Ó C T É

2.1.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

2.1.1.1. Thụt trạng các quy định cửa pháp luật Việt Nam về yếu tố thứ nhắt: có hành vi vi phạm họp đồng

Như đã trình bày ở phần 1.2.2.1, hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm được coi là yếu tố đầu tiên cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều hướng tới những quyền lợi nhất định, nhưng đồng thời việc ký kết hợp đồng này cũng là sự ràng buộc các bên bởi những nghĩa vụ nhất định. Bộ luật dân sự Pháp có quy định: "Hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết" (Điều 1134). Theo Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế thì "Hợp đồng được hình thành hợp pháp ràng buộc các bên giao kết" (Điều 1.3). Từ đó có thể thấy hợp đồng tuy là sự thỏa thuận giữa các bên, là sự thể hiện ý chí thống nhất giữa các bên, song một khi đã được xác lập, ký kết thì việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng là bắt buộc. Vi phạm hợp đồng là việc không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng, là hành vi trái pháp luật và chủ thể thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm.

Pháp luật các nước và các văn bản pháp luật quốc tế đều coi vi phạm hợp đồng là yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng

Chương 2

hóa quốc tế. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định m ột trong những căn cứ để áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là phải có hành vi vi phạm hợp đồng (Điều 303, Điều 308, Điều 310 và Điều 312). Khi xem xét hành vi vi phạm hợp đồng, ngoài việc xác định thế nào là hành vi phạm hợp đồng thì còn cần thiết phải làm rõ thế nào ià vi phạm cơ bản, vi phạm không cơ bản và vi phạm trước thời hạn vì hậu quả pháp lý của các hành vi vi phạm này là khác nhau.

Thứ nhất, vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản: Sự phân biệt này là rất cần thiết vì hậu quả pháp lý của chúng là hoàn toàn khác nhau, vì không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản [7, Điều 293].

Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 không có sự phân biệt giữa vi phạm cơ bản hay vi phạm không cơ bản. Các nhà làm ỉuật đã đưa quy định về vi phạm cơ bản, vi phạm không cơ bản vào trong Luật Thương mại năm 2005 nhằm đảm bảo công bằng trong hợp đồng kinh doanh thương mại, tránh trường hợp một trong các bên lấy lý do có hành vi vi phạm hợp đồng để áp dụng những chế tài nặng trong những trường hợp mà sự vi phạm được coi là không đáng kể. Tuy nhiên, Luật Thương mại năm 2005 và cả Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng không có quy định nào xác định vi phạm nào là vi phạm cơ bản hay không cơ bản. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc áp dụng trong thực tiễn.

Công ước Viên năm 1980 khi quy định về vi phạm cơ bản cũng đồng thời đưa ra khái niệm về vi phạm cơ bản. Theo đó, vi phạm hợp đồng được coi là cơ bản nếu sự vi phạm đó gây ra cho bên bị vi phạm m ột sự tổn thất, một khoản lợi đáng kể mà họ có được trên cơ sở hợp đồng, ngoại trừ trường hợp bên vi phạm không nhìn thấy trước hậu quả đó và những người có lý trí minh mẫn cũng không nhìn thấy trước được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự [ 1717, Điều 25].

Thứ hai, vi phạm trước thời hạn: Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có quy định liên quan đến vẩn đề này tại Điều 415: trong trường hợp nếu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trước cỏ căn cứ cho rằng bên kia không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình thì có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi phía bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Tuy nhiên, nếu quy định của Bộ luật Dân sự chỉ dừng lại ở đó thì bản chất của vấn đề vẫn chưa được giải quyết, bởi vì nếu chờ đợi đến khi bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì rất có thể thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều và vì vậy, điều này có phải là không tuân thủ một quy định khác của luật - nghĩa vụ hạn chế tổn thất [16, tr. 66].

Tuy vậy, không phải pháp luật quốc gia nào cũng có quy định về vấn đề này. Ví dụ: theo quy định của Bộ luật Dân sự Pháp thì: "không thể đòi hỏi thực hiện một nghĩa vụ có kỳ hạn trước khi đến kỳ hạn đó" [9, Điều 1186].

Điều này được giải thích bởi không thể có vi phạm nghĩa vụ trước thời điểm khi mà thời hạn thực hiện vẫn chưa hết. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó khi có xuất hiện một sự kiện hay một thời hạn nhất định. Do đó không thể vi phạm nghĩa vụ trước thời điểm sự kiện đó xuất hiện hay đến thời hạn nhất định đó.

2.1.1.2. Thục trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về yếu tố thứ hai: có thỉêt hai về tài sản 9

thiệt hại về tài sản mới có cơ sở để áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Đây là những thiệt hại vật chất thực tế tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm: "tổn thất về tài sản, chi p h í hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sú t" [6, Điều 307 khoản 2]. Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì thiệt hại này bao gồm: giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp

mà bên vi phạm phải chịu và khoản lợi trực tiếp m à bên vi phạm đáng lẽ được hưởng [7, Đ iều 302 khoản 2].

Pháp luật của các nước và các văn bản pháp luật thương mại quốc tế đều có quy định m ang tính nguyên tắc đó là có thiệt hại thi mới bồi thường.

Neu có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không gây thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Điều 1149 Bộ luật Dân sự Pháp quy định:

"Những thiệt hại phải bồi thường cho người có quyền gồm những khoản mà họ mất và món lợi m à họ không được hưởng" và: "Người có nghĩa vụ chỉ phải chịu các khoản bồi thường thiệt hại đã được dự kiến đã có thể được dự kiến khi giao kết hợp đồng, trừ trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện là do sự lừa dối của người đó" [9, Điều 1150].

Bộ nguyên tắc UNIDRROIT khẳng định những thiệt hại, kể cả thiệt hại trong tương lai, chỉ có thể được bồi thường khi chúng được thiết lập với một mức độ họp lý về tính xác thực (Điều 7.4.3). Điều đó có nghĩa bên bị vi phạm không thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại mang tính giả định hoặc có thể xảy ra.

Vỉ dụ: Một Công ty Dệt của Việt Nam kỷ hợp đồng mua m ảy dệt của một Công ty của Đức, thỏa thuận giao hàng vào ngày 15/3/2005. Việc giao máy dệt cho Công ty D ệt của Việt Nam bị chậm 3 tháng so với thời hạn giao hàng quy định trong hợp đồng. Công ty của Đ ức cỏ nghĩa vụ bồi thường cho Công ty Dệt của Việt Nam những lợi nhuận bị m ất do hành vi giao hàng muộn này vì phải d ự đoán trước được máy dệt s ẽ được đưa vào sử dụng ngay khi nhận hàng. Công ty của Đức s ẽ không bị buộc p h ả i bồi thường thiệt hại do mất 1 hợp đồng lẽ ra được ký kết vào ngày 20/5/2005 vì thiệt hại này không thể d ự đoán trước được.

Ví dụ trên cho thấy rằng, thiệt hại m ang tính giả định sẽ không thể được bồi thường. Bên bị vi phạm muốn được bồi thường phải chứng minh được thiệt hại xảy ra là thiệt hại thực tế.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)