Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng (Trang 43 - 49)

1.2. Thế giới nghệ thuật và những nhân vật cùng khổ của Nguyên Hồng

1.2.2. Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng

Có thể nói cuộc sống Hải Phòng, con người Hải Phòng và tính cách Hải Phòng, phong cảnh Hải Phòng là thế giới nghệ thuật chủ yếu của Nguyên Hồng.

Dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, Hải Phòng là một thành phố công nghiệp lớn vào bậc nhất nước ta thời bây giờ. Chính sách khai thác và phát triển chủ nghĩa tư bản Pháp ở Hải Phòng đã dẫn đến một hậu quả ngoài ý muốn của

37

chúng. Đó là sự ra đời của một đội ngũ giai cấp công nhân công nghiệp đông đảo ở các đô thị. Họ là những người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, đồng thời họ cũng là người thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp: đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản Pháp ở nước ta. Thành phố Hải Phòng là một trong những cái nôi của Cách mạng gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của các chiến sĩ cộng sản tiền bối như: Lương Khánh Thiện, Hạ Bá Cang (tức Hoàng Quốc Việt), Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Lương Bằng, Tô Hiệu...

Đối với những người nông dân Việt Nam nghèo khổ ở các làng quê, Hải Phòng lúc đó có sức hấp dẫn nhƣ một "miền đất hứa" có khả năng đem lại cho họ một cuộc sống no đủ, khấm khá hơn. Chính vì thế, nhiều người dân lao động nghèo khổ bị xã hội phong kiến bóc lột, đè nén, từ nhiều nơi ở miền núi và vùng trung du Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hoa Bình, Phú Thọ, Sơn Tây và ở những vùng hạ lưu sông Hồng, sông Luộc, sông Thái Bình kéo đến làm ăn, sinh sống. Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, cảng và khu công nghiệp thành phố hình thành, phát triển đã thu hút các tầng lớp nông dân nghèo hoặc bị phá sản từ nhiều nơi tới. Nhƣng sự thực, Hải Phòng không phải là điểm hẹn của một cuộc sống no đủ, khấm khá.

Những người nông dân nghèo khổ từ nhiều miền quê đến Hải Phòng trở thành nguồn nhân công rẻ mạt cho bọn chủ tƣ sản thực dân và tƣ sản mại bản bóc lột. Nếu họ có việc làm trong các nhà máy, công sở thì cũng phải chịu một thứ lao động khổ sai, nặng nhọc với đồng lương chết đói, bằng không thì lâm vào cảnh thất nghiệp triền miên. Họ phải xoay đủ nghề để kiếm sống, từ làm thuê, làm mướn, bán hàng, chạy chợ đến mò cua, bắt cáy. Họ phải sống chui đụt, lam lũ trong những xóm lao động tối tăm, lầy lội: Ao Than, Lạc Viên, An Đà, Đông Khê, Xóm Cấm, Chợ Con, Dƣ Hàng, Cát Bi...

Lịch sử cƣdân của thành phố Hải Phòng ít mang tính chất bản địa mà có tính chất pha tạp. Đặc điểm này quy định tính cách con người thành phố Cảng.

38

Một mặt, họ mang trong mình những đức tính truyền thống của con người Việt Nam được kết tinh trong bản chất của người nông dân: yêu nước, cần cù lao động, lạc quan yêu đời, sống có nghĩa có tình, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm, ghét áp bức, bóc lột, kiên cường bất khuất trước kẻ thù. Mặt khác, họ cũng có những nét rất riêng của con người thành phố Hải Phòng. Do phần lớn đều lâm vào cảnh tha phương kiếm sống, người dân thành phố Hải Phòng thường có một quan niệm sống tự do hơn, ít bị ràng buộc bởi những tục lệ, tập quán đã hằn sâu trong nếp sống của người nông dân Việt Nam sau lũy tre làng để thích nghi với một môi trường sống mới ở một thành phố công nghiệp, thành phố cửa biển. Hơn nữa, trong điều kiện phải vật lộn kiếm sống ở đất khách quê người, tách rời khỏi các mối quan hệ họ hàng ruột thịt, dường như con người thành phố Hải Phòng thời ấy đã tự rèn đúc cho mình một bản lĩnh sống thật gan góc, không để ai ăn hiếp đƣợc mình. Bản lĩnh ấy biểu hiện ra ngoài có một cái gì đó ngang tàng, táo tợn và liều lĩnh, kể cả đàn ông lẫn đàn bà. Nói tóm lại tính cách con người thành phố Cảng trước Cách mạng tháng Tám không còn là tính cách nông dân thuần túy, nhƣng cũng không hẳn là tính cách công nhân của một nền sản xuất công nghiệp. Đó là loại tính cách mang tính chất tổng hợp, pha tạp. Điều này, hơn bất kì chỗ nào, đã đƣợc thâu tóm, thể hiện một cách sinh động trong các sáng tác của Nguyên Hồng.

Nhƣng Hải Phòng đối với Nguyên Hồng còn là "món nợ lòng" của riêng ông. Hải Phòng là cái nôi tâm hồn của ông, nơi Bỉ vỏ ra đời, nơi tái sinh đời ông, nơi ông bắt gặp ánh sáng của lý tưởng Cộng sản. Nó đã đeo đẳng và không nguôi vẫy gọi ông trong suốt cuộc đời cầm bút. Ông đã nhiều lần viết: "Hải Phòng là quê hương và máu thịt của tôi"; "Hải Phòng đã nuôi nấng tôi. Tôi đã lớn lên dưới đôi vú mẹ đầy bụi than và vết đế quốc bóp xé", "Cuộc sống của Hải Phòng và Hải Phòng đã mở ra những bước đường cho tôi đi", "Cả những năm đen tối nhất, tâm

39

hồn tôi cũng lồng lộng trên đôi cánh ý thức của Hải Phòng chắp cho này" [73:5-8-14-10].

Hoặc: "[...] đối với Hải Phòng, tôi mắc một món nợ, tôi đã yêu một tình yêu, không có thể nào trang trải, thay thế đƣợc, nếu tôi không có những tác phẩm mang tận cùng sự cố gắng và say mê của tôi khi viết về nó" [73:97].

Ta hiểu vì sao, trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyên Hồng đã viết về cuộc sống và con người của thành phố Hải Phòng nhiều, sinh động và giàu ấn tượng đến thế.

Nhưng trước Cách mạng tháng Tám, Hải Phòng có bộ mặt phong phú và phức tạp của một thành phố mới hình thành trên đất thuộc địa của chủ nghĩa tƣ bản Pháp. Có Hải Phòng của nhân loại cần lao trong những xóm thợ, những vùng ngoại ô nghèo khổ và cũng có Hải Phòng của những bọn tƣ bản giàu có sinh hoạt sa hoa, phè phỡn nơi những biệt thự, cao lâu, tửu quán, khách sạn, nhà hàng. Do hoàn cảnh sống cũng nhƣ quan điểm mĩ học riêng, Nguyên Hồng đã chọn "vùng thẩm mĩ" cho ngòi bút của mình là thành phố Hải Phòng của nhân loại cần lao, tức là cái mà ông gọi là "đời sống chung quanh tôi". Ông viết:

"Trên con đường này tôi phải qua một cái chợ gọi là chợ Vườn hoa đưa người [...].

Tiếp vườn hoa này là con sông cụt. Hai bên dệ sông quanh năm ngập rác. Nhà trên sông là những chiếc thuyền gỗ nát, kê trên những cọc gỗ, sắt tà vẹt, xà gồ cũ, hay là những mái lợp bằng mảnh thùng hắc in, bao tải, chiếu, giấy dầu. Phu phen, thuyền thợ, buôn thúng bán bƣng chui rúc ở những mái nọ. Còn có cả những tiệm hút, sòng bạc và nhà chứa nữa!... Bờ sông cũng đầy những ăn mày, đàn ông đàn bà thất nghiệp nằm ngồi ngổn ngang trước các lán củi, lán gạch, lán than, hàng cơm, hàng quà. Lúc mặt trời mọc, dòng sông hửng sáng, thuyền đò xáo xạc, khói bếp nhen lên, là lúc cửa nhà đề lao ở bên sông mở cổng. Từng dây nhà pha lếch thếch ra đi làm cỏ vê. Tiếng gáo dừa, ống bơ loảng xoảng,... tiếng ho,... tiếng rên. Những chân bước như kéo xiềng. Những mặt mày bủng beo, ngờ ngạc.

40

Cùng lúc mặt trời hừng lên trên dòng sông ấy là lúc than khói ở những nhà máy phía bên kia sông tỏa ra. Những lò, những ống khói, những tầng máy chập chùng vây đề lấy người ta. Chung quanh đây là những xóm thợ ngoi ngóp trong than, trong bụi, trên những bãi rác, sỉ than và ao đầm. Xa xa là những làng mạc, những bờ bãi đồng lầy chua mặn, dân sống bằng móc cua móc cáy, xờ xạc, xiêu tán, heo hút..." [73:28-29].

Đọc những sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng, ta thấy đúng cái "vùng thẩm mĩ" sở trường đó của nhà văn. Người đọc có cảm tưởng như cuộc sống cùng khổ của những người dân lao động nghèo ở thành phố Hải Phòng được Nguyên Hồng "bê" vào trang sách đúng nhƣ nó vốn có, không một chút màu mè, trau chuốt. Từ cái thế giới ô trọc của những kẻ

"dưới đáy" với những cảnh đâm chém, cướp giật, thanh toán lẫn nhau kiểu xã hội đen một cách rùng rợn đến những cảnh nhà chứa tối tăm và những gái điếm kiếm ăn bằng thân xác của mình một cách tàn tạ, đau xót; từ không khí làm ăn, buôn bán giành giật, nhốn nháo, xô bồ, túi bụi, lam lũ của những người dân nghèo ở thành phố Hải Phòng trước Cách mạng đến những cảnh lục đục, mâu thuẫn vợ chồng vì nghèo đói dẫn đến đánh nhau, chửi nhau trong tầng lớp dân nghèo thành phố; từ những cảnh ăn mày ăn xin, chết đói đầy đường, đầy chợ đến những cảnh sinh hoạt, ăn uống kham khổ của những gia đình lao động nghèo đất Cảng;

rồi những cảnh sinh hoạt trong tù của những tù đàn bà, tù trẻ con, tất cả cả đều hiện lên dưới ngòi bút Nguyên Hồng một cách chân thật, sống động với những đường nét sần sùi, thô nháp và ngổn ngang bề bộn đến nao lòng.

Sau này, trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, hiện thực đƣợc Nguyên Hồng phản ánh càng ngổn ngang, bề bộn hơn, cứ như một đại công trường. Nói chung, những nội dung và tính chất của hiện thực được nhà văn phản ánh trong các sáng tác từ trước Cách mạng đều được tổng hợp lại ở tầm khái quát cao hơn phục vụ cho chủ

41

đề của bộ tiểu thuyết sử thi về một chặng đường lịch sử dân tộc từ thời kỳ Mặt trận dân chủ cho đến Cách mạng tháng Tám 1945. Qua bộ tiểu thuyết sử thi này, ngòi bút Nguyên Hồng vươn tới phản ánh một bối cảnh rộng lớn hơn, không phải chỉ giới hạn ở thành phố Hải Phòng mà còn mở rộng tầm bao quát đến các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Nam Định và các vùng rừng núi, nông thôn, hầm mỏ miền Bắc. Thậm chí có lúc ngòi bút ấy còn muốn vươn tới phản ánh tình hình chính trị nước Pháp và cục diện của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bằng những thông tin báo chí. Nhƣng dù sao, thành phố Hải Phòng vẫn là tâm điểm của bức tranh hiện thực mà tác giả tái hiện trong Cửa biển. Mặt khác, nội dung hiện thực của Cửa biển cũng phong phú hơn bởi nó đƣợc phản ánh trên cả ba mảng của đời sống trong mối quan hệ đối lập giữa hai tuyến nhân vật: một bên là các chiến sĩ cách mạng và quần chúng cách mạng, một bên là giai cấp thống trị bóc lột và cả bộ máy đàn áp cách mạng của chúng. Thế giới nhân vật của Cửa biển cũng đông đảo hơn bao gồm đủ mọi tầng lớp, mọi giai cấp và đƣợc nhà văn miêu tả trong những mối quan hệ chằng chịt. Ấy là chƣa nói đến sự đồng hiện giữa hiện tại và quá khứ trong những suy nghĩ, hồi ức triền miên của nhân vật. Nói tóm lại, hiện thực đƣợc tái hiện trong Cửa biển hết sức ngổn ngang, bề bộn bởi nhiều sự kiện, nhiều nhân vật nhiều tâm trạngchứng tỏ vốn sống phong phú của Nguyên Hồng về xã hội Việt Nam thời Nhật, Pháp thống trị. Nhƣng những trang viết chân thật, sống động và đặc sắc hơn cả trong Cửa biển vẫn là những trang nói về nỗi thống khổ không cùng của những người dân lao động nghèo ở thành phố Hải Phòng trước Cách mạng.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã có một nhận xét rất tinh tế: "Nguyên Hồng viết văn nhƣ một ông lão thợ đấu cứ lễ mễ vác từng mảng thực tế sự đời mà huỳnh huỵch đắp lên mặt giấy" [131:193].

Người ta hay nói đến một chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt trong nhiều sáng

42

tác của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Nhƣng nếu nói đến một hiện thực bộn bề, sần sùi, một hiện thực nghiệt ngã với đầy đủ cả nghĩa đen, nghĩa bóng của khái niệm, thì có lẽ không thể không kể trước nhất đến những trang viết nói trên của Nguyên Hồng.

Nói đến thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng không thể không nói đến những bức tranh thiên nhiên miền cửa biển giàu ấn tƣợng của ông. Không phải mọi bức tranh thiên nhiên trong sáng tác của Nguyên Hồng đều là của thành phố Hải Phòng. Nhƣng linh hồn của những bức tranh đó vẫn gợi cho người ta nghĩ rằng đó là thiên nhiên của thành phố cửa biển này. Đó là những hình ảnh trời mây, sông nước lộng nắng, lộng gió cùng với những âm thanh của sóng, của cuộc sống phồn tạp lúc nào cũng sôi lên sùng sục của thành phố Hải Phòng trước Cách mạng. Có lẽ vị trí địa lí cũng nhƣ thiên nhiên của thành phố Hải Phòng, thành phố cửa biển đã góp phần hình thành tính cách con người Hải Phòng và điều đó cũng để lại dấu ấn riêng trong tính cách nhân vật của Nguyên Hồng.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)