3.1. Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm
3.1.3. Ngôn ngữ giàu cảm xúc
Người ta thường nói đọc văn thấy người, ở trường hợp Nguyên Hồng, nhận định này thật đúng. Văn Nguyên Hồng bộc lộ rất rõ con người ông, một cá tính sôi nổi, mạnh mẽ, một trái tim đặc biệt giàu xúc cảm. Xét riêng trên bình diện ngôn ngữ ở góc độ từ loại và dấu câu, tức dấu hiệu hình thức trong tác phẩm mà người đọc có thể tri giác được, ta thấy Nguyên Hồng rất hay dùng thán từ, ngữ thán từ và dấu cảm (!) bởi thán từ, ngữ thán từ mang ý nghĩa chức năng khái quát là biểu hiện cảm xúc cùng với ý nghĩa hô gọi. Xét về đặc điểm cú pháp, thán từ, ngữ thán từ biểu hiện cảm xúc thường đứng độc lập, biệt lập với các thành phần câu và có thể coi nó nhƣ một loại câu đặc biệt. Còn dấu cảm bắt buộc đứng sau thán từ, ngữ thán từ biểu hiện cảm xúc và dùng để kết thúc câu cảm, tức loại câu biểu hiện cảm xúc. Ngoài ra dấu cảm cũng thường dùng để kết thúc câu cầu khiến, câu hô gọi, câu ngôn hành và những câu thể hiện ý nghĩa tình thái chủ quan một cách rõ ràng.
3.1.3.1. Đọc Nguyên Hồng, ta thấy nhiều thán từ, ngữ thán từ biểu hiện cảm xúc. Ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, chúng có mặt trong tất cả các truyện ngắn, truyện dài của ông kể cả trước và sau Cách mạng tháng Tám. Có thể kể ra những thán từ, ngữ thán từ thường gặp trong văn Nguyên Hồng: a!, à!, a ha! hừ!, ồ!, ôi.', ối', chết!, kìa!, quái!, chà!
Giời!, Giời ơi!, Giời đất ơi!, ối giời! hỡi ơi!, chao ôi!, ơ Mà!, ô kia!, khổ quá!, khổ thật!, gớm thật!, quái lạ!, tội nghiệp!, khốn nạn!, khỉ ạ!, hú vía, úi nao ơi!, chết tồi rồi! Giê su! Giê su ma! Adimeni... Những thán từ, ngữ thán từ thể hiện cảm xúc trong tác phẩm Nguyên Hồng thường xuất hiện trong những hoàn cảnh nhân vật ở trạng thái cảm xúc cao độ, không kìm
147
nén đƣợc cứ phải bật ra thành tiếng, thốt thành lời. Chẳng hạn nhƣ: cảm xúc ngạc nhiên và đau xót vô cùng của cậu bé Hồng sau khi biết lý do mình bị thầy giáo xử phạt oan trong Những ngày thơ ấu: "Kệ xác mày... Trời! Câu nói của đứa học trò xƣa nay có tiếng là lêu lổng, hư hỏng khi thấy thầy giáo nó trịnh trọng bảo mọi người: - Các anh ngồi im, nghe tôi đọc "nốt"!... [92:335], nỗi tức giận của Xan khi thấy hành vi của một "con khỉ độc" mà anh tưởng sẽ dẫn đến hậu quả ghê gớm: "Khốn nạn! Khốn nạn! Xan mím môi lại, quắc mắt lên, chờ một cảnh đùa nghịch dâm đãng sắp xảy ra giữa người vú em béo trẻ và "con khỉ độc"
[92:290], niềm sung sướng đến nghẹn ngào của mợ Du khi gặp con: "Giời ơi! Giời ơi! Mợ chết mất! Dũng ơi! Dũng ơi!" [92:236], nỗi đau đứt từng khúc ruột của Bính khi biết bố mẹ định bán đứa con do cô dứt ruột đẻ ra: "Giời! Cái ác tâm của bố mẹ Bính" [92:26], sự ngạc nhiên xen lẫn vui mừng đến bàng hoàng của Gái Đen khi gặp lại mẹ La vƣợt ngục trở về:
" Mẹ La! Giời ơi!... Giời ơi là giời!... Mẹ thằng La!"[87:167], nỗi lo sợ đến hoảng hốt của bà Cam trước sự phẫn uất của Gái Đen đối với Kiều: "Gái ơi! ơi Gái! ơi Gái!... Con làm sao thế? Giời ơi! Con làm sao thế? Cam ơi Cam, sao cái Gái Đen nó lại thế này?! Gái ơi! ơi Gái! ơi Gái!" [87:519]...
Nói chung, những thán từ, ngữ thán từ trong tác phẩm của Nguyên Hồng thường biểu hiện cảm xúc của nhân vật ở cường độ cao, ngạc nhiên đến bàng hoàng, xót xa đến tê dại, đau đớn đến quằn quại, sợ hãi đến hoảng hốt, vui mừng đến bốc lửa, yêu thương đến nồng cháy và tức giận đến bầm gan tím ruột. Chúng tôi có thống kê số lần xuất hiện thán từ, ngữ thán từ trong hai tác phẩm Bỉ vỏ và Sóng gầm (có so sánh với Giông tố của Vũ Trọng Phụng và Truyện người hàng xóm của Nam Cao), thấy kết quả nhƣ sau:
148
Tác phẩm Tổng số
lần xuất hiện
Biểu hiện trạng thái cảm xúc
Đau buồn Tức giận Ngạc nhiên Vui mừng
Bỉ vỏ 45 30 (66,7%) 7 (15,6%) 5 (11,1%) 3 (6,6%)
Sóng gầm 96 54 (56,3%) 2(2,1%) 34 (34,4%) 6 (6,2%) Giông tố 111 33 (29,8%) 22(19,8%) 51 (45,9%) 5 (4,5%) Truyện người hàng xóm 71 17 (23,9%) 6 (8,45%) 41 (57,7%) 7 (9,9%)
Số liệu thống kê trên cho thấy đa số thán từ, ngữ thán từ Nguyên Hồng sử dụng ở hai tác phẩm đều biểu hiện trạng thái cảm xúc đau đớn, xót xa của nhân vật. Điều đó càng khẳng định tiếng nói nghệ thuật của Nguyên Hồng là tiếng nói cảm thương thống thiết những kiếp người cùng khổ và ông có xu hướng khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tinh thần của người lao động trong khổ đau và bất hạnh.
Cùng với thán từ, ngữ thán từ, Nguyên Hồng cũng dùng nhiều dâu cảm (!). Nhiều câu, nhiều đoạn trong sáng tác của Nguyên Hồng, dấu cảm xuất hiện với tần số rất cao. Chẳng hạn: " Trời ơi! Nhân sướng quá! Nhân gọi ngay Mũn và đàn con lại, giương to mắt nhìn...
nhưng!... Nhưng!... Nhưng Nhân chỉ thấy trước mắt là một màng đen tối [...]. Tôi mù rồi! Tôi mù rồi! Mình ơi!" [92:196], " Hê!... Hê!... Hê!... Cô Tây! Cô Tý Tây!" [92:217], "Nhƣng, những sự sắp định ấy mất hết rồi! Tan tành hết rồi! Giờ mụ Mão không còn trông mong gì nữa! Mụ lấy Mão chột ngót ba năm rồi! Mụ phải sống một đời khác, xa cách hẳn lũ trẻ kia"
[92:252], " Thôi thế là hết.'... Thế là hết! Hừ! Mà thôi! Tiếc làm gì! Tiếc làm gì những cái mã này!... Còn ăn ở với nhau, muốn sống với nhau no đời mãn kiếp, thì giữ làm gì những cái mã này?!" [92:264], " Em lạy mình! Đừng hung tợn thế! Em van mình! Mình thương em! Giời ơi!..." [92:63], " Cô Gái Đen ơi! Tôi đây mà... tôi... cái nhà mẹ La đây mà! Chứ không phải là tinh là quái hiện hình, cũng không phải ăn mày ăn xin đón đường... Cô Gái Đen ơi là cô Gái Đen ơi!..." [87:166]. Còn có thể liệt kê ra rất nhiều những câu, những đoạn văn Nguyên Hồng xuất hiện đậm đặc những dấu cảm nhƣ trên. Chúng tôi có thống kê số lƣợng dấu cảm trong Bỉ vỏ và
149
Sóng gầm của Nguyên Hồng, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Truyện người hàng xóm của Nam Cao, thấy kết quả nhƣ sau:
Tác phẩm Số trang (khổ 13 x 19)
Tổng số Dùng độc lập
Dùng kết hợp với dấu hỏi
Bỉ vỏ 190 396 391 5
Sóng gầm 560 2164 2066 98
Giông tố 336 1319 1319 0
Truyện người hàng xóm 134 597 597 0
Những số liệu thống kê trên cho thấy Nguyên Hồng là một trong những nhà văn hay dùng dấu cảm. Nhƣng Nguyên Hồng không chỉ sử dụng nhiều dấu cảm, mà quan trọng hơn là cách sử dụng dấu cảm của ông có những điểm rất khác biệt với các nhà văn khác. Thông thường dấu cảm đặt sau những câu biểu hiện ý nghĩa cảm thán, cầu khiến, hô gọi. Hầu hết các nhà văn đều tuân thủ nguyên tắc này giống như một sự đương nhiên, không thể nào khác đƣợc. Chẳng hạn trong Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng 1319 dấu cảm, trong đó có 312 dấu đƣợc dùng với ý nghĩa cảm thán chiếm 23,65%, 754 dấu đƣợc dùng với ý nghĩa cầu khiến chiếm 57,16%, 67 dấu dùng với câu hô gọi chiếm 5,08%, 29 dấu dùng trong câu ngôn hành chiếm 2,20%, còn lại 157 dấu đƣợc dùng với ý nghĩa miêu tả, xác tín chỉ chiếm 11,90%.
Truyện người hàng xóm của Nam Cao có 597 dấu cảm, trong đó có 181 dấu đƣợc dùng trong câu cảm thán chiếm 30,32%, 229 dấu đƣợc dùng trong câu cầu khiến chiếm 38,36%, 53 dấu đƣợc dùng trong câu hô gọi chiếm 8,87%, 4 dấu đƣợc dùng trong câu nghi vấn chiếm 0,67%, còn lại 130 dấu dùng ở câu mang ý nghĩa miêu tả và kể chiếm 21,77%. Nhƣ vậy, dấu cảm trong Giống tố của Vũ Trọng Phụng chủ yếu xuất hiện trong kiểu câu cảm thán và cầu khiến (80,81%), tức những kiểu câu có dấu chấm câu chuyên dụng theo đúng nguyên tắc ngữ pháp tiếng Việt. Còn lại dấu cảm xuất hiện ở những
150
câu mang ý nghĩa miêu tả, kể ít hơn rất nhiều (11,90%) và tuyệt đại bộ phận xuất hiện trong những lƣợt lời, những đoạn thoại có tính chất tranh luận có ý nghĩa nhấn mạnh thêm sự khẳng định, phủ định hoặc mỉa mai: "Không, thưa ông! Người ta đã nói thật! Là vì ngoài cuộc điều tra của nhà báo, còn có cuộc điều tra của tôi, thằng con ông! Sau cái việc bậy bạ ấy, ông còn phái con đào Lan về, toan hối lộ lão huyện, nhƣng mà ông đã thất bại" [159 (tập 1):197], "Bẩm, nào có phải là ƣơng ngạnh!" [159 (tập 1):231], " À phải! Đây là tại thằng tài Nhì vào tiệm hút kháo chuyện đây!" [159 (tập 1):271]... Nói tóm lại, dấu cảm xuất hiện trong trường hợp này căn bản cũng phù hợp với quy luật biểu đạt của ngữ pháp tiếng Việt, không có gì bất bình thường đáng kể. Nam Cao cũng vậy, hầu hết dấu cảm xuất hiện trong Truyện người hàng xóm cũng áp dụng cho những kiểu câu cảm thán, cầu khiến, hô gọi (77,55%), tức những kiểu câu thường buộc dùng dấu cảm để kết thúc câu. Còn dấu cảm xuất hiện trong những kiểu câu miêu tả và kể cũng ít hơn (21,77%) và tuyệt đại bộ phận xuất hiện ở những lượt lời có tính chất tranh luận, thông thường cũng phải dùng dấu cảm. Chẳng hạn: "Thôi đƣợc! Chị không cần phải nói nhiều!" [10:338], "Ơ hay! Bà này lắm chuyện chƣa! Bà chửi tôi đó phỏng!" [10:340], "Nỏ mồm! Nỏ mồm! Nỏ mồm!... Tài nỏ mồm nữa đi!" [10:346]...
Cách dùng dấu cảm của Nam Cao cũng không có gì đặc biệt và nói chung tuân thủ những quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. Trường hợp sử dụng dấu cảm của Nguyên Hồng thì lại khác.
Thống kê, phân loại dấu cảm theo các kiểu câu trong hai tác phẩm Bỉ vỏ và Sóng gầm, ta có các số liệu sau:
Tác phẩm Tổng số dấu cảm
Trong câu cảm thán
Trong câu cầu khiến
Trong câu hô gọi
Trong câu ngôn hành
Trong câu miêu tả, xác tín Bỉ vỏ 396 101 (25,51%) 81 (20,45%) 58 (14,65%) 3 (0,75%) 153 (38,64%) Sóng gầm 2164 357(16,50%) 336 (15,53%) 335(15,48%) 28 (1,29%) 1108 (51,20%)
Từ những con số thống kê trên, ta thấy bên cạnh dấu cảm thông thường
151
dùng cho các kiểu câu cảm thán, cầu khiến, hô gọi, ngôn hành, tức những kiểu câu bắt buộc hoặc thường dùng dấu cảm theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, Nguyên Hồng còn dùng dấu cảm trong những câu thuần túy miêu tả và kể, tức những kiểu câu mà dấu câu chuyên dụng không phải là dấu cảm. Bất ngờ hơn nữa là dấu cảm ông dùng cho kiểu câu này lại chiếm số lƣợng rất lớn, trong Bỉ vỏ là 38,64% và Sóng gầm: 51,20%. Mà không phải chỉ trong hai tác phẩm trên, ngay trong các truyện ngắn của ông cũng xuất hiện những dấu cảm đƣợc dùng với ý nghĩa tương tự. Chẳng hạn: "Luồng nhỡn tuyến vô hình mà thấm thía, mà dịu dàng ấy soi sâu vào tâm hồn nàng, rung chuyển cả tâm hồn nàng, giúp nàng một sức mạnh để can đảm hứng chịu các nỗi đau đớn ở đời" [92:151], "Giải sắp treo!" [92:161], "Chùa Âm Hồn! Nhà sư nữ cụt tay! Chùa Âm Hồn!", "Một giờ đêm!", "Một nụ cười! [...] Một nụ cười chua chát buồn thảm!" [92:173,174,177], "Ngày sung túc êm đềm mất! Nghĩ mà tiếc!" [92:185], "Họ cười thỏa thê! Họ cười vui sướng!", "Mũn chết! Thế là hết! Đời cha con Nhân thật hết cả chỗ nương tựa... hết cả mọi sự yên vui, mọi ánh sáng, mọi hơi sưởi ấm!" [92:191-198], "Tấm phên to, dầy nặng quá! Vịnh phải hết sức mới kéo đƣợc lên thềm" [92:207], "Nghề làm xiếc của Nhân đến thời kỳ cùng mạt rồi!" [92:209], "Nhưng sự cải tạo đời sống của con người chƣa thấy!" [92:219], "Mợ Du bỏ chồng! Mợ Du phải bỏ chồng vì bị mẹ chồng và em chồng bắt đƣợc quả tang tình tự với anh thợ may trai trẻ, có duyên, làm cho nhà mợ! [...] Mợ Du đã chết rồi!" [92:234-241], "Không còn một xu dính túi! Không còn thể vay mƣợn ai! Không thể cầm bán vật gì trong nhà nữa!" [92:242]... Chúng tôi coi đây là cách dùng dấu cảm chệch chuẩn về ngữ pháp, nhƣng chính đó lại là nét khác biệt, có thể nói là độc đáo của Nguyên Hồng, bởi nó chệch chuẩn ngữ pháp nhƣng lại tuân theo một cái chuẩn khác. Đó là cái chuẩn về quy luật cảm xúc bắt nguồn từ trái tim, tâm hồn và cá tính của
152 nhà văn.
Nguyên Hồng dùng dấu cảm chệch chuẩn trong những câu thuần túy miêu tả và kể nói trên cũng không ngoài mục đích làm tăng giá trị biểu cảm cho lời văn của mình. Có khi nó góp phần tăng thêm cái sắc thái đau đớn, chua xót hoặc mỉa mai, hoặc đay nghiên cho những lời kể, miêu tả, nhận xét, trách cứ: "Cảnh vật vẫn u ám!" [92:37], "Đêm nay đối với Bính mới dài và cực nhục làm sao? Còn ê chề cay đắng hơn cả một năm lam lũ!" [92:37],
"Cái bệnh tàn hại mà thằng trẻ tuổi khốn nạn đổ cho Bính tưởng đã dứt nọc ngay sau hai tháng Bính nằm chữa ở nhà thương, ngờ đâu vẫn còn dây dưa đến tận bây giờ!" [92:56], "Ra đến cái hàng phố thật nhục!" [90:85], "Gia đình tan nát!... Cả một tuổi thanh xuân mất đi!"
[90:474], "Ở những thành phô hoa lệ xung quanh tiêu tiền nhƣ rác mà phải sống nhƣ thế đấy!" [90:475], "Lại định tính tiền máu với Đảng, với những thằng đồng chí, với Cách mạng đang xây dựng lại một cách đau xót đây! Lại muốn làm cái giống đi bằng bốn chân, mặt gầm, lƣỡi liếm đất, mang cái cổ dề, khóa mạ kền và rọ mõm để đƣợc ăn thừa súp và bít tết đây!" [90:475]. Có khi nó có ý nghĩa tăng thêm cái sắc thái khẳng định cho những lời nhận xét, đánh giá của nhân vật: "Sự tính toán ấy thật khôn khéo quá chừng!" [92:27], "Không khi nào vùng quê Bính lại có một cảnh vật thê thảm nhƣ thế!" [92:64], " Bính đau xót quá!"
[92:64], "Thằng giặc ấy rồi lại chỉ nhƣ thằng bố nó! Cái thằng bố nó là quân khốn nạn! Làm đƣợc đồng nào không uống rƣợu thì cũng đem đến bàn sóc đĩa cúng hết!" [90:21], "Hậu sinh càng khả úy! [...]. Đời xƣa đã thành truyện thành tích cho ta ngẫm mà!" [90:28], "Chƣa bao giờ Huệ Chi thấy một sự lạ lùng và khó hiểu như vậy!" [90:460]. Có khi nó khiến cho người đọc thấy câu miêu tả và kể của Nguyên Hồng nhƣ hóa thành tiếng kêu thảng thốt, đau xót, nghẹn ngào hoặc ngạc nhiên, kinh hãi, hoặc mừng rỡ, thán phục: "Một tiếng kêu rú lên!"
[92:231],
153
"Thật là một sự lạ, một sự lạ kì diệu trong cái đời du thủ du thực của Năm là còn biết thương, nhất là còn biết yêu!" [92:54], "Đã mười hai giờ rồi mà chưa thấy hút Tám Bính về!"
[92:167], "cái ví bật khóa!" [90:38], "Cụ mỏi mà không đi hàng!" [90:54], "Mẹ đã đội hết cả mấy quả núi than Hòn Gai, Đông Triều!" [90:58], "Giờ này Huệ Chi cũng đến!" [90:84],
"Cái thứ tiền mà Dậu kiếm được! Cái thứ tiền mà người ta vung cho Dậu! [...] Cả một cái vốn để một đời mẹ Thanh lần hồi và Thanh, và em Thanh sinh sống!" [90:154], "Lại một sự sai lầm tai hại!" [90:481], "Cách mạng tháng Mười Nga!" [90:496]...
Dấu cảm trong văn Nguyên Hồng cũng thường gắn với những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật, những đoạn miêu tả tâm trạng nhân vật và những lời trữ tình ngoại đề của tác giả. Ý nghĩa của những câu văn, đoạn văn loại này, luận án sẽ trình bày kỹ ở mục 3.3 Thủ pháp trần thuật. Đây chỉ nói về dấu cảm. Nói chung sắc thái biểu cảm ở những câu có sử dụng dấu cảm của Nguyên Hồng đều mang sắc thái biểu cảm tiêu cực (buồn tủi, đau xót, tiếc nuối, dằn vặt, căm thù, tức giận) và bao giờ cũng được biểu hiện ở cường độ cao. Rất hiếm trường hợp dấu cảm xuất hiện trong những câu mang sắc thái biểu cảm tích cực và trung hòa.
Chẳng hạn nhƣ dấu cảm xuất hiện trong đoạn văn miêu tả tâm trạng cùng những suy nghĩ nuối tiếc quá khứ sau đây của Bính, nó vừa thể hiện được nỗi xúc động của người kể chuyện, vừa diễn tả được tâm trạng đầy xót xa của cô: "Bính vừa bước khỏi ngưỡng cửa, nước mắt đã ứa ra, chan hòa. Qua những giọt nước mắt đầm đìa, Bính thấy hiện ra một cảnh mịt mù, buồn tẻ trong lớp tre xanh rì ở đằng tít xa... làng Sòi! Làng Sòi!... Sáu năm đã qua... lâu biết bao... dài biết bao! Mà biết đến bao giờ Bính mới có đƣợc một cuộc đời trong sạch êm đềm như cuộc đời của mọi người trong buổi đầu xuân?" [92:127]. Hay như đoạn văn miêu tả tâm trạng và những suy nghĩ dằn vặt đến đau đớn của Thanh trong phần đầu của
154
tập Sóng gầm. Trong đoạn văn này, dấu cảm xuất hiện đậm đặc, liên tục thể hiện nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau của nhân vật. Có khi nó hỗ trợ thêm vẻ ngạc nhiên của tiếng reo: "A! Những cuộn giấy một đồng, năm đồng, hai mươi đồng" [90:52]. Có khi nó như nhấn thêm một nốt luyến vào tiếng kêu kinh ngạc, hoảng hốt: "Cuộn giấy bạc toàn những giấy mới tinh và có cả giấy hai mươi đồng!" [90:53], "Cái ví! A! Cái vívà những cuộn giấy bạc mới tinh! [90:52]. Có khi nó góp phần tăng thêm sự xác tín: "Phải! Chỉ kể những cuộn giấy bạc thôi chứ không cần những thứ khác trong ví nữa [...] Đúng! Mọi ngày Dậu vẫn đeo cái dây quả tim chề chề ở trước ức mà!". Hoặc cũng có khi nó xuất hiện một cách mặc nhiên sau những câu cảm làm tăng thêm sự nuối tiếc xót xa: "Trời ơi! Sao Thanh không lấy cả cái ví và chỗ tiền ấy?! Chỉ một chỗ tiền ấy thôi cũng là đủ cái vốn cho mẹ con Thanh suốt đời tần tảo! Thanh nếu không phải là u tối mê muội thì cũng là điên dại đã bỏ qua cái dịp may ấy!
[...] Thế là hết! Cả một cái vốn để một đời mẹ Thanh lần hồi và Thanh, và em Thanh sinh sống!" [90:52]. Nhưng nhiều hơn, nó đập vào mắt, xoáy vào tâm can người đọc nỗi day dứt, dằn vặt đau đớn của một thanh niên ít nhiều có học thức, có nhân cách đang lâm vào cảnh cùng đường, bế tắc, tuyệt vọng. "Thanh ơi! M à y là thằng rồ! M à y là thằng hèn nhát chứ không phải cao quý cao đạo gì!" [...], "Thanh bưng lấy mặt. Nước mắt Thanh ứa ra. Thanh lạnh toát người. Không! Thanh sợ lắm! Những ý nghĩ và sự tưởng tượng vừa qua cũng chỉ là những ý nghĩ và sự tường tượng thôi! [...] "Không còn cách nào khác! Chỉ còn chết là giải quyết đƣợc thôi! Chỉ còn chết là giải thoát đƣợc thôi! Chỉ còn chết là giữ đƣợc nguyên vẹn những khát vọng bấy lâu nâng niu thôi! Tự tử không dễ đâu! Tự tử không hèn đâu!" [90:156].
Nhƣ vậy, sắc thái biểu cảm của những câu có sử dụng dấu cảm của Nguyên Hồng phù hợp với sắc thái biểu cảm của những thành ngữ mà ông sử dụng (xem mục 3.1.1.) trên cơ sở sự nhất quán về đề tài, chủ đề cũng nhƣ thế giới nhân vật cùng khổ của ông.