3.3. Thủ pháp trần thuật giàu tình cảm và chất trữ tình
3.3.1. Một kiểu tự sự không giấu mình
Khi bàn về nghệ thuật trần thuật, người ta hay đề cập đến cái nhìn, đến "ngôi" của người trần thuật. Nghĩa là người trần thuật đứng gần hay đứng xa, trong cuộc hay ngoài cuộc, cách biệt hay hóa hợp đối với đối tượng trần thuật. Thông thường, tác giả hay sử dụng hình thức người trần thuật đứng ra kể chuyện theo ngôi thứ ba với tư cách là người dẫn truyện thông tỏ mọi sự việc. Trong trường hợp ấy, người trần thuật thường được xem như hình tƣợng tác giả, mang tiếng nói, quan điểm của tác giả - đấy là trần thuật theo quan điểm tác giả. Cũng có trường hợp việc trần thuật do một nhân vật trong tác phẩm đảm nhiệm. Nhân vật đó có thể là tác giả xƣng "tôi", ở vị trí ngôi thứ nhất đứng ra kể chuyện, có thể là một nhân vật nào đó do tác giả sáng tạo nên đứng ra kể lại câu chuyện mà mình đƣợc chứng kiến hoặc tham gia - đấy là lối trần thuật có nhân vật tham dự. Nguyên Hồng đã vận dụng khá linh hoạt các cách trần thuật để thay đổi các điểm nhìn nhằm phản ánh hiện thực, mô tả tâm trạng sâu sắc hơn, hấp dẫn hơn. Nhƣng dù trần thuật theo quan điểm tác giả hay trần thuật có nhân vật tham dự, không mấy khi Nguyên Hồng giữ đƣợc thái độ khách quan ; ông không làm đƣợc cái điều mà Nam Cao gọi là "đóng cũi sắt tình cảm" khi cầm bút. Ông không giấu đƣợc mình khi kể việc, vẽ người hay tả cảnh.
168
Ngoài đời, Nguyên Hồng là người sống giản dị, chan hòa, cởi mở với mọi người. Ông cũng là người có một tâm hồn đặc biệt nhạy cảm, một cá tính dễ xúc động, một cách sống lăn xả, hết mình. Đọc văn Nguyên Hồng, người ta thấy rất đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn trong cách trần thuật và kể chuyện. Đó là một kiểu tự sự riêng giàu tình cảm, cảm xúc, in đậm cá tính, tầm hồn ông. Đọc hồi ký tự truyện Những ngày thơ ấu, bút ký Cuộc sống, ta thấy dấu ấn chủ quan đậm nét của tác giả khi trần thuật là điều hiển nhiên không có gì phải bàn, bởi lẽ ở những thể loại này, tác giả trực tiếp bày tỏ cái tôi trữ tình của mình trên trang sách một cách chân thành, tha thiết. Nhƣng ngay trong những truyện ngắn, truyện dài của ông - những thể loại đòi hỏi ở nhà văn phản ánh hiện thực khách quan theo những nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực - ở những mức độ khác nhau, con người nhà văn đều bộc lộ cái chủ quan của mình trên những trang viết khiến cho người đọc dễ dàng nhận thấy. Thường đó là thái độ đồng cảm, chia sẻ với nhân vật những nỗi buồn đau hay niềm vui trong cuộc đời, khoảng cách giữa tác giả và nhân vật thường bị xóa nhòa bởi những lời nửa trực tiếp khó phân biệt đâu là lời tác giả, đâu là lời nhân vật. Cũng có nhiều trường hợp, tác giả xuất hiện trực tiếp bằng lời nhận xét, lời than, lời bình hoặc những lời trữ tình ngoại đề lâm li, thống thiết nhƣ lạc ra ngoài hệ thống sự kiện tạo nên cốt truyện và tình huống của tác phẩm. Nói nhƣ một vài nhà phê bình văn học mà Nguyễn Tuân đã có lần nhắc đến trong bài viết của mình: "Nguyên Hồng là chúa đãng tử trong bố cục tiểu thuyết, đang dựng xây nhân vật thì lại dẹp chúng ra một bên, rồi nhảy đại vào mà cao hứng ngâm thơ của mình " [131:139].
Lấy truyện ngắn Linh hồn, tác phẩm đầu tay của ông làm ví dụ. Chắc hẳn nhà văn không khó khăn gì có thể kiếm cho nhân vật của mình một cái tên. Nhƣng Nguyên Hồng thì lại lấy ngay cái số tù để làm tên riêng cho nhân vật của mình. Có phải nhà văn đã cố tình khách quan hóa ngòi viết của mình rằng, đối
169
tượng được nói tới là người xa lạ. Nhưng trong quá trình thuật kể, người viết đâu có giữ được thái độ khách quan, lạnh lùng mà đã hòa nhập, đồng cảm cùng nhân vật. Những đoạn miêu tả tâm trạng Hai mươi hai chạnh lòng nhớ đến thân phận mình trong quá khứ; nỗi hồi hộp, lo lắng của người tù đàn bà trong hiện tại; nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Hai mươi hai khi bị Cai Năm làm nhục mà bất lực đều trĩu nặng tình cảm xót thương vô hạn của tác giả đối với người tù đàn bà vô tội. Đặc biệt, trong truyện còn có những câu văn, đoạn văn, tác giả lộ diện để chia sẻ cùng nhân vật và bộc lộ trực tiếp thái độ, tình cảm của mình. Chẳng hạn: "Ở chốn lao lung, ngày lại ngày nối tiếp nhau dài đằng đẵng, ủ ê buồn tẻ, vậy vui đƣợc lúc nào là quên sự khổ não được lúc ấy. Huống chi gần hết một mùa đông rét mướt, buổi chiều hôm nay mới hơi quang đãng sáng sủa" [92:149], hoặc: "Những linh hồn chịu quen sự cực nhục, đày đọa nhƣ thế đều có một chí phấn đấu, một lòng hy sinh vô bờ bến" [92:152]. Ngoài ra, cũng phải thấy khuynh hướng tư tưởng, tình cảm của nhà văn đã bộc lộ ngay trong lời đề tặng của chính tác giả ở đầu truyện: "Kính tặng người đàn bà khốn nạn yên lặng ngậm tủi trong chốn lao tù tối tăm" [92:149].
Truyện ngắn Hai nhà nghề cũng để lại một ấn tƣợng thật là bức bối trong cảm quan của người đọc. Hai đứa trẻ - Nhân và một em bé người Trung Quốc - sống bằng nghề làm xiếc rong. Sau những trò biểu diễn "nhà nghề" đầy tài hoa bằng một thứ lao động cật lực và nguy hiểm, hai đứa trẻ ấy chẳng nhận được gì ngoài ánh mắt dửng dưng của người đời. Đọc những dòng này, ta cứ thấy hiển hiện tấm lòng Nguyên Hồng và một thái độ chia sẻ đầy cảm thương được dồn nén lại. Kết thúc truyện, dường như không thể kìm nén được cảm xúc, tác giả nhƣ nhập thân vào nhân vật để cảm hết nỗi đắng cay, đau đớn truớc một sự thật xót xa.
Cảm xúc của tác giả nhƣ òa ra cùng với lời thuật kể diễn biến tâm trạng của nhân vật: "Không thể nói nhanh tới chừng nào những cảm giác chua cay và
170
đau đớn ran lên khắp người Nhân. Nhân không thể cầm lòng nhìn thằng bé dạn dày ở nơi đất khách quê người và lang thang, bơ vơ kia quỳ lâu thêm một chút nữa để chìa rỏ xin tiền những người xem kia chỉ có thể xem không mà ngượng nghịu rút lui. Chỉ thêm một chút nữa, con tim trơ trọi của Nhân sẽ vỡ tan... Nước mắt đã tràn ra. Nhân chạy vội lại đỡ thằng bé múa dao kia dậy. Nhân muốn nói với nó một câu gì nhƣng cổ họng đã nghẹn ứ mất rồi."
[92:213].
Đọc những truyện ngắn Người mẹ không con, Bố con lão Đen, Những giọt sữa, Tết của tù đàn bà, Người đàn bà Tàu, tiểu thuyết Bỉ vỏ và bộ tiểu thuyết Cửa biển sau này, ở những mức độ khác nhau, ta đều bắt gặp hình tượng người kể chuyện xuất đầu lộ diện trong một trạng thái cảm xúc trào ra nhƣ thế. Nói chung cách trần thuật của Nguyên Hồng bao giờ cũng chứa chất tình cảm biểu hiện sự kìm nén cao độ những cảm xúc của tác giả. Thái độ khách quan chỉ là biểu hiện bề ngoài, nhƣng chiều sâu bên trong của ngôn từ cũng nhƣ quá trình thuật kể về sau, tình cảm và cảm xúc của người trần thuật cứ trào ra không giấu được.
Những câu, những đoạn rẽ ngang miêu tả nội tâm nhân vật cũng nhƣ những dòng trữ tình ngoại đề chen lẫn trong mạch trần thuật chính là biểu hiện của những trạng thái cảm xúc trào ra nhƣ thế. Nói nhƣ Nguyễn Tuân, đó là những lúc Nguyên Hồng "nhảy đại vào cao hứng ngâm thơ của mình".
Do xu hướng bộc lộ cái tôi chủ quan luôn luôn đồng cảm với nhân vật, văn Nguyên Hồng thường không có ranh giới rõ ràng giữa người trần thuật và đối tượng trần thuật bởi những lời nửa trực tiếp xuất hiện với một tần số cao. Đó là "lời người trần thuật, nhưng lại thấm nhuần từ vựng, ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của lời nói nhân vật, thấm nhuần ngữ điệu tình cảm và suy nghĩ của nhân vật" [160:273-274]. Đọc những dòng sau đây: "Không phải Vịnh lẳng lơ, chỉ vì Vịnh không muốn làm mất lòng ai. Vịnh nhận thấy rõ bọn họ có đùa cợt Vịnh chẳng qua để vui cười chứ không phải cố ý chim chuột hay mua chuộc Vịnh như
171
với những hạng gái kiếm tiền. Thật ra cũng vì Vịnh mến họ. Những cử chỉ, những lời nói sỗ sàng là do tính tình chất phác của họ khiến Vịnh tin cậy họ lắm" [92:203], người ta có thể hiểu đây là lời người trần thuật kể về Vịnh, cũng có thể hiểu đây là lời nhân vật đang bộc lộ những suy nghĩ của mình đối với hành vi của những người xung quanh. Như thế, quan điểm của người trần thuật đã hòa đồng với tâm trạng nhân vật. Có thể thống kê trong tác phẩm Nguyên Hồng rất nhiều những lời nửa trực tiếp nhƣ thế trong các truyện ngắn, truyện dài của ông. Chúng tôi có làm thống kê thấy số lời nửa trực tiếp trong Bỉ vỏ là 21 câu, trong Sóng gầm: 121 câu. Hầu hết những câu nửa trực tiếp thường mang những yếu tố tình thái như vị từ tình thái, tiểu từ tình thái, dấu cảm gắn với những đoạn miêu tả tâm trạng nhân vật thể hiện tình cảm yêu thương hoặc căm giận hết mình của tác giả đối với nhân vật. Chẳng hạn những câu sau đây trong Bỉ vỏ: Chắc Bính phải mãi mãi đau khổ vì sự lừa dối đó thôi; Bính đã ngồi ngay đấy, một Bính còn chả ra lọt huống hồ lại đèo thêm con; Cả cái tên "quan đạc điền"
nghe cũng khác lạ sao; Thì quái lạ! Tám Bính cứ run lảy bẩy; Nhƣng chẳng phải Tám Bính không có khách hàng đâu...
Trong Sóng gầm: Thế này mà những đứa độc mồm ác miệng chúng nó lại đặt cho Dâng là con trán nứt đây! Cái sẹo ở mé trán, Dâng kéo mấy sợi tóc xuống, hay Dâng đội khăn vuông che thì ai tinh ý lắm mới thấy [90:49]; Thanh cũng kêu lên nhƣ hôm nay vì khi chiếc xe đi khỏi Thanh còn đứng lặng một chút, đầu óc choáng lộn mãi sau mới trở lại bình tĩnh đƣợc [90:55]; Từ sáng đến giờ đầu mẹ La vẫn đau ê ẩm. Không phải chỉ ở chỗ tóc bị trụi đi thành sẹo bằng đồng bạc mà cả một bên đầu nhức nhối [90:63]...
Với cách thuật kể bằng những lời nửa trực tiếp như trên, giữa người trần thuật với nhân vật trong tác phẩm Nguyên Hồng nhƣ không còn khoảng cách mà có sự hòa hợp, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với nhân vật. Người đọc
172
có cảm giác nhƣ đang đƣợc nghe chính nhân vật tự kể về mình đồng thời cũng nhƣ đƣợc nghe tiếng thổn thức của trái tim người cầm bút. Nhờ cách trần thuật bằng những lời nửa trực tiếp, Nguyên Hồng có khả năng thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật để miêu tả một cách chính xác và chia sẻ những tâm trạng buồn, vui cũng nhƣ những suy nghĩ, ƣớc mong thầm kín của nhân vật. Chẳng hạn như tâm trạng thương nhớ con da diết và khát vọng lương thiện cháy lòng của Tám Bính trong thế giới Bỉ vỏ, nỗi đau khổ và những ƣớc mong rạo rực của Quyến Trong cảnh khốn cùng hay tâm trạng đầy mâu thuẫn cũng nhƣ khả năng cƣỡng lại tình trạng tha hóa của Hƣng trong Miếng bánh... Với cách trần thuật này, ngòi bút Nguyên Hồng đã đi theo con đường hướng nội, chú ý đến mạch ngầm phát triển tâm lý của nhân vật nhiều hơn là hành động và các yếu tố ngoại cảnh. Điều này đem đến cho tác phẩm của ông một nội dung trữ tình phong phú, ít thấy ở các nhà văn hiện thực khác.
Nguyên Hồng cũng sử dụng thành công kiểu trần thuật có nhân vật tham dự. Đây là cách trần thuật mà người trần thuật đồng thời là người kể chuyện và tham dự vào truyện như một nhân vật. Trong cách trần thuật này, người kể chuyện ở vị trí ngôi thứ nhất, vừa là người dẫn truyện vừa là người chứng kiến, có mặt trong suốt quá trình diễn biến của câu chuyện. Có thể kể tên những tác phẩm của Nguyên Hồng đƣợc viết theo cách trần thuật này nhƣ: Những ngày thơ ấu, Cuộc sống, Mợ Du, Người đàn bà Tàu... Sửdụng cách trần thuật này, một mặt nhà văn đem đến cho người đọc một cảm giác về tính chân thực của câu chuyện, của nhân vật, mặt khác nhà văn có điều kiện bộc lộ trực tiếp cái nhìn cuộc sống và những tình cảm, cảm xúc của mình không phải qua một khâu trung gian nào. Vì thế, qua việc thuật kể của nhân vật "tôi", Thạch Lam đã nhận thấy trong Những ngày thơ ấu "những rung động cực điểm của một lỉnh hồn trẻ dại lạc loài trong những lề thói khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn". Những rung
173
động cực điểm đó trước hết là tình cảm, cảm xúc của tâm hồn người cầm bút. Cuộc sống là tập bút ký viết dưới dạng những bức thư tâm tình của một nhân vật có tên là Xuân gửi cho bạn là Minh trong những ngày tác giả bị giam ở trại giam Bắc Mê, Hà Giang. Nhân vật kể về những truyện này, truyện kia nhƣng bao trùm lên tất cả vẫn là một trái tim dạt dào tình cảm, một tâm hồn lạc quan tin tưởng luôn hướng về cuộc sốngvà ánh sáng của chính Nguyên Hồng. Trong truyện ngắn Mợ Du, người kể chuyện là một nhân vật tên An, xưng tôi trong quá trình thuật kể. Người kể chuyện ở đây đồng thời cũng là người chứng kiến tấm lòng yêu con tha thiết của mợ Du trong một hoàn cảnh đầy éo le, thương cảm. Nhân vật kể chuyện đồng thời cũng bộc lộ tấm lòng cảm thông, thái độ chia sẻ và hành động vun đắp của mình đối với tình mẫu tử thiêng liêng của một người đàn bà bất hạnh. "Nhìn sự chia lìa đau xót của hai mẹ con Dũng, tôi có cảm tưởng chính tôi là Dũng, và tôi đã có ý muốn ôm ghì lấy mợ Dũng, ôm ghì mãi mãi, ôm ghì lấy rồi có chết cũng cam tâm" và " Lần nào sự gặp gỡ của hai mẹ con Dũng cũng làm tôi sung sướng, và lần nào sự chia lìa của hai mẹ con Dũng cũng thấm cả nước mắt tôi và làm tôi bùi ngùi trong sự thương tiếc mênh mông như cái bàng bạc của đêm thu đầy trăng" [92:237]. Trong trường hợp này, người trần thuật đã hóa thân thành nhân vật để nói cho thật thỏa thuê tình cảm xót thương vô hạn của mình đối với người đàn bà đau khổ đồng thời cũng bộc lộ một thái độ nâng niu, trân trọng vô cùng đối với tình mẫu tử thiêng liêng ở người đàn bà này.
Nói chung trong cách trần thuật, Nguyên Hồng thường không giấu được mình và ở những mức độ khác nhau, tác giả đã thể hiện cái chủ quan của mình xen lẫn thậm chí có lúc lấn át cái khách quan đƣợc miêu tả khiến cho tác phẩm của ông mang đậm màu sắc chủ quan và chất trữ tình. Đó là một cái tôi giàu tình cảm, cảm xúc và luôn có xu hướng muốn giãi bày thật thống thiết những tình cảm và cảm xúc của mình trên trang sách bằng một thái độ chân thành, tha thiết.
174
Không phải ngẫu nhiên Nguyên Hồng hay viết ký (hồi kí, bút kí, tự truyện) và viết kí rất hay.
Đó là Cuộc sống, Những ngày thơ ấu, Sức sống của ngòi bút, Bước đường viết văn, Một tuổi thơ văn, Những nhân vật ấy đã sống với tôi. Ngay cả những truyện ngắn Lớp học lẩn lút, Miếng bánh, Một trưa nắng, Hai dòng sữa, tiểu thuyết Hơi thở tàn và bộ tiểu thuyết Cửa biển của ông cũng có nhiều yếu tố tự truyện. Phải chăng Nguyên Hồng đã tìm thấy sở trường của mình ở thể loại này và tài năng của ông cũng thật sự được khẳng định ở thể ký - trữ tình này.
Thực ra, cách trần thuật không giấu mình, bộc lộ rõ cái chủ quan của người cầm bút không phải chỉ có Nguyên Hồng. Vũ Trọng Phụng cũng bộc lộ rõ thiên kiến chủ quan của mình khi trần thuật. Nhƣng điểm khác cơ bản là Nguyên Hồng bộc lộ cái chủ quan của mình trong cách trần thuật là niềm thương cảm xót xa vô hạn đối với những kiếp người cùng khổ, còn Vũ Trọng Phụng là niềm căm uất không bao giờ nguôi đối với xã hội thực dân tƣ sản mà đại diện là các nhân vật "vô nghĩa lý" trong tác phẩm của ông. Một đằng là niềm tin bất diệt ở thiện căn bền vững của những người lao động nghèo khổ, một bên là tư tưởng bi quan về cuộc sống và con người. Vũ Trọng Phụng có thương xót những kiếp người cùng khổnhưng chưa thấyông đặt niềm tin ở những con người này. Về một phương diện nào đó có thể coi Nguyên Hồng và Vũ Trọng Phụng là hai cực đối lập nhau về sắc thái biểu biểu cảm trong trần thuật.
3.3.2. Sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp thể hiện những trạng thái tâm lý căng thẳng và tình cảm mãnh liệt của nhân vật
Độc thoại nội tâm của nhân vật là một trong những thành phần làm nên lời văn nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Người ta thường phân biệt lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật ở khía cạnh: lời đối thoại là lời của các nhân vật hướng vào nhau, tác động vào nhau bằng những lƣợt lời trao và lời đáp trực tiếp