Trữ tình ngoại đề sôi nổi đan xen trong mạch trần thuật

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng (Trang 192 - 197)

3.3. Thủ pháp trần thuật giàu tình cảm và chất trữ tình

3.3.3. Trữ tình ngoại đề sôi nổi đan xen trong mạch trần thuật

Phần trên đã trình bày cách trần thuật của Nguyên Hồng mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn. Đó là cách trần thuật không giấu mình, giàu tình cảm, cảm xúc. Rất nhiều trường hợp, Nguyên Hồng như nhập thân vào nhân vật để nói thay, nghĩ thay nhân vật và chia sẻ cùng nhân vật những niềm vui nỗi buồn trong cuộc đời bằng một thứ ngôn ngữ nửa trực tiếp khó phân biệt đâu là lời người trần thuật, đâu là lời nhân vật. Dường như thế vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình, nhiều lúc Nguyên Hồng còn trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm của mình với nhân vật và sự kiện đƣợc mô tả bằng những lời trữ tình ngoại đề có khi sôi nổi thiết tha, có lúc lại lâm li thống thiết tuy theo từng đối tƣợng cụ thể đƣợc nói tới.

Truyện ngắn Đây bóng tối viết về thảm cảnh của một gia đình đông con, chồng làm phu khuân vác, vợ buôn bán vặt kiếm sống qua ngày. Tai họa bỗng áp xuống bất ngờ: người chồng bị mù. Cuộc sống của gia đình nọ vốn đã khốn khổ giờ lại càng khốn khổ hơn. Viết đến đoạn này, người kể chuyện không kìm nén

186

được cảm xúc đã thốt ra một loạt câu nghi vấn bày tỏ thái độ xót xa, thương cảm đối với gia đình nọ đồng thời cũng gieo vào lòng người đọc một nỗi hoài nghi có ý nghĩa kết án cái xã hội thối nát, bất công đương thời:

"Sao lại có thể như thế được? Sao lại có thể khốn nạn đau đớn cho hai người như thế được? Sao hai người ấy đã cùng khổ mà lại còn phải chịu đựng nhiều sự cay đắng làm vậy?

Sao chỉ trút lên đầu những kẻ hiền lành, chịu khó nhƣ vợ chồng Nhân những đọa đày, khổ ải?

Mà sao cái hạnh phức bé nhỏ gây dựng trên từng vũng mồ hôi, vũng nước mắt, vũng máu của vợ chồng Nhân lại chóng bị phá tan đi" [92:72].

Truyện Những giọt sữa kể về tình cảnh một người mẹ công nhân thiếu sữa trong khi đứa con đang bệnh và kết cục, đứa bé ấy đã chết vì khát sữa. Phần cuối truyện, ta cũng thấy những lời kêu gọi khẩn thiết, đầy xót đau của người cầm bút: "Phải đem sữa lại cho những người mẹ nhiều con dại ở các nước bị chiến tranh tàn phá [...]. Phải trả sữa lại cho những cái miệng bé nhỏ há rộng lưỡi gần cứng đờ, dưới những bầu vú lép [...]. Người ta đang chờ đợi ở một thi sĩ một bài thơ, ờ một nhà văn một trang truyện kêu đội sữa cho trẻ em."

[83:171-172].

Truyện Tết của tù đàn bà cũng có nhiều đoạn trữ tình ngoài đề sôi nổi biểu hiện tình cảm của Nguyên Hồng đối với những người phụ nữ bị đày đọa oan ức trong các nhà giam của chế độ thuộc địa. Ông đã đứng ra bênh vực cho những người tù đàn bà vô tội: "Hơn hai trăm con người ấy lúc nhúc trong một bầu không khí quanh năm chật hẹp và nặng nề [...]. Họ là những nạn nhân của những miền quê luôn luôn bị lụt lội, hạn hán hay nạn đói rét vì dịch bệnh tàn phá; thâm tâm họ đã tràn đầy những sự phẫn uất, căm hờn." [83:139]; "Bao nhiêu xương thịt tan tành, thối nát, bao nhiêu nước mắt và máu đã lụt ngập tỉnh thành, bao nhiêu sinh mệnh đã chết và đương chết trong cảnh đói rét bên một đám người hả hê sung sướng, bao giờ tìm ra đƣợc những sự giải quyết ở trời" [83:141].

187

Cũng bằng những đoạn trữ tình ngoại đề sôi nổi, Nguyên Hồng khẳng định niềm tin mãnh liệt vào thiện căn bền vững của những người lao động nghèo khổ, nhất là đức tính vị tha quên mình của người phụ nữ trong Lớp học lẩn lút: "Hỡi người mẹ hiền từ và chịu khổ, có phải lúc nào bà cũng thương yêu người khác nên bà dồi dào và tràn đầy hạnh phúc? Lòng vị tha quý hóa ấy, người ta chỉ tìm thấy trong những người nghèo, người bị bóc lột, người bị đè ép - những người có bao nhiêu năng lực và đức tính bị dập tắt dưới cái chế độ xã hội tàn ác này." [92:149]. Ông khâm phục, ngợi ca một phụ nữ người Trung Quốc trên đường chạy loạn, đã tự giác tham gia vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Hải Phòng những năm cao trào của thời kỳ Mặt trận dân chủ bằng những lời bình luận trữ tình ngoại đề đầy hào hứng: "Người mẹ Trung Quốc địu con và chạy giặc tôi được gặp! [...] Người mẹ cần lao tha hương nào vậy? Người không phân biệt tiếng nói, quê hương và đất nước, đã giơ cao nắm tay cùng với nhân dân lao động Việt Nam đấu tranh. Nhân dân lao động Việt Nam quyết mãi mãi giữ chặt lấy nắm tay ấy, và đấu tranh cho đến toàn thắng." [92:233]. Ông khẳng định quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh bằng giọng văn mang tính luận chiến vừa hùng hồn đanh thép vừa sôi nổi thiết tha trong Hai dòng sữa: "Không phải chỉ để riêng mình, mà âm nhạc nảy lên còn đề cho đoàn thể. Đó là cái âm nhạc đã tiêu biểu những đặc sắc của một dĩ vãng bất hủ, một sức sống bất diệt của một dân tộc trong những chặng lịch sử nguy nan, tối tăm, một làn sinh khí bốc trên những mặt đất đẫm mồ hôi nước mắt của đám dân ấy, một cái hồn muôn tiếng, muôn lời nói rung chuyển người ta như hồn người mẹ mà người ta bú sữa [...].

Đời Huyên bắt vào đời họ nhƣ rễ cây tơ bám riết lấy lòng đất, càng lâu bao nhiêu càng vững chắc bấy nhiêu, nẩy nở bấy nhiêu với những mầu mỡ không bao giờ cạn." [92:276,278].

Sau này, trong bộ tiểu thuyết Cửa biển, chúng ta cũng thấy xuất hiện nhiều đoạn trữ tình sôi nổi thiết tha thể hiện tấm lòng thương yêu vô hạn của Nguyên

188

Hồng đối với nhân vật của mình và mang đậm cá tính của nhà văn. Lời trữ tình ngoại đề của người kể chuyện có xu hướng nhập làm một với những lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

Chẳng hạn nhƣ những suy nghĩ sau đây của bà cụ Xim: "[...] Chao ôi! Đoàn thể và Cách mạng đã bao kẻ chết, người tù đày, hy sinh không biết ngần nào, nhưng tuyệt nhiên không ai hé răng kể lể thở than, coi mọi việc của mình chỉ là những hạt muối góp vào biển cả. Đoàn thể và Cách mạng ấy là của Xim, của các đồng chí của Xim, của các quần chúng cơ sở và của tất cả con người lao khổ đang bao bọc Xim và cùng Xim chiến đấu trong một bước gian nan vô cùng với hai thằng Nhật - Pháp thống trị ngày nay." [88:185]. Hay nhƣ đoạn độc thoại của Bố Vy, sau khi đƣợc La cứu thoát khỏi án tử hình của quân thù, trong tập Thời kỳ đen tối: "La ơi! La ơi! Vy nhớn, Vy em ơi! Các con thương yêu vô cùng của cha ơi! Sao cuộc đấu tranh cách mạng càng ngày càng thấy thắm thiết và có ý nghĩa thế này?! Sao trong cuộc sống càng ngày cha càng thấy trách nhiệm và không đƣợc phép quản ngại bất kỳ sự hy sinh gì thế này?!" [88:263]. Đọc những dòng trên, ta thấy lời lẽ là của tác giả nhiều hơn là của nhân vật mặc dù nó đƣợc diễn đạt theo mạch suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Mà đây không phải là cá biệt. Người đọc có thể tìm thấy rất nhiều những đoạn trữ tình ngoại đề lồng trong những suy nghĩ nội tâm của nhân vật trong Cửa biển. Chẳng hạn nhƣ những suy nghĩ, lo toan dằn vặt của Chấn đối với phong trào cách mạng, những nỗi xót xa, đau đớn của Xim trước cái chết bi thảm của lão La và sự giác ngộ của chị về tổ chức và đoàn thể cách mạng, tâm trạng căng thẳng và những suy nghĩ đầy trách nhiệm của Tô khi phải đối mặt với quân thù trong phòng tra của bọn mật thám, niềm căm uất và lòng biết ơn tình nghĩa của thằng La khi phải hầu hạ Đờvanhxy và Dậu trong những ngày mẹ La ở tù v.v. Đó là biểu hiện của một phong cách viết gắn liền với cá tính cũng như thói quen nghề nghiệp của nhà văn. Dường như trong những tình huống nhân vật ở trong trạng thái tinh thần căng thẳng với nhiều

189

nỗi suy tƣ day dứt hoặc trong những lúc xúc động mạnh mẽ, Nguyên Hồng cứ muốn nhập thân vào nhân vật để nghĩ thay, nói thay chúng đồng thời thể hiện những cảm xúc sôi nổi, thiết tha của mình. Nhà văn ít khi giữ đƣợc khoảng cách cần thiết đối với nhân vật mà luôn có xu hướng hòa nhập, đồng cảm, chia sẻ với nhân vật những buồn vui, sướng khổ của cuộc đời.

Đọc Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, ta ít thấy những dòng trữ tình ngoại đề. Người đọc nhận biết tư tưởng, thái độ, tình cảm của các tác giả này qua sự việc và nhân vật mà họ phản ánh và mô tả. Ngòi bút của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố có thiên hướng "hướng ngoại" hơn là "hướng nội", họ chú ý miêu tả cử chỉ, hành động của nhân vật hơn là khai thác thế giới nội tâm sâu kín và phong phú của nhân vật. Nam Cao là nhà văn hiện thực cũng sử dụng nhiều trữ tình ngoại đề. Nhƣng khác Nguyên Hồng, trữ tình ngoại đề của Nam Cao giàu màu sắc triết lý, khái quát hơn và thường mang ý nghĩa đắng cay, chua chát nhuốm màu bi quan trước thực tế phũ phàng và trong tâm trạng "vỡ mộng" của người trí thức tiểu tư sản dưới chế độ cũ. Trữ tình ngoại đề của Nguyên Hồng cũng không "dịu ngọt chăng tơ" như Thạch Lam mà là những lời nồng nhiệt, thiết tha cất lên từ trái tim tha thiết tin yêu con người và một tấm lòng gắn bó hết mình với cuộc sống, trước hết là cuộc sống của những người lao động cùng khổ.

Sử dụng những lời trữ tình ngoại đề đan xen trong những câu trần thuật, miêu tả, Nguyên Hồng có điều kiện bộc lộ trực tiếp, công khai tư tưởng, thái độ, tình cảm của mình đối với sự việc và nhân vật mà ông phản ánh và mô tả. Mặt khác, trữ tình ngoại đề còn có ý nghĩa nâng cao giá trị tư tưởng, tình cảm của tác phẩm và mang đến cho nguồn văn Nguyên Hồng một nội dung trữ tình phong phú đƣợc biểu hiện bằng một giọng điệu riêng vừa sôi nổi, mãnh liệt vừa đằm thắm, thiết tha không thể lẫn với giọng điệu của các nhà văn khác.

190

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng (Trang 192 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)