Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIÊP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long
a. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Ngày 05/05/2008, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 2000 tỷ đồng (và được nâng lên thành 3000 tỷ đồng vào cuối năm 2010). Sự đầu tư và hợp tác chiến lược của 5 cổ đông lớn: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI; Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư công nghệ FPT;Công ty tài chính quốc tế (IFC); Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd.Singapore và Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Vinare mang lại cho TienPhongBank ưu thế về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động và tài chính
TP Bank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số số một tại Việt Nam.
Với những nỗ lực đó TPBank đã nhận được các phần thưởng xứng đáng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được Tạp chí Global Financial Market Review trao tặng giải thưởng “Ngân hàng Số sáng tạo nhất Việt Nam” hai năm liên tiếp 2014, 2015 và giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” trong 2 năm 2015, 2016. Đặc biệt, trong năm 2016 TPBank vinh dự nhận giải thưởng - Best Internet Banking (Ngân hàng điện tử tốt nhất) do The Asian Banker trao tặng và lọt vào top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu.
Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản
phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến.nhất năm 2016 theo báo cáo đánh giá của Vietnam Report. Nhờ những nỗ lực không ngừng, tháng 10/2016 TPBank đã được Moody xếp hạng tín nhiệm B2, mức cao nhất trong các Ngân hàng cổ phần ở Việt Nam.
-Tên công ty: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG -Tên tiếng anh: TIEN PHONG COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -Tên giao dịch: TIENPHONGBANK
-Trụ sở : Số 57 phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
-Loại hình : Công ty Cổ phần -Vốn điều lệ: 3000 tỷ đồng
-Ngày thành lập theo quyết định số: 05/05/2008
b. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong chi nhánh Thăng Long
NHTMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long được khai trương vào 11/10/2010 tại số 129-131 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, trở thành chi nhánh thứ 2 của TP Bank tại Thủ đô.
-Điện thoại: (04) 37559191
-Fax: (04) 37917109. Ông Đinh Tiến Đức là giám đốc chi nhánh.
Các điểm kinh doanh trực thuộc gồm có:
+ Phòng Giao dịch Phạm Hùng, tại tầng 0, tòa nhà FPT, đường Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
+ Phòng Giao dịch Mỹ Đình, tại tầng 1, tòa nhà C4, đường Nguyễn Cơ Thạch, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
+ Phòng Giao dịch Lạc Long Quân, tại số 76, đường Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
+ Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi, tại số 501 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Một số thành tựu mà NHTMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long đã đạt được trong những năm qua:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ và chỉ tiêu trong năm vừa qua +Đạt danh hiệu chi nhánh xuất sắc năm 2016
+Và hiện đang dẫn đầu toàn chi nhánh ở 3 quý đầu năm 2017
2.1.2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long
Sơ đồ tổ chức bộ máy của TP Bank chi nhánh Thăng Long
(Nguồn : Phòng hành chính nhân sự NHTMCP Tiên Phong) b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong TPBank Hà Nội
- Giám đốc chi nhánh: Giám đốc chi nhánh là người điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về hoạt động của chi nhánh an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật.
- Phó giám đốc chi nhánh: Phó Giám đốc chi nhánh: có chức năng giúp Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc.
- Phòng giao dịch: Chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng, công tác huy động vốn, phát triển dịch vụ tại Phòng giao dịch.
-Bộ phận kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổnghợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh cũng như thực hiện quản lý giám sát tài chính.
-Khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng và tiếp thị sản phẩm tớikhách hàng, quản lý danh mục khách hàng cá nhân, phát triển thị trường và chăm sóc khách hàng
-Khách hàng doanh nghiệp: Huy động vốn và chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng và tiếp thị sản phẩm tới khách hàng, quản lý danh mục khách hàng doanh nghiệp, phát triển thị trường và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp.
-Hỗ trợ kinh doanh: có chức năng hỗ trợ hoạt động các phòng ban khác hoạt động, tổ chức nhân sự, kế toán ngân hàng, lái xe cho giám đốc...
2.1.3 Một số hoạt động cơ bản của Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long
a. Hoạt động huy động vốn
Ngoài nguồn vốn tự có (vốn điều lệ và các quỹ), hoạt động huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đối với NHTM trong việc tạo lập nguồn vốn để hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động này, Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long được sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long bao gồm:
– Tiền gửi của khách hàng – Tiền gửi của tổ chức kinh tế
– Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình
– Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá.
– Huy động vốn qua đi vay
Ngoài ra NHTM còn huy động được nguồn vốn phát sinh trong quá trình làm đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng… để bổ sung nguồn vốn huy động phục vụ hoạt động kinh doanh.
a. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cấu thành nên tài sản có và có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long được cấp tín dụng cho tổ chức và cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
-Cho vay: Ngân hàng trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Ngân hàng cho vay theo nguyên tắc đối tượng vay phải hoàn trả gốc và lãi khi khoản vay đến hạn và được kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của tổ chức, cá nhân vay vốn. Hoạt động cho vay đi kèm với các rủi
ro trong hoạt động tín dụng nên bản thân các ngân hàng được sử dụng các biện pháp đảm bảo tài sản từ các đối tượng vay như: Thế chấp, cầm cố, bảo lãnh… và trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản cho vay không thu được nợ.
- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá: Ngân hàng cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Trong trường hợp này, người sở hữu thương phiếu và giấy tờ có giá khác phải chuyển nhượng ngay mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp từ các giấy tờ có
giá cho ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố các hối phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác và được thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ có giá đó không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Ngoài ra Ngân hàng có thể sử dụng các hối phiếu và chúng từ có giá đã nhận chiết khấu để tái chiết khấu vay vốn tại ngân hàng nhà nước hay NHTM khác.
- Bảo lãnh ngân hàng: Ngân hàng được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình để bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các bảo lãnh khác cho các tổ chức, cá nhân.
- Cho thuê tài chính:Ngân hàng (thông qua các Công ty cho thuê tài chính của mình) dùng vốn để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của bên thuê và cho bên thuê thuê trong một thời gian nhất định. Bên thuê có trách nhiệm trả cho bên cho thuê tiền thuê tài sản theo những định kỳ do hai bên cùng thỏa thuận. Tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê. Khi hợp đồng cho thuê hết hiệu lực, bên thuê được quyền ưu tiên mua lại tài sản thuê theo giá thỏa thuận của hai bên.
c. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán: Ngân hàng thực hiện cung ứng các phương tiện thanh toán cho các tổ chức và cá nhân khi đến giao dịch với ngân hàng như: Mở tài khoản tiền gửi, séc, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán…
Dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng: Ngân hàng được phép thanh toán trong nước thông qua hệ thống ngân hàng của mình, liên ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.
Dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý. Khi được ngân hàng nhà nước chấp thuận, ngân hàng thương mại được thực hiện chức năng thanh toán quốc tế như: Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, giao dịch liên quan đến L/C, chuyển tiền quốc tế, bao thanh toán quốc tế, giao dịch hàng hóa tuơng lai… để đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế quốc tế của các cá nhân và doanh nghiệp trong xã hội.
– Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ cho các tổ chức và cá nhân.
– Phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử.
– Các sản phẩm dịch vụ khác như tư vấn tài chính, giữ hộ tài sản, thanh toán séc…
d.Các hoạt động khác
– Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác từ nguồn vốn tự có để đa dạng hóa danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
– Tham gia thị trường tiền tệ: Thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.
– Hoạt động ủy thác và đại lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
– Hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
– Kinh doanh dịch vụ chứng khoán
– Các hoạt động khác như bảo quản hiện vật quý hiếm, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khách theo quy định của pháp luật.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long trong 3 năm 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ têu
2015 2016 2017 Chênh lệch 2016-1015 Chênh lệch 2017- 2016
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ
% Số tiền Tỉ lệ %
1. Thu nhập lãi thuần 37,340.00 55,278.07 87,682.44 17,938.07 48.04 32,404.37 58.62
2. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1,879.69 3,042.93 5,273.94 1,163.24 61.88 2,231.01 73.32 3. Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 732.31 1,150.33 -650.81 418.02 57.08 -1,801.14 -156.58 4. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 12,825.60 6,994.60 12,497.50 -5,831.00 -45.46 5,502.90 78.67
5. Thu nhập từ vốn góp mua cổ phần 216.38 277.00 178.75 60.62 28.02 -98.25 -35.47
6. Chi phí hoạt động 26,445.90 44,348.13 49,674.56 17,902.23 67.69 5,326.43 12.01
7. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng 79,440.00 111,091.06 154,656.38 31,651.06 39.84 43,565.32 39.22
8. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -3,308.40 2,422.94 -3,308.40 5,731.34 -173.24
9. Tổng lợi nhuận trước thuế 79,440.00 107,782.66 157,079.32 28,342.66 35.68 49,296.66 45.74
10.Chi phí thuế TNDN 15,888.00 21,556.53 31,415.86 5,668.53 35.68 9,859.33 45.74
11. Lợi nhuận sau thuế 63,552.00 86,226.13 125,663.46 22,674.13 35.68 39,437.33 45.74
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long trong 03 năm 2015 – 2017)
Qua bảng ta thấy kết quả kinh doanh của NHTMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long cả thu nhập và chi phí đều tăng qua các năm, nhưng mức tăng của thu nhập lớn hơn mức tăng của chi phí nên lợi nhuận của chi nhánh tăng đều qua cácnăm với tốc độ tăng trưởng khá cao, đây là dấu hiệu tốt của ngân hàng.
-Tổng thu của ngân hàng từ hai khoản mục thu nhập lãi thuần và thu từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng qua các năm 2015-2017.
+ Thu nhập lãi thuần: Năm 2016 khoản mục thu nhập lãi thuần đã tăng đạt 55,278.07 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 48,04% so với năm 2015 là 37,340.00 triệu đồng. Đến năm 2017 khoản mục này đạt 87,682.44 triệu đồng tăng 32,404.37 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 58,32% so với năm 2016.
+ Thu từ hoạt động dịch vụ: Năm 2015 là 1,879.69 triệu đồng đã tăng lên 3,042.93 triệu đồng vào năm 2016 tương ứng với tỉ lệ tăng 61,88%. Đến năm 2017 con số này đã tăng thêm 2,231.01 triệu đồng đạt mức 5,273.94 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 73,32% so với năm 2016.
=> Kết quả tăng trưởng từ hai khoản mục thu nhập lãi thuần và thu từ hoạt động dịch vụ vào năm 2017 đều tăng gấp 2 lần so với năm 2015 nhưng thu lãi vẫn thấp hơn khá nhiều so với khoản cho vay khách hàng.
-Năm 2017 lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng có xu hướng giảm mạnh do thị trường ngoại hối và giá vàng có sự biến động lớn.Trong năm 2016, thu nhập từ hoạt động khác giảm 5.831 triệu đồng so với năm 2015, nguyên nhân là do chưa cơ cấu lại hoạt động và chưa thực hiện tốt những lĩnh vực có thế mạnh.
- Bên cạnh việc thu nhập của ngân hàng tăng, đa dạng hóa các hoạt động cũng kéo theo tổng chi tăng từ năm 2015-2017 . Năm 2015 chi phí hoạt động là 26,445.90 triệu đồng đến năm 2016 đã tăng lên 44,348.06 triệu đồng tương đương với tỉ lệ tăng 67,69%. Đến năm 2017 đã tăng thêm 5,731.34 triệu đồng tương đương với 12,01% so với năm 2016, tăng chi phí cho nhân viên, tăng chi phí hoạt động công vụ. Chi phí dự phòng rủi ro năm 2017 tăng lên 5,731.34 triệu đồng so với năm 2016 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Thăng Long tăng lên, dẫn đến việc trích
lập dự phòng rủi ro tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh nên cần phải chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
- Sự tăng đáng kể của các khoản thu cũng chính là sự tăng trưởng của lợi nhuận.Năm 2016, LNST của chi nhánh đạt được là 86,226.128 triệu đồng, tăng 22,674.2 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ lệ tăng là 35,66%. Năm 2017, LNST của ngân hàng là 125,663.46 triệu đồng, tăng 39,437.3 triệu đồng so với năm 2016, với tỷ lệ tăng 45,74%. LNST tăng cũng chính là việc Chi nhánh đã có giải pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất cho hoạt động kinh doanh của mình và phục vụ tốt hơn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu cho vay vốn ngày càng tăng của khách hàng.
Để đạt được kết quả như trên công tác tài chính của chi nhánh Thăng Long đã được quan tâm triệt để, tổ chức phân các nguồn thu, phân tích tới từng món, từng đối tượng khách hàng, đề ra các giải pháp, biện pháp thực hiện cụ thể và triệt để, tận thu tối đa và thực hành tiết kiệm chi phí. Kết quả thu được như trên là do sự lãnh đạo hợp lí của Ban Giám Đốc và sự phấn đấu của cán bộ nhân viên trong cơ quan.