Chi phí HĐV của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí liên quan như chi phí về tiền lương, chi phí về thiết bị, cơ sở vật chất. Trong đó, chi phí trả lãi tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong giai đoạn 2015-2017 , các mức lãi suất tiền gửi VNĐ của TP Bank- chi nhánh Thăng Long vẫn áp dụng theo mức trần quy định của NHNN Việt Nam. Nhờ áp dụng chính sách lãi suất huy động và cho vay linh hoạt, hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã đạt hiệu quả nhất định. Thu lãi và các khoản tương đương liên tục gia tăng và luôn lớn hơn chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay, không những bù đắp được các chi phí mà ngân hàng đã trang trải mà còn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.( Xem bảng 2.5)
Bảng 2.5 : Các chỉ tiêu về chi phí trả lãi, thu lãi và lãi suất huy động bình quân giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
So sánh năm 2016/2015
So sánh năm 2017/2016 Giá trị Tỷ lệ
(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Thu lãi tiền
vay 60,537.50 82,345.05 90,984.08 21,807.55 36.02 8,639.03 10.49 Trả lãi tiền
gửi 55,854.30 76,567.45 84,895.06 20,713.15 37.08 8,327.61 10.88 Tỷ lệ Thu lãi
vay/trả lãi gửi 108.38 107.55 107.17 -0.84 (0.77) -0.37 (0.35) Lãi suất huy
động vốn bình quân (%)
6.7 8.41 11.63 1.71 25.52 3.22 38.29
(Nguồn: Phòng kế toán TP Bank- chi nhánh Thăng Long)
Qua bảng 2.5 có thể thấy tỷ lệ tương quan giữa thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi trong các năm qua tại TP Bank- chi nhánh Thăng Long có xu hướng thu nhập lãi ngày càng tăng so với chi phí về lãi. Điều này cho thấy ngân hàng sử dụng ngày càng hiệu quả hơn đồng vốn huy động được, khai thác tốt hơn khả năng sinh lời của đồng vốn.
Tuy nhiên, lãi suất bình quân của TP Bank- chi nhánh Thăng Long có xu hướng ngày càng tăng theo mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra trong thị trường tài chính. Điều này làm tăng chi phí dẫn đến hiệu quả vốn huy động bị ảnh hưởng.
Chênh lệch lãi suất bình quân
Bảng 2.6: Chênh lệch lãi suất bình quân
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016
Năm 2017
So sánh năm 2016/2015
So sánh năm 2017/2016 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ
(%) Lãi suất
huy động vốn bình quân
6.70 8.41 11.63 1.71 25.52 3.22 38.29
Lãi suất cho vay bình quân
8.42 11.39 15.17 2.97 35.27 3.78 33.19 Chênh lệch
lãi suất 1.72 2.98 3.54 1.26 73.26 0.56 18.79 (Nguồn: Phòng kế toán TP Bank- chi nhánh Thăng Long)
Chênh lệch lãi suất bình quân được tính trên cơ sở lãi suất bình quân đầu ra lãi suất bình quân đầu vào. Việc tối đa hóa lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng được thực hiện thông quan việc xây dựng khung lãi suất cho vay theo từng giai đoạn cho phù hợp.
Chênh lệch lãi suất bình quân của TP Bank- chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây được thể hiện qua biểu đồ 2.4 sau:
Biểu đồ 2.4 Chênh lệch lãi suất bình quân
Chênh lệch lãi suất bình quân của ngân hàng tăng mạnh. Theo thông lệ quốc tế, chênh lệch lãi suất bình quân từ 3% trở lên mới đủ bù đắp chi phí, dự phòng và đảm bảo có lãi. Vì vậy với những chiến lược kinh doanh phù hợp đến năm 2015,2016 chênh lệch lãi suất bình quân năm 2016, 2017 làn lượt là 2,98 và 3,54.
TP Bank- chi nhánh Thăng Long đã cân đối các nguồn vốn huy động cho hợp lý, cân đối lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra đảm bảo cho việc bù đắp chi phí quản lý kinh doanh, bù đắp rủi ro.
•Kỳ hạn và thanh khoản
Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Thanh khoản của ngân hàng liên quan trực tiếp đến an toàn và sinh lợi. Sự không phù hợp về kỳ hạn và quy mô của các dòng tiền vào với nhu cầu sử dụng vốn đã làm giảm tính thanh khoản của tài sản của ngân hàng. Nếu chuyển hoán kỳ hạn, ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu về kỳ hạn của khách và gia tăng khả năng sinh lời. Nhưng ngân hàng cũng có thể phải gánh chịu rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. So với các tài sản khác của ngân hàng, các khoản vay là các khoản có tính thanh khoản thấp nhất.