Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan song trong quá trình huy động vốn tiền gửi khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng không ít những khó khăn cụ thể:
- Nguồn vốn khai thác còn hạn chế do chưa phát triển nhiều các sản phẩm mới đa số duy trì tập trung chủ yếu vào những sản phẩm truyền thống như các hình thức huy động đơn thuần. Dù ngân hàng đã có đa dạng hóa, đi sâu thử nghiệm một số các hình thức huy động vốn mới nhưng những hình thức huy động vốn đó chưa đủ hấp dẫn được khách hàng. Hơn nữa thủ tục giấy tờ còn rườm rà, chưa thuận tiện đối với khách hàng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn tuy có những cải thiện nhất định song nhìn chung chưa thật sự phù hợp với cơ cấu tín dụng. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động
thì nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu. Huy động vốn trung và dài hạn không đủ để tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. TP Bank- chi nhánh Thăng Long phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng nhu cầu tín dụng dài hạn. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn thấp, mất cân đối trong tổng nguồn vốn huy động, gây khó khăn cho việc tài trợ các dự án lớn.
- Kết quả đạt được trong tăng trưởng nguồn vốn huy động là khá cao nhưng được dùng cho vay và đầu tư chưa thật sự cao, lượng vốn dư thừa còn nhiều gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Mặc dù TP Bank- chi nhánh Thăng Long đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn nhưng hình thức huy động vốn chưa thực sự phong phú. Chính sách về sản phẩm chưa được cải thiện nhiều, các sản phẩm huy động vẫn còn đơn điệu, mang tính chất cổ truyền và không linh hoạt chưa đáp ứng được hết nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Do đó dẫn đến kết quả là chính sách lãi suất không linh hoạt. Hình thức huy động chủ yếu mà TP Bank- chi nhánh Thăng Long đang áp dụng hiện nay vẫn chỉ là tiền gửi tiết kiệm truyền thống: có kỳ hạn và không kỳ hạn. Ngoài ra, kỳ hạn các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, trong đó đặc biệt là hình thức huy động vốn dài hạn.
- Lãi suất huy động chưa được đa dạng, một phần do hình thức huy động vốn chưa được phân chia cụ thể. Cơ cấu lãi suất còn chưa hợp lý, mức lãi suất của tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn chênh lệch so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế chưa cao và đạt kết quả thấp.
- Mạng lưới huy động tuy đã được phát triển rất nhiều trong những năm trở lại đây, nhưng mới chỉ phát triển được ở các trung tâm, các tỉnh thành phố lớn. Điều này cũng làm mất đi khả năng thu hút được một lượng lớn khách hàng tiềm năng của ngân hàng.
Nguyên nhân
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng khác: các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần mới, ngân hàng nước ngoài,
ngân hàng liên doanh… thậm chí là cả những công ty tài chính đã dẫn tới sự chia sẻ thị phần của ngân hàng làm cho thị phần của các ngân hàng bị thu nhỏ lại. Trong quá trình cạnh tranh để duy trì và mở rộng thị phần, thu hút vốn, các ngân hàng đã đua nhau tăng lãi suất huy động làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, gây khó khăn cho việc tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ.
Bên cạnh đó, với quá trình mở cửa ở Việt Nam các ngân hàng thương mại chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh – những ngân hàng có quy mô vốn lớn, lượng tài sản tốt, cơ chất quản lý kinh doanh linh hoạt, sản phẩm dịch vụ đa dạng, hệ thống công nghệ hiện đại, kinh nghiệm phục vụ lâu năm, chuyên nghiệp trong khi khu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và có
nhiều lựa chọn hơn. Từ đó dẫn đến dịch chuyển thị phần từ ngân hàng trong nước sang ngân hàng ngoại.
- Môi trường kinh tế - xã hội có nhiều biến động. Thời gian qua, do khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, giá cả thị trường nhiều biến động, lạm phát cao, thu nhập quốc dân giảm sút, xói mòn tích lũy và đầu tư, hạn chế tăng trưởng và gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô.
- Từ sự bất ổn về kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi điều chỉnh trong từng thời kỳ, gây tác động trực tiếp tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại..
- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng chưa thực sự phát triển, chủng loại chưa đa dạng, chưa có nhiều sự khác biệt giữa các sản phẩm. Dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chưa tạo hấp dẫn, chưa thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng.
- Hoạt động marketing chỉ mới được cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên chưa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Hoạt động marketing còn thiếu và còn rất nhiều điểm cần tiếp tục cải tiến. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành một cách thường xuyên và có hệ thống.
- Nguồn nhân lực trong hoạt động huy động vốn tuy có sự phát triển hơn trước
rất nhiều song còn nhiều biến động. Năng lực và trình độ của đội ngũ nhân sự còn nhiều bất cập. Đội ngũ nhân viên trẻ, nhanh nhẹn nhưng trình độ chuyên môn chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập. Chi nhánh và phòng giao dịch mới liên tục được thành lập, nhân sự không đáp ứng kịp. Hầu hết các quầy giao dịch là nhân viên mới vừa học việc vừa giao tiếp khách hàng nên phong cách phục vụ khách hàng hầu như không chuẩn, tốc độ xử lý yêu cầu khách hàng chưa nhanh, chưa chú trọng tư vấn khách hàng. Hơn nữa, công tác đào tạo chưa thật sự chất lượng.
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long
Xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn, TP Bank- chi nhánh Thăng Long đã đưa ra những định hướng nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi khách hàng doanh nghiệp, ngoài ra Chi nhánh còn phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh hằng năm, từng bước xây dựng chi nhánh thành một ngân hàng hiện đại, có uy tín.
Giữ vững khách hàng hiện có, tìm kiếm thêm khách hàng mới. Từng bước nâng cao chất lượng vốn huy động, tăng hơn nữa tỷ trọng của nguồn vốn trung, dài hạn trong cơ cấu tổng nguồn vốn của chi nhánh. Đa dạng hóa về nguồn vốn, phong phú về hình thức huy động. Chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để đầu tư, mở rộng cho vay trung, dài hạn.
Nâng cao ý thức chấp hành cơ chế chính sách, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, đề cao trách nhiệm, vai trò của các bộ phận nghiệp vụ trong công tác nguồn vốn và sử dụng vốn, thực hiện kinh doanh tiền tệ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu phí dịch vụ qua ngân hàng.
Kiên trì với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long cam kết sẽ đồng hành cùng khách hàng vượt qua những khó khăn hiện tại, cùng phối hợp phấn đấu đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Một lượng vốn lớn với chính sách lãi suất linh hoạt đó được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia đầu tư vào các dự án có hiệu quả trong năm 2018. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các loại hình sản phẩm Ngân hàng bán lẻ đa dạng và thiết kế phù hợp với yêu càu của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ như: dịch vụ quản lý tài khoản, sản phẩm tiền gửi đa dạng, các loại thẻ thanh toán phong phú…
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong- chi nhánh Thăng Long