CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNGTHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
2.1 Khái quát về ngân hàng Công Thương chi nhánh Hải Dương
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Hải Dương
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Qua gần 30 năm phát triển, VietinBank đã nâng tổng số vốn điều lệ lên 54 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản đạt 576 nghìn tỷ đồng, là ngân hàng có quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP. Hệ thống mạng lưới của VietinBank trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm cùng 9 công ty hạch toán độc lập.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Hưng được thành lập theo Quyết định số 57/NH-QĐ ngày 01/07/1988 của Tổng Giám đốc (nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động tháng 08/1988. Ngày đầu mới thành lập, chi nhánh NHCT tỉnh Hải Hưng có 03 chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh NHCT Hải Hưng, Chi nhánh NHCT thị xã Hưng Yên và chi nhánh NHCT khu vực Nhị Chiểu. Do chia tách tỉnh, tháng 01/1997 chi nhánh NHCT tỉnh Hải Hưng chia tách thành chi nhánh NHCT Hải Dương và chi nhánh NHCT Hưng Yên. Tháng 09/2004, Chi nhánh NHCT Hải Dương tách thành 03 chi nhánh là NHCT Hải Dương, NHCT Khu Công nghiệp Hải Dương và Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu. Đến tháng 01/2008 Chi nhánh NHCT Hải Dương được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hải Dương (gọi tắt là Vietinbank Hải Dương) hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100111948-014 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp đăng ký thay đổi lần 6 ngày 17/10/2013.
Hiện nay, Ngân hàng VietinBank Hải Dương có 124 cán bộ công nhân viên.
Trụ sở chính của VietinBank Hải Dương đặt tại số 01 đường Hồng Quang, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, VietinBank Hải Dương kinh doanh đúng pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và địa phương. Thị phần kinh doanh của VietinBank Hải Dương tương đối cao và ổn định trong ngành Ngân hàng tỉnh Hải Dương.
Trong xu thế phát triển hội nhập, VietinBank Hải Dương không ngừng phát triển vươn lên, khẳng định là một trong những NHTM lớn hàng đầu, có uy tín, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, hội nhập của tỉnh nhà. Thương hiệu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được các doanh nghiệp, người dân tỉnh Hải Dương biết đến và tin cậy.
Trong kinh doanh, để tạo lợi thế cạnh tranh, VietinBank Hải Dương không ngừng đổi mới công nghệ, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ; quan tâm cải cách hồ sơ, thủ tục; đổi mới phong cách giao dịch với khách hàng.
VietinBank Hải Dương trên địa bàn phát huy tốt lợi thế về huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ. Với hình thức huy động vốn linh hoạt, phong phú, hiện đại, phù hợp thị hiếu của khách hàng, VietinBank Hải Dương có cơ cấu nguồn vốn ổn định, tăng trưởng bền vững, tạo nguồn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cả trong thời kỳ khó khăn nhất. Ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ, VietinBank còn tranh thủ tốt nguồn vốn tài trợ EC, Việt Đức, ODA, JBIC, JAICA…
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
VietinBank Hải Dương có 14 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc. Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Hải Dương được minh họa thông qua sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank Chi nhánh Hải Dương
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương) 2.1.3 Các kết quả hoạt động chủ yếu
Thành lập năm 1988, sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, Viettinbank Hải Dương hiện nằm trong Top những NHTM uy tín hàng đầu tại Tỉnh. Lấy sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam trong mọi hoạt động kinh doanh, chi nhánh luôn chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhằm mang lại lợi ích cao và thỏa mãn tối đa nhu cầu của các nhóm khách hàng. VietinBank Hải Dương không chỉ là đối tác, mà còn là người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ cơ hội, khó khăn với khách hàng. Nhờ nguồn vốn của chi nhánh mà nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn trong sản xuất kinh doanh để vươn lên hoạt động hiệu quả, đóng góp vào ngân sách địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp,
VietinBank Hải Dương cũng được biết đến như địa chỉ uy tín trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, thu hộ Ngân sách Nhà nước, thanh toán cước viễn thông, các dịch vụ ngân hàng điện tử…
Với uy tín và bề dày hoạt động, tính đến 30/4/2016 chi nhánh đã thu hút trên 15.000 khách hàng quan hệ giao dịch. Cùng với đó, chi nhánh cũng cung cấp tín dụng cho khoảng 150 doanh nghiệp và trên 1.500 khách hàng cá nhân. Những doanh nghiệp uy tín trên địa bàn như: Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương, Công ty Cổ phần Bao bì Trung Kiên, Công ty TNHH Thành Đông... đều là khách hàng thân thiết, truyền thống của chi nhánh.
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Ngay từ khi được thành lập, công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn được đặt lên hàng đầu, do đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh Hải Dương luôn rất cao và ổn định. Công tác huy động vốn luôn đạt được kết quả đáng khích lệ, tạo nguồn vốn cho các hoạt động sử dụng vốn. Kết quả huy động vốn của chi nhánh được phản ánh trong bảng 2.1
Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 đạt hơn 401 tỷ quy VND, bằng 382% so với năm 2013 và đạt 150% kế hoạch được giao năm 2014. Sang năm 2015, kết quả huy động vốn của chi nhánh đạt 668,440 tỷ đồng bằng 166,7% so với cùng kỳ năm 2014 và đạt 119% kế hoạch được giao năm 2015. Trong năm 2016, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 940 tỷ VNĐ, bằng 140% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 84% kế hoạch được giao năm 2017. Như vậy, có thể thấy nguồn vốn huy động của Viettinbank Hải Dương có xu hướng tăng dần trong 3 năm qua và chủ yếu là ở sự gia tăng từ nguồn vốn ngắn hạn (kỳ hạn dưới 12 tháng). Thay vì gửi tiền dài hạn để được hưởng mức lãi suất ưu đãi thì trong những năm gần đây, người dân lại có xu hướng gửi tiền ngắn hạn để có thể linh hoạt hơn trong việc rút tiền, giảm tác động từ việc thay đổi lãi suất thị trường và dễ dàng nhận các chương trình khuyến mại từ phía các ngân hàng qua từng thời kỳ. Đây cũng là thách thức cho chi nhánh bởi mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt hơn giữa các ngân hàng hiện nay, đặc biệt các NHTMCP luôn đưa ra lãi suất huy động cao hơn và dịch vụ khách hàng
chuyên nghiệp. Điều này đòi hỏi chi nhánh luôn phải vận động và phải cải thiện đổi mới hơn nữa để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình kinh tế mới.
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2014 -2016 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tiền % so với
năm trước Số tiền % so với
năm trước Số tiền % so với năm trước A.Tổng NVHĐ 401.197 382% 668.440 166,7% 940.000 140,6%
Phân theo loại tiền tệ 1. Đồng Việt Nam
369.101 384% 635.018 172,04
% 883.600 139,15%
Tiền gửi Tổ chức KT 92.275 489% 57.151 61,94% 185.556 324,67%
Tiền gửi dân cư
276.826 365% 577.867 208,75
% 698.044 120,8%
2. Ngoại tệ
32.096 349,9% 33.422 104,13
% 56.400 168,75%
Tiền gửi tổ chức KT
1.075 365% 3.007 279,72
% 4.681 155,67%
Tiền gửi dân cư 31.021 349% 34.415 110,94% 51.719 150,28%
Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn
84.689 203,34% 102.891 121,49
% 110.889 107,77%
Kỳ hạn < 12 tháng
127.077 325,72% 226.357 178,12
% 326.492 144,24%
Kỳ hạn12-24 tháng
79.654 389,76% 160.369 201,33
% 260.319 162,33%
Kỳ hạn > 24 tháng
106.421 472,25% 168.326 158,17
% 226.944 134,82%
Tiền gửi khác
3.356 162,26% 10.497 312,78
% 15.356 146,29%
(Nguồn: Phòng kế toán giao dịch Viettinbank Hải Dương năm 2014-2016) 2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chi nhánh tập trung chủ yếu vào phát triển đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty 100% vốn nước ngoài, các loại hình doanh nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ… Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh tiếp tục được thực hiện theo phương châm hiệu quả và an toàn, đảm bảo cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng. Mặc dù với số lượng cán bộ tín dụng hạn chế nhưng với quyết tâm cao, dưới sự chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cuả Ban giám đốc chi nhánh, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay của Viettinbank chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2014 -2016
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Tổng dư nợ 258.109 100 454.621 100 762.209 100 Phân theo kỳ hạn
Dư nợ ngắn hạn 115.470 44,74 283.394 62,34 501.177 65,75 Dư nợ trung hạn 96.482 37,38 123.259 27,11 208.684 27,38
Dư nợ dài hạn 46.157 17,88 47.968 10,55 52.348 6,87
Phân theo thành phần kinh tế Dư nợ cho vay
TCKT 171.927 66,61 338.355 74,43 630.241 82,69
Dư nợ hộ gia đình,
cá nhân 86.182 33,39 116.266 25,57 131.968 17,31
Phân theo loại tiền tệ Dư nợ cho vay
VND 249.741 96,76 444.753 97,83 749.620 98,35
Dư nợ ngoại tệ
(USD) 8.368 3,24 9.868 2,17 12.589 1,65
Tăng trưởng dư
nợ (%) 76,14% 67,66%
(Nguồn: Phòng kế toán giao dịch Viettinbank Hải Dương năm 2014-2016) Tổng dư nợ của chi nhánh không ngừng gia tăng trong ba năm qua tính đến
31/12/2015, dư nợ cho vay đạt 454.621 triệu đồng, tăng 76,14% so với cùng kỳ năm 2014 (năm 2014 đạt 258.109 tiệu đồng). Tính đến 31/12/2016, với tổng dư nợ đạt 762.209 triệu đồng tăng 67,66% so với cùng kỳ năm 2015. Trong năm 2015 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 283.394 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62,34% trong tổng dư nợ, dư nợ tín dụng trung hạn đạt 123.259 triệu đồng chiếm 27,11% tổng dư nợ, dư nợ tín dụng dài hạn đạt 47.968 tiệu đồng chiếm 10,55%. Dư nợ chủ yếu trong năm 2015 là dư nợ cho vay ngắn hạn. Hoạt động cho vay là hoạt động đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng chính vì vậy mục tiêu quan trọng của chi nhánh là đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và chú trọng tới cho vay trung và dài hạn tuy nhiên trong các năm gần đây nền kinh tế lâm vào tính trạng khủng hoảng các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu về vốn trung và dài hạn ít được các doanh nghiệp nhắm tới và thay vào đó là nhu cầu về vốn ngắn hạn của các cá nhân, hộ gia đình để đáp ứng các mục đích tiêu dùng. Từ năm 2014 – 2016 dư nợ trung và dài hạn có biến động nhưng không đáng kể mà chủ yếu là dư nợ ngắn cụ thể từ 2015 sang năm 2016 hạn đã tăng gấp hơn 2 lần do vậy ta có thể thấy được sự tiềm năng trong dư nợ ngắn hạn và mục tiêu chính của chi nhánh trong thời gian tới sẽ là tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.
Về tỷ trọng dư nợ cho vay TCKT có xu hướng giảm qua các năm còn về cho vay cá nhân hộ gia đình lại có tỷ trọng tăng điều này cho thấy dư nợ cho vay tại chi nhánh đang có xu hướng chuyển dịch từ TCKT sang cho vay là các khách hàng cá nhân. Đây cũng là xu hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới.
2.1.3.3 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Công tác thanh toán XNK tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong phát triển khách hàng do sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn và cán bộ làm công tác thanh toán XNK còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán XNK tại chi nhánh cũng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Đến cuối năm 2014, doanh số thanh toán XNK đạt 8,7 triệu USD bằng 87%
kế hoạch được giao năm 2014. Và doanh số này đã tăng cao trong năm 2015, đạt 12 triệu USD, bằng 137% so với cùng kỳ năm 2014.
Sang năm 2016, hoạt động thanh toán XNK của chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh giữa các NHTM nên doanh số, thu nhập… cũng như uy tín của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Doanh số thanh toán XNK đạt 3,47 triệu USD, chủ yếu là thanh toán nhập khẩu.
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Viettinbank Hải Dương từ năm 2014 đến 2016
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Tổng thu nhập thuần 4.328,9 6.523,56 9.110,18
Trong đó:
Thu nhập lãi thuần 3.742,2 5.844,24 8.336,36
Thu nhập thuần từ phí và hoa hồng 526,29 595,65 688,09 Thu lãi thuần từ kinh doanh ngoại tệ -12,6 -12,71 -16,24
Thu nhập từ các hoạt động khác 72,96 96,38 101,97
Chi phí hoạt động 1.342,1 1.429,44 1.904,95
Lợi nhuận trước thuế và DPRR 2.986,8 5.094,12 7.205,23 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2014-2016) Thu nhập của chi nhánh qua các năm từ 2014 tới 2016 có mức tăng lần lượt là 4.328,9 triệu đồng vào năm 2014 tăng lên 6.523,56 triệu đồng năm 2015 và 9.110,18 triệu đồng vào năm 2016. Đây là kết quả khá tốt của chi nhánh. Thu nhập tăng dần đều qua các năm, mặc dù mức lãi suất cho vay tiêu dùng trên địa bàn là cạnh tranh giữa các ngân hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh. Tuy nhiên chi nhánh đã có hướng đi đúng đắn khắc phục khó khăn đó bằng cách mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình.
Chi phí hoạt động qua các năm cũng có sự biến động mạnh năm 2014 mức chi phí hoạt động là 1.342,1 triệu đồng thì sang năm 2015 con số này đã tăng lên 1.429,44 triệu đồng sang năm 2016 mức chi phí hoạt động là 1.904,95 triệu đồng.
Chi phí hoạt động tăng lên là do có sự cạnh tranh lớn từ phía các ngân hàng do vậy để mang lại hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng cần phải tăng thêm chi phí, với mức tăng từ năm 2014 sang 2015 là 87,34 tăng 6,5% so với năm 2014 sang năm 2016 thì mức tăng này là 475,51 triệu đồng tăng 33,2% so với năm 2015 đây là mức tăng chi phí cao so với thu nhập đạt được điều này làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của chi nhánh.
Lợi nhuận của chi nhánh cũng có đà tăng trưởng tốt. Mặc dù lợi nhuận tăng mạnh ở năm 2014 sang 2015 từ mức 2.986,8 triệu đồng lên 5.094,12 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 70,6%). Sang tới năm 2016 do ảnh hưởng của cạnh tranh mà mức lợi nhuận của chi nhánh đã không giữ được đà tăng trưởng mạnh như trước. Cụ thể trong năm 2016 lợi nhuận chỉ tăng từ 5.094,12 đến 7.205,23 (tương ứng mức tăng 41,4%). Điều này là không tốt với chi nhánh