Đánh giá thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Viettinbank chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2014-2016nhánh Hải Dương giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 64 - 72)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNGTHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Viettinbank chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2014-2016nhánh Hải Dương giai đoạn 2014-2016

2.3.1 Kết quả đạt được

- Về quy mô: Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã không ngừng cải thiện, quy mô cho vay tăng cao qua các năm. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2014 đạt 13.918 triệu đồng, năm 2015 đạt 31.639 triệu đồng tăng 127,32% so với thực hiện năm 2014 và năm 2016 đạt 74.262 triệu đồng tăng 134,72% so với cùng kỳ năm 2015.

Năm 2015, do tình hình thị trường bất động sản chững lại, các khách hàng lớn của ngân hàng gặp khó khăn, tuy nhiên do ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng đến vay trả góp, lập phiếu điều tra thăm dò ý

kiến khách hàng… bên cạnh đó nâng cao chất lượng phục vụ và tiến độ giải ngân nên hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Cụ thể doanh số cho vay tiêu dùng năm 2015 đã tăng 127,32% so với cùng kì năm 2014. Sang năm 2016 khi nền kinh tế đang dần hồi phục cùng sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh doanh số cho vay tiêu dùng đã tăng từ 31.639 lên con số 74.262 tăng 134,72% so với cùng kì năm trước.

- Về mức độ đa dạng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng: Viettinbank Hải Dương cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu mua nhà cửa, mua ô tô, du học.

- Về mức độ an toàn: Nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng tại chi nhánh có tỷ lệ giảm dần từ 2014 đến 2016 còn 4,21% < 5%. Hoạt động này được đánh giá là có mức an toàn tương đối cao trong các đối tượng cho vay do món vay nhỏ lẻ, chủ yếu là có tài sản đảm bảo. Đối với các nhu cầu để mua nhà ở thì tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, tiếp theo là thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 cũng giảm dần tới năm 2016 còn 2,1% nằm trong quy định an toàn của ngân hàng nhà nước.

- Về hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng: Tỷ trọng dư nợ CVTD và tỷ trọng thu nhập từ CVTD qua các năm ta thấy, năm 2014 với tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng là 3,21% thì tỷ trọng thu nhập là 7,01%. Năm 2015 hai tỷ trọng lần lượt là 5,85% và 8,07% năm 2016 tỷ trọng lần lượt là 8,42% và 9,11% tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng/tổng dư nợ thấp nhưng tỷ trọng thu nhập từ cho vay tiêu dùng/tổng thu nhập cao chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng được mở rộng và mang lại hiệu quả cho ngân hàng.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương cũng còn có những hạn chế. Cụ thể như:

Thứ nhất, mức cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn thấp đối với những khách hàng có khả năng trả nợ cao. Số tiền vay còn nhỏ so với nhu cầu vay cả giá trị tài

sản của khách hàng, do đó đã bỏ qua cơ hội cho vay đối với nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có khả năng trả nợ cao trong tương lai và nhu cầu vốn lớn ở hiện tại.

Thứ hai, các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng mà chi nhánh cung ứng còn đơn điệu, mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm truyền thống như mua nhà, mua ô tô, điều này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, chủng loại sản phẩm vẫn còn hạn chế, chi nhánh chưa triển khai phổ biến sản phẩm cho vay qua thẻ tín dụng do hệ thống thanh toán qua thẻ của Viettinbank chưa được hoàn thiện, kĩ thuật chưa cao, hiện tại thẻ ATM chủ yếu chỉ dùng để rút tiền, chuyển khoản, kiểm tra số dư, thực hiện thanh toán tiền điện, tiền điện thoại...

Thứ ba, cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng còn chưa phong phú đa dạng, số lượng sản phẩm còn ít về chủng loại, sản phẩm chưa thể hiện được bản sắc riêng của NH trong mỗi sản phẩm. Sản phẩm còn chung chung như cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà…khiến KH chưa thực sự ấn tượng với sản phẩm. Hiện tại, chi nhánh còn bỏ qua một thị trường có tiềm năng rất lớn đó là thực hiện CVTD gián tiếp thông qua các đại lý cung cấp sản phẩm hàng hóa, một dạng thuê mua hiện đại.

Chính vì số lượng sản phẩm ít, chưa có sự chuyên biệt nên số lượng KH đến giao dịch với ngân hàng còn hạn chế.

Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ CVTD tại chi nhánh. Tuy nhiên, qui mô hoạt động về giao dịch bất động sản của Viettinbank Hải Dương còn nhỏ bé, mang tính cục bộ, cán bộ thẩm định cho vay, cũng như cán bộ định giá còn thiếu thông tin về thị trường nhà đất. Điều này gây rủi ro cho các cán bộ trong công tác định giá tài sản đảm bảo, có thể dẫn đến việc định giá tài sản không chính xác.

Nhìn chung, sản phẩm dịch vụ tuy Chi nhánh đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhưng chủ yếu thỏa mãn nhu cầu cơ bản của khách hàng, chưa có những tiện ích vượt trội.

Thứ tư, dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn còn thấp. Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân năm chỉ đạt khoảng 35- 40 tỷ đồng, thấp hơn so với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn khoảng 3- 5 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ cho

vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng ở mức thấp, tỷ trọng này trong năm 2015 và 2016 đã tăng lên 28- 32%, tuy nhiên nếu so với tỷ trọng cho vay tiêu dùng ở các nước phát triển thường chiếm từ 40- 50% trong tổng dư nợ thì con số này còn quá nhỏ.

Thứ năm, chất lượng tín dụng của các khoản vay tiêu dùng vẫn thấp. Tuy các khoản nợ vay luôn được thống kê định kỳ số tiền còn phải trả theo kỳ hạn trả và các cán bộ tín dụng cũng đã tiến hành đốc thúc, nhắc nhở khách hàng một cách thường xuyên để các khoản nợ được thanh toán kịp thời. Song tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng vẫn ở mức cao là 5%; nếu so sánh với chi nhánh khác tỉ lệ nợ quá hạn chỉ ở mức dưới 3% và dư nợ quá hạn chỉ phát sinh đối với hình thức cho vay CBCNV không có bảo đảm bằng tài sản. Thực tế này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan song phải khẳng định khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế.

2.3.2.2 Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: Chính sách đối với tài sản đảm bảo của ngân hàng chưa linh hoạt ngân hàng chỉ cho vay 70% giá trị tài sản đảm bảo, nhiều thủ tục yêu cầu khiến khách hàng không đủ tài sản thế chấp. Những lỗi xảy ra trong quá trình thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo định giá thấp hơn giá trị thị trường.

Thứ hai: Trình độ của cán bộ tín dụng

Đội ngũ nhân viên tín dụng còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm: Các cán bộ tín dụng ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương có độ tuổi trung bình là 30 tuổi, rất năng động, nhiệt tình nhưng lại yếu ở kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt trong việc phân tích và thẩm định tài chính của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo thì kinh nghiệm lại càng cần thiết. Việc thiếu kinh nghiệm sẽ dẫn tới những phân tích thiếu chính xác, gây ra những quyết định sai lầm và do đó tạo ra những rủi ro cho ngân hàng.

Thứ ba: Mô hình kinh doanh của chi nhánh chưa hoàn thiện

Chưa có bộ phận hỗ trợ tín dụng, mọi công việc từ khi tiếp nhận hồ sơ tới khi thu nợ đều do cán bộ tín dụng thuộc phòng quan hệ khách hàng đảm nhiệm. Việc này dẫn tới các cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm nhiều công việc.

Thứ tư: Hoạt động Marketing chưa hiệu quả

Hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương chưa có bộ phận marketing và phát triển sản phẩm mới hoạt động độc lập nên hạn chế trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh ngân hàng và sản phẩm mới tới khách hàng, hoạt động marketing của bộ phận nào thì bộ phận đó tự đảm nhiệm. Hoạt động marketing của bộ phận tín dụng do các cán bộ thuộc phòng quan hệ khách hàng đảm nhiệm, nhưng mới chỉ thực hiện chủ yếu thông qua quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng hay phát tờ rơi, tờ bướm tới khách hàng. Cách thức marketing như thế này chưa thực sự hiệu quả vì nó mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những đặc điểm về sản phẩm cho vay, điều kiện và thủ tục vay chứ chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích của sản phẩm cho vay tiêu dùng nên chưa thu hút được nhiều khách hàng tới ngân hàng

Thứ năm: hệ thống thông tin của chi nhánh còn nhiều hạn chế

Việc thu thập thông tin về mỗi khoản vay của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng chưa được liên kết rộng rãi, thông tin thu thập được còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đánh giá về khoản vay của các cán bộ tín dụng của chi nhánh.

b. Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường pháp luật:

+ Hệ thống pháp luật cho hoạt động cho vay tiêu dùng còn thiếu và chưa đồng bộ: Chưa có một bộ luật riêng và cụ thể nào về cho vay tiêu dùng, những quy chế chung thì chưa đầy đủ để đáp ứng hết những yêu cầu phát sinh trong thực tế của hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, các luật liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng còn nhiều vướng mắc như Luật đất đai với những vướng mắc trong việc định giá đất, Luật dân sự và một số luật khác liên quan chưa đồng bộ cũng là một cản trở đối với cả hoạt động cho vay tiêu dùng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

+ Tài sản đảm bảo là nhà đất được quyền thế chấp thì phải được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: Vì thế nhiều khách hàng có đủ năng lực pháp luật, đủ khả năng tài chính để trả nợ nhưng không được vay

vốn vì không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo (chưa được cấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở) hạn chế số lượng khách hàng được vay vốn ngân hàng.

+ Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất ở còn chậm, thủ tục đăng ký cầm cố, thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn phức tạp, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên môi trường với các ngân hàng nên gây tâm lý e ngại cho khách hàng trong quá trình hoàn thành thủ tục hồ sơ vay vốn, nhiều khi đây là một trong những nguyên nhân làm giảm cơ hội vay vốn của khách hàng và giảm thu nhập của ngân hàng.

- Môi trường kinh tế:

Nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong một vài năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao khoảng 7%, quy mô nền kinh tế đã tăng lên song còn nhỏ so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, sự đóng góp của khoa học công nghệ vào sự phát triển chung của nền kinh tế là chưa cao, sự đóng góp chủ yếu phải kể đến vẫn là lao động và vốn nên gây rất nhiều khó khăn cho sự phát triển công nghệ ngân hàng, ngành ngân hàng vẫn chưa được quan tâm phát triển thích đáng. Ngoài ra khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, mức sống của người dân trong nước là chưa cao so với các nước khác nên hạn chế khả năng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của cao, làm cho thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân đã thấp lại có mức tăng rất chậm, điều này hạn chế nhu cầu vay tiêu dùng của người dân.

- Môi trường văn hóa, xã hội

Đây là nhân tố có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Dương nói riêng bởi thói quen tâm lý tiêu dùng của người dân Việt Nam là rất tiết kiệm và chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Khi có nhu cầu để đầu tư, kinh doanh hay nhất là những người có nhu cầu mua sắm, họ thường không thích đi vay và đã có tích lũy từ lâu nên phần lớn họ chờ tích luỹ đủ mới tiêu dùng. Do vậy, muốn cho hoạt động

cho vay tiêu dùng phát triển hơn trong thời gian tới thì ngân hàng cần có biện pháp tìm cách tác động vào tâm lý của người dân, cho họ thấy rõ được những tiện ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng, để các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng dần được nhiều người biết đến và tin dùng hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 khái quát quá trình hình thành và phát triển của Viettinbank Hải Dương. Nội dung chính của chương là đề cập đến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh về các mặt và tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Mô tả về quy trình cho vay tiêu dùng thực tế, những kết quả đạt được qua số liệu thống kê từ đó tổng hợp những mặt hạn chế những khó khăn vướng mắc trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Bên cạnh đó chương 2 khẳng định cho vay tiêu dùng là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn mà Viettinbank sẽ hướng đến.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hải dương (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w