CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động truyền thông marketing của công
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài công ty kinh doanh
Là những nhân tố bên ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới công tác truyền thông marketing. Bao gồm:
- Nhân tố văn hóa xã hội: văn hóa được định nghĩa là hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể, được chia sẻ một cách cụ thể. Văn hóa là yếu tố khó xác định cụ thể nhưng tác động thưởng xuyên đến hoạt động kinh doanh và quyết định marketing
hay cụ thể hơn là hoạt động truyền thông marketing. Nó có thể tác động đến hành vi thái độ ứng xử hàng ngày dẫn đến hành vi mua, tiêu dùng của từng người, từng nhóm người, các chuẩn mực đạo đức văn hóa biến động sẽ làm biến động xu hướng tiêu dùng. Ở đây, yếu tố văn hóa tác động đên các doanh nghiệp thương mại ở chỗ ý thức xã hội tiếp nhận sản phẩm đó như thế nào, hộ đón nhận hay khước từ nó… từ sự tác động đó mà hoạt đông marketing truyền thông sẽ đi theo hướng nào cho phù hợp nhất với nền văn hóa mà nó hướng đến.
- Nhân tố thuộc về môi trường cạnh tranh:
+ Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: số lượng và quy mô của đối thủ cạnh tranh là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường, tiềm lực của đối thủ, các chiến lược kinh doanh, chiến lược xúc tiến của đối thủ… Là những yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm khi quyết định và thực hiện hoạt động truyền thông marketing. Trong các đối thủ cạnh tranh, Marketing chia làm 4 cấp độ khác nhau: cạnh tranh mong muốn, cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau, cạnh tranh trong cùng một sản phẩm, cạnh tranh giữa các nhãn hiệu. Bốn loại cạnh tranh trên mức độ gay gắt sẽ tăng dần lên và doanh nghiệp phải có chính sách xúc tiến thương mại ở mỗi cấp độ cho phù hợp.
+ Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: có thể nói doanh nghiệp nhập cuộc trong ngành hiện nay phụ thuộc và một số các yếu đố, đó là luật pháp, chi phí sản xuất, nguyên liệu cho sản xuất, khả năng tiếp cận các kênh phân phối vì vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mới là rất khó khăn.
- Công chúng trực tiếp :
Đây là thành phần có sự quan tâm thực sự hoặc có sự ảnh hưởng tới khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Giới công chúng có thể ủng hộ hoặc chống lại các quyết định truyền thông marketing của doanh nghiệp, tạo ra sự thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp phải quan tâm, chia công chúng thành các cấp độ khác nhau để tiếp xúc cho hiệu quả: công chúng tích cực, công chúng tìm kiếm, công chúng mong muốn.
- Khách hàng:
Khách hàng là đối tượng quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải phục vụ và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khách hàng tạo nên thị trường, quy mô thị trường, khách hàng quyết định quy mô thị trường. Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách hàng và dự đoán nhu cầu của họ để có hoạt đông truyền thông cho hiệu quả.
- Các yếu tố chính trị:
Đây là một trong nhũng yếu tố ảnh hưởng mạnh đến các quyết định truyền thông marekting của doanh nghiệp. Nó bao gồm hệ thông pháp luật liên quan đến hoạt động marketing hay cụ thể hơn là hoạt động truyền thông marketing, hệ thống chính sách của nhà nước, cơ chế điều hành của chính phủ… Các yếu tố này chi phối cả nội dung và phương tiện, phạm vi hoạt động truyền thông marketing: luật thương mại điều chỉnh các hoạt động marketing, lĩnh vực bị cấm trong quảng cáo…
- Các yếu tố kinh tế:
Môi trường kinh tế được phản ánh thông qua tốc độ phát triển kinh tế chung về cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế… Nó tạo ra mức hấp dẫn về thị trường, sức mua của khách hàng với các loại hàng hóa khác nhau. Môi trường kinh tế cũng tạo ra sự ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu người tiêu dùng và việc phân bổ thu nhập. Vì vậy cần phải nghiên cứu môi trường kinh tế để đưa ra các biện pháp truyền thông marketing cho hiệu quả.
1.3.2. Các yếu tố bên trong công ty kinh doanh
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: đây là điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo cho chiến lược xúc tiến, mở rộng thị trường của doanh nghiệp có tính khả thi. Khả năng tài chính ở đây bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỉ lệ lãi đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ vay ngắn hạn và dài hạn, các tỉ lệ và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Công tác xúc tiến thương mại liên quan tới nhiều công đoạn khác nhau từ điều tra, nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, hoạt động marketing truyền thông, giới thiệu sản phẩm đến việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, ký kết tiêu thụ sản phẩm… Tất cả công đoạn này đều cần có nguồn tài chính nhất định để tiến hành có hiệu quả.
- Mức đầu tư ngân sách và nguồn lực cho marketing và truyền thông marketing: Dù doanh nghiệp có khả năng tài chính, nhưng quyết định phân bổ ngân sách, nguồn lực không bám sát mục tiêu marketing, đặc điểm công chúng mục tiêu và phương tiện truyền thông có thể dẫn đến đầu tư không đúng mức. Chi phí quá nhiều gây lãng phí, hoặc chi phí không đủ thì hoạt động truyền thông không hiệu quả.
- Khả năng tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị là nhân tố quyết định tới sự thành bại cảu hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp nói riêng. Điều này thể hiện ở việc nhà quản lý có các quyết định kịp thời, chính xác trước những biến động thị trường, từ đó có thể vạch ra những chiến lược, kế hoạch xúc tiến thương mại đúng đắn và tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, vì mỗi doanh nghiệp là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận khách nhau nên nếu nhà quản lý biết tổ chức, phối hợp, gắn kết những bộ phận này thành một hệ thống gọn nhẹ mà hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động truyền thông marketing.
- Trình độ chuyên môn của nhân viên marketing cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình của hoạt động này. Có thể nói, chính con người với năng lực thực sự của họ mới lựa chọn được đúng cơ hội và sử dụng sức mạnh khác có hiệu quả để khai thác và gặt hái những thành công cho doanh nghiệp.
- Tiềm lực vô hình: hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ nổi tiếng của nhãn mác hàng hóa, uy tín của các mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp… tạo nên sức mạnh, lợi thế để doanh nghiệp tiến hành hoạt động truyền thông marketing có hiệu quả. Sức mạnh thể hiện ở khả năng ảnh howngr và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng.
- Trình độ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp. doanh nghiệp có trang thiết bị hiện đại không những tạo ra những chương trình, hoạt động ấn tượng trong lòng người tiêu dùng tạo điều kiện tốt cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa diễn ra một cách có hiệu quả. Như vậy, đây là một yếu
tố có khả năng nâng cao khả nang cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản phẩm có sự ưa chuộng của khách hàng, từ đó tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Mạng lưới phân phối sẵn có, các chính sách quảng cáo đang áp dụng chất lượng, chủng loại cũng như vị trí địa lý của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp kinh doanh.