CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY WOLLYONG VIỆT NAM
2.2. Tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động truyền thông marketing của Công ty Wollyong Việt Nam
2.2.1. Tác động của yếu tố môi trường bên ngoài - Dân cư:
Theo số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2016 vừa được Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố, dân số trung bình năm của cả nước ước tính là 92,7 triệu người.
Trong đó, dân số thành thị là 32,06 triệu người (chiếm 34,6%); dân số nông thôn 60,64 triệu người (65,4%); dân số nam 45,75 triệu người (49,4%); dân số nữ 46,95 triệu người (50,6%). Lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 54,4 triệu người.
Đặc điểm nhân khẩu học và mức thu nhập ngày càng cao của người dân Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng tiêu dùng trong nước. Đặc biệt là đối với ngành mỹ phẩm sẽ có điều kiện tăng trưởng khi nhu cầu chăm sóc và làm đẹp của người dân, chủ yếu là nữ giới ngày càng cao.
Mặt khác, ở những thành phố lớn hay những nơi có mức sống cao sẽ có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm lớn hơn ở vùng kém phát triển, mức sống dân cư thấp. Do đó, các cửa hàng của công ty Wollyong đều được đặt ở các thành phố lớn tại Việt Nam.
- Môi trường văn hóa - xã hội:
Theo dữ liệu từ Trade Map của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) 2016, top 5 nguồn mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam lần lượt là: Singapore (34%), EU (19%), Thái Lan (9%), Hàn Quốc (8%). Điều này cho thấy người Việt Nam, đặc biệt là nữ giới đang rất ưa chuộng mỹ phẩm nhập khẩu.
Theo một khảo sát về hành vi người tiêu dùng, những thương hiệu đến từ Hàn Quốc nhận được sự ưa chuộng tích cực nhất trong những năm trở lại đây. Trong tâm trí họ, thương hiệu cho giới trẻ và sành điệu được chọn cao gấp 3 lần các thương hiệu của các nước khác. Đây là một lợi thế cho công ty Wollyong đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing cho thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Nature Republic đến từ Hàn Quốc.
- Môi trường pháp luật:
Năm 2015, theo một số hiệp định mà Việt Nam phải tuân thủ như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ATIGA), Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA), hay Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật (VJEPA) thì thuế của hầu hết các mặt hàng nhập khẩu phải giảm về mức 0-5%. Khi đó, những ưu đãi về đầu tư đối với ngành mỹ phẩm sẽ không còn hấp dẫn bởi chi phí đầu tư lớn. Những nhà sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam gặp khó khăn khi phải tăng giá để bù đắp chi phí đầu tư. Nhưng đây lại là lợi thế cạnh tranh cho công ty Wollyong với chiến lược nhập khẩu phân phối.
- Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay, hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam, từ mỹ phẩm cao cấp như Lancome, Shisedo, Fendi, Lower, L’Oreal hay bình dân như Nevia, Pond, Hezaline… Hơn thế nữa là các thương hiệu mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam cũng như các loại mỹ phẩm handmade cũng ngày càng nở rộ. CẦN BỔ SUNG Ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh về kinh doanh về truyền thông và về chất lượng sản phẩm cũng như uy tín thương hiệu của đối thủ..
Công ty Wollyong với thương hiệu Nature Republic mới gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2012, đến sau các thương hiệu nổi tiếng đã được yêu thích bởi người tiêu dùng Việt nên nhiệm vụ quan trọng của công ty là phải tìm ra sự khác biệt, nổi trội của sản phẩm để truyền thông marketing hiệu quả nhất, giành thị phần từ tay các đối thủ.
- Khách hàng:
Báo cáo vừa công bố của Kantar Worldpanel, tổ chức nghiên cứu hành vi người mua hàng cho rằng với khoảng 20 triệu phụ nữ Việt trong độ tuổi từ 15 đến 39 (40% dân số nữ), các thương hiệu mỹ phẩm đang có một mảnh đất đầy tiềm năng để khai thác.
Riêng về giới trẻ, khảo sát cho thấy 30% số học sinh ở độ tuổi 15-16 đã bắt
đầu làm quen với một trong các loại sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ bản như sữa rửa mặt, sửa tắm, lotion, trị mụn, son dưỡng môi… Tỷ lệ này có chiều hướng tăng dần theo độ tuổi.
Và bất chấp xu hướng mua các sản phẩm có giá thành thấp hơn ở nhiều ngành hàng, mỹ phẩm vẫn là lĩnh vực không quá thách thức với các sản phẩm cao cấp, có giá thành cao hiện nay. Điển hình như người tiêu dùng ngày nay đã chi nhiều hơn cho các sản phẩm dầu xả tóc, dưỡng da, trang điểm phân khúc cao hơn, thay cho các lựa chọn có giá thành thấp trước đó. Do đó, đối với mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc như Nature Republic nếu được người tiêu dùng Việt ưa thích, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu mua hàng mà không quá đắn đo về giá cả. Đây là cơ hội để công ty Wollyong mạnh dạn hơn trong đẩy mạnh truyền thông marketing, thu hút sự yêu thích từ khách hàng.
Dựa vào đặc điểm nổi bật sản phẩm sản xuất bằng các nguyên liệu được chiết xuất từ thiên nhiên, khi sử dụng an toàn cho người dùng, công ty cần định hướng truyền thông tới khách hàng mục tiêu của mình là những người nào yêu thích mỹ phẩm tự nhiên, lành tính.
Cùng với xu hướng ưa chuộng các thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc trong những năm trở lại đây, công ty nên coi đây là một lợi thế cơ bản của sản phẩm và thương hiệu và đẩy mạnh truyền thông marketing với hình ảnh, phong cách đặc trưng của Hàn Quốc để thu hút khách hàng.
2.2.2. Tác động của yếu tố bên trong - Khả năng tài chính của công ty:
Công ty TNHH Đầu tư thương mại Wollyong là doanh nghiệp FDI chuyên nhập khẩu phân phối độc quyền mỹ phẩm Nature Republic với nguồn lực tài chính luôn ổn định. Trong những năm qua, doanh thu thu về đều vượt mức so với kế hoạch. Với khả năng tài chính ổn định, nguồn vốn dồi dào, công ty sẽ thuận lợi và tự chủ hơn trong việc triển khai các hoạt động truyền thông marketing của mình.
- Mức đầu tư ngân sách và nguồn lực cho truyền thông marketing: Mỹ phẩm là sản phẩm được sử dụng trực tiếp trên cơ thể người dùng nên khách hàng thường
không dễ dàng ra quyết định mua ngay, mà dành nhiều thời gian tìm hiểu, có thể là dùng thử, tin tưởng rồi mới mua. Truyền thông marketing lúc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền thông tạo dựng hình ảnh và sự ưa chuông của khách hàng và công chúng và quan trọng trong tiếp cận và thuyết phục khách hàng mục tiêu yêu thích và mua sản phẩm. Công ty Wollyong hiểu được điều này nên hàng năm thường dự kiến chi khoảng 9-11% doanh thu để đầu tư ngân sách cho truyền thông marketing, và tập trung các nguồn lực để hỗ trợ hoạt động này.
- Khả năng tổ chức, quản lý, điều hành công ty:
Tổng Giám Đốc công ty - Park Yongku là doanh nhân Hàn Quốc, một người từng trải và có kinh nghiệm trong điều hành, tổ chức kinh doanh. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc là người được đào tạo chuyên môn tốt, từng du học ở Singapore, cùng với sự năng động, nhiệt tình đã góp sức không nhỏ cho sự thành công của công ty Wollyong ngày nay cho tới giai đoạn hiện nay.
Ngoài chú trọng nâng cao kỹ năng chuyên môn trong quản lý, một điểm mà Ban Giám đốc luôn chú ý đến đó là sự thân thiện, đoàn kết giữa các thành viên trong công ty, bất kể chức vụ của họ là gì. Dù trong công việc có phân chia cấp bậc giữa nhân viên và quản lý, nhưng Ban Giám đốc vẫn luôn quan tâm tới các nhân viên cấp dưới, trò chuyện cởi mở, tổ chức các bữa tiệc kỷ niệm, ăn mừng, du lịch....
Đây là cách mà người quản lý tạo nên văn hóa doanh nghiệp, từ đó nhân viên làm việc có trách nhiệm và vui vẻ cống hiến cho sự phát triển của công ty chứ không cảm thấy căng thẳng, áp lực phải làm việc.
- Nhân sự marketing và nhân sự làm truyền thông marketing:
Phòng marketing gồm 4 nhân viên đều là những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành marketing, với nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương tự. Với kinh nghiệm, năng lực làm việc cùng với sự tạo điều kiện tối đa từ phía Ban Giám đốc, nhân viên marketing của công ty được tự do phát huy sáng tạo và sở trường của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, họ đều là những người trẻ, nhiệt huyết với công việc, sẵn sàng đi
nghiên cứu thị trường, tìm hiều xu hướng thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng. Có được một đội ngũ marketing như vậy là lợi thế lớn đối với công ty Wollyong để đẩy mạnh truyền thông marketing một cách hiệu quả.
Ngoài ra, các nhân viên bán hàng cũng chính là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên thành công của chương trình truyền thông marketing. Những nhân viên này đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về chuyên môn - nghiệp vụ, hiểu rõ về sản phẩm. Thông qua bán hàng trực tiếp, họ giúp truyền đi thông điệp mà công ty muốn gửi tới khách hàng, đồng thời tạo thiện cảm, sự tin tưởng từ khách hàng, dẫn khách hàng đến hành động mua sản phẩm.
- Chiến lược đẩy hay kéo được lựa chọn: Công ty Wollyong phân phối các sản phẩm thương hiệu Nature Republic trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua trung gian thương mại do đó công ty lựa chọn chiến lược kéo.
Mục đích của chiến lược này là sử dụng các công cụ truyền thông marketing hướng tới người tiêu dùng cuối cùng để kích thích họ mua hàng. Bộ phận marketing lên kế hoạch và tổ chức các chương trình truyền thông marketing, thu hút khách hàng đến cửa hàng. Sau đó nhân viên tại các cửa hàng làm nhiệm vụ tư vấn và bán hàng.
Nhưng theo cách thu hút khách hàng đến cửa hàng qua các hoạt động truyền thông hay là chỉ hỗ tợ các cửa hàng thuyết phục khách hàng đến mua.