I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được và phân biệt hô hấp hiếu khí, kỵ khí và lên men?
- Đặt được thí nghiệm & quan sát đc hiện tượng lên men.
- Biêt làm sữa chua, muối chua rau quả.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng qsát & làm thí nghiệm để lấy thông tin.
3. Về thái độ, hành vi:
- Tích cực tham gia xây dựng bài. Yêu thích môn học - Tìm tòi và khám phá
II/ CHUẨN BỊ:
- Như SGK.
- GV: Giáo án+ SGK+ Sơ đồ.
- HS: Vở ghi + SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : (42 phút) 1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới: (41 phút) A. LÝ THUYẾT ( 15 PHÚT)
Hoạt động : Tìm hiểu về hô hấp và lên men và quá trình phân giải của vi sinh vật. ( 15 phút) Mục tiêu:
-Trình bày được và phân biệt hô hấp hiếu khí, kỵ khí và lên men?
- Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở vi sinh vật nhờ enzim.
- Nêu được 1 số ứng dụng đặc điểm có lợi, hạn chế đặc điểm có hại của quá trình phân giải các chất để phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường.
Hoạt Động Của GV Và HS Nội Dung Bài Học
GV: Hô hấp hiếu khí là gì? Quá trình này xảy ra ở đâu?
HS: Là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử GV: Sản phẩm tạo thành và năng lượng thu được từ quá trình này như thế nào?
HS: Sản phẩm tào thành cuối cùng là CO2
+H2O + năng lượng(1 phân tử glucôzơ 38ATP
GV: Hô hấp kị khí là gì?
HS: Là quá trình phân giải chất hửu cơ để thu năng lượng, chất nhận electron cuối cùng là phân tử vô cơ.
GV: Cho lớp hoạt động nhóm phân biệt hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
Hô Hấp Và Lên Men.
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kị khí
Lên men Nhu
cầu oxi
Cần nhiều oxi
Không cần oxi
Không cần oxi Chất
nhận e- cuối cùng
Ôxi phân tử.
- Ở SV nhân thực chuỗi truyền điện tử ở màng trong ti
-Phân tử vô cơ NO3, SO4
-Các phân tử hữu cơ.
Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí -Môi trường có ôxi
phân tử
-Là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ
-Chất nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử
-Môi trường không có ôxi phân tử -Là hóa trình phân giải chất hửu cơ -Chất nhận electron cuối cùng là phân tử vô
cơGV tiếp tục cho HS hoạt động nhóm làm bài tập lện SGK trang 90, hãy lấy ví dụ về sinh vật cho từng loại hô hấp mà em biết.
HS thảo luận và làm bài tập lệnh.
+ Hô hấp hiếu khí: các loại nấm, động vật nguyên sinh, xạ khuẩn
+Hô hấp kị khí: vi khuẩn phản nitrat hóa GV: Lên men là gì ? cho vd VSV phân giải khị khí theo phương thức lên men?
HS: Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong đó, chất cho êlectron và chất nhận êlectron là các phân tử hữu cơ, ví dụ: VK lactic, VK êtilic, nấm men, ...
*Trả lời câu lệnh trang 92
- Bình đựng nước thịt quá thừa nitơ và thiếu cacbon nên axit amin bị khử mùi thối.
- Bình đựng nước đường có mùi chua vì thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon nên chúng lên men tạo axit chua).
- Thực phẩm đã dùng vi sinh vật phân giải:
tương nước mắm, nước chấm…
- Do vi sinh vật tiết enzim prôtêaza phân giải prôtêin của cá, đậu tương…
* Trả lời câu lệnh trang 93
- Sử dụng lên men lactic để làm sữa chua, muối dưa cà…
*Quá trình phân giải của vi sinh vật có gây hại đối với đời sống của con người không?
thể.
- Ở SV nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất.
Sản phẩm cuối cùng
- CO2, H2O, NL
- CO2, H2O, NL
- CO2, chất hữu cơ - VD:
Rượu, dấm, sửa chua….
* Quá trình phân giải:
1) Phân giải prôtêin và ứng dụng:
- Các vi sinh vật tiết enzim prôtêaza ra môi trường phân giải prôtêin ở môi trường thành axit amin rồi hấp thụ.
- Ứng dụng làm tương, nước mắm…
2) Phân giải polisaccarit và ứng dụng:
- Vi sinh vật tiết enzim phân giải ngoại bào polisaccarit ( tinh bột, xenlulôzơ..) thnành các đường đơn ( monosaccarit) rồi hấp thụ.
+ Ứng dụng:
- Lên men rượu êtilic từ tinh bột (làm rượu) ( Tinh bột Glucôzơ Êtanol + CO2 ) - Lên men lactic từ đường (muối dưa, cà ..) ( Glucôzơ Axit lactic (vi khuẩn dị hình có thêm CO2, Êtanol, axit Axêtic …)
- Phân giải xenlulôzơ nhờ vi sinh vật tiết enzim xenlulaza xử lý rác thực vật…
3) Tác hại:
- Do quá trình phân giải tinh bột, prôtêin, xenlulôzơ mà vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, đồ ăn uống, thiết bị có xenlulôzơ…
B. THỰC HÀNH
Hoạt Động 2: thực hành lên men êtilic và lên men lactic. (26 phút) Mục tiêu:
- Đặt được thí nghiệm & quan sát đc hiện tượng lên men.
- Biết làm sữa chua, muối chua rau quả.
I/ Lên men êtilic: ( 15 phút)
- Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 & 3: 1 g bột bánh men hoặc nấm men thuần khiết.
- Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường teo thành ống nghiệm 1 &2.
- Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm 3.
- Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30 – 320C, quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.
* Thu hoạch:
- Hãy điền hợp chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ sau:
Nấm men
Đường CO2 + X + NL - Điền các nhận xét vào bảng: có ( + ), không có ( - )
Nhận xét ống nghiệm 1 ống nghiệm 2 ống nghiệm 3
Có bột khí CO2 nổi lên Có mùi rượu
Có mùi đường Có mùi bánh men
Từ bảng trên rút ra kết luận ĐK lên men êtilic là gì?
II/ Lên men lactic: (6 phút)
Hướng dẫn HS cách làm sữa chua và muối rau quả:
1) Làm sữa chua:
Đun nước sôi, pha sữa ngột vừa uống, để nguội 400C, cho 1 thìa sữa chua Vinamilk vào, rồi trộn đều, đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt độ 400C, đậy kín, sau 3- 5 giờ sẽ thành sữa chua.
2) Muối rau quả:
Rửa sạch dưa chuột, rau cải…cắt thành các đoạn khoảng 3 cm. Cho rau quả vào vại, đổ ngập nước muối NaCl (5%- 6%), nén chặt, đậy kín, để nơi ắm 28- 300C.
3. Thu hoạch: (2 phút)
- Kiểm tra các SP thu đc, giải thích kết quả.
- Tra lời các câu hỏi nêu trong SGK.
4. Củng cố: (2 phút)
- GVgiới thiệu những ứng dụng của lên men để tạo món ăn ngon, dể tiêu hoá và các san phẩm khác phục vụ đời sống. GV nhận xét đánh giá bài học
5. Dặn dò: (1 phút)
- Làm hai sản phẩm: sữa chua và muối chua rau quả.