I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- HS nêu được đặc điểm của 1 số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của sinh vật - Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Nêu được 1 số ứng dụng mà con người đã sử dụng yếu tố hóa học và lí học để khống chế vi sinh vật có hại
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh - Khái quát hóa kiến thức
- Vận dụng thực tế
3. Về thái độ, hành vi:
- Tích cực tham gia xây dựng bài. Yêu thích môn học - Tìm tòi và khám phá
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp:
- Hỏi đáp. Diễn giảng- minh hoạ. Thảo luận nhóm 2. Phương tiện:
- Chuẩn bị 1 số tranh, bài báo về vấn đề sinh trưởng và ức chế vi sinh vật
- Phiếu học tập “Tác động của các yếu tố vật lí lên sự sinh trưởng của vi sinh vật”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC (42 phút) 1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
- Nếu không diệt hết nội bào tử hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?
3.Bài mới: (36 phút)
- Muốn giữ thực phẩm được lâu chúng ta phải làm gì? Tại sao? Dựa vào câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới
Hoạt Động Của GV Và HS Nội Dung Bài Học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ảnh hưởng của các chất hóa học đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật. (15 phút) Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của 1 số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của sinh vật.
GV: Chất hóa học có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của VSV theo 2 chiều hướng cơ bản là chất dinh dưỡng hay là chất ức chế
GV: Chất dinh dưỡng là gì? Chất dinh dưỡng có những loại nào?
HS: Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho VSV đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt hóa aa
GV: Các chủng VSV sống hoang dại trong môi trường tự nhiên thường là chủng nguyên dưỡng
- Các chủng khuyết dưỡng thường là những chủng đột biến nuôi cấy lâu và tuyển chọn từ các chủng nguyên dưỡng hoặc những đã thích nghi cao với môi trường giàu các chất dinh dưỡng trong điều kiện kí sinh, hoại sinh Muốn nuôi cấy các VSV khuyết dưỡng với nhân tố sinh trưởng thì bổ sung nhân tố đó vào môi trường.
I. CHẤT HÓA HỌC 1. Chất dinh dưỡng:
* Chất dinh dưỡng: Là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng. VD:
các loại cacbohidrat, protein, lipit…
* Các chất vô cơ chứa Zn, Miêlin, Mo… tham gia vào quá trình thẩm thấu, hoạt hóa enzim
* Nhân tố sinh trưởng: Là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của vi sinh vật với 1 lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được. VD: axit amin, vitamin…
- Dựa vào nhân tố sinh trưởng phân chia VSV thành 2 nhóm:
+ VSV khuyết dưỡng: là VSV không tự tổng hợp nhân tố sinh trưởng
GV: Vì sao có thể dùng VSV khuyết dưỡng (Ecoli tritophan âm) để kiểm tra thực phẩm có tritophan hay không?
HS: Dùng Ecoli khuyết dưỡng (tritophan âm) có thể kiểm tra được thực phẩm bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn mọc được tức là thực phẩm có tritophan.
GV: Có những chất dinh dưỡng nào dùng để ức chế sự sinh trưởng của VSV?
GV: Nêu cơ chế tác động của các chất ức chế?
GV: Các chất ức chế sự sinh trưởng của VSV được ứng dụng vào thực tế như thế nào?
GV: Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình?
HS: Cồn, giaven, thuốc tím, thuốc kháng sinh…
GV: Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 10 – 15 phút?
HS: Nước muối gây co nguyên sinh làm cho VSV không phân chia được.
GV: Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn hay không?
HS: Không mà chỉ loại vi khuẩn nhờ bọt và khi rửa VSV bị trôi đi
GV: Về việc quảng cáo các loại xà phòng thơm trên tivi chỉ có tính chất quảng bá sản phẩm chứ không phải xà phòng diệt được 90% vi khuẩn.
+ VSV nguyên dưỡng: là VSV tự tổng hợp nhân tố sinh trưởng
2. Chất ức chế sự sinh trưởng:
- Là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
- Các hợp chất phênol, các loại cồn, iôt, Clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng, các anđêhit, các loại khí êtylen ôxi, các chất kháng sinh…thường được dùng trong y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm.... để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố lí học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. (15 phút) Mục tiêu:
Trinhg bày ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng và áp suất thẩm thấu.
GV: Yêu cầu hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
“Tác động của yếu tố vật lí lên sự sinh trưởng của vi sinh vật”.
Ảnh hưởng Ứng dụng 1/ Nhiệt độ
2/ Độ ẩm 3/ Độ pH 4/ Ánh sáng 5/ Áp suất thẩm thấu
HS: Hoạt động thảo luận nhóm.
GV: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
HS: Tủ lạnh có nhiệt độ 10C - 40C ức chế các vi khuẩn kí
II. CÁC YẾU TỐ LÍ HỌC:
1. Nhiệt độ:
- Ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hóa học trong tế bào làm cho vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm
+ Nhiệt độ cao (biến tính prôtêin, axit nucleic) VSV chết + Nhiệt độ thấp kìm hãm sinh trưởng VSV
- VSV ưa lạnh: sống ở Nam Cực t0 150C
- VSV ưa ấm: sống trong đất, nước, kí sinh t0 20-400C - VSV ưa nhiệt: nấm, tảo, vi khuẩn t0 55-650C
- VSV ưa siêu nhiệt: vi khuẩn đặc biệt t0 75-1000C
- Ứng dụng: đun sôi nước uống, nấu chín thức ăn, khử trùng các dụng cụ y tế, bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.
sinh.
GV: Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?
HS: Vi sinh vật kí sinh trong động vật là sinh vật ưa ấm (30-400C).
GV: Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh dễ bị hư hỏng hơn cá sông?
HS: Vi khuẩn biển thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá
GV: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm vi khuẩn?
HS: Thức ăn chứa nhiều nước dẫn đến độ ẩm cao nên tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động.
GV: Vì sao sữa chua không có vi sinh vật gây bệnh?
HS: Sữa chua lên men đồng hình, pH thấp ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh
GV: Công nghệ xà phòng và chất tẩy rửa sử dụng một số enzim vi sinh vật. Theo em enzim này có đặc tính gì? (Ưa axit, ưa trung tính, ưa kiềm).
HS: Công nghệ xà phòng enzim có đặc tính ưa kiềm.
GV: Gia đình em bảo quản thực phẩm như thế nào? Hãy vận dụng kiến thức để giải thích.
HS: Gia đình dùng đường ướp hoa quả hay muối ướp thịt cá. Do áp suất thẩm thấu cao nên đường và muối rút nước trong tế bào vi khuẩn làm chúng không hoạt động hay chết nên không có khả năng phân giải thực phẩm.
2. Độ ẩm:
- Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất dinh dưỡng, tham gia vào quá trình thủy phân các chất
- Mỗi loại VSV cần 1 ngưỡng độ ẩm:
+ Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao + Nấm men đòi hỏi ít nước + Nấm sợi cần độ ẩm thấp
- Ứng dụng: làm khô để bảo quản lương thực, thực phẩm 3. pH:
- Ảnh hưởng đến tính dễ thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…
- pH không thích hợp: ức chế sinh trưởng
- Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia VSV thành 3 nhóm chính:
+ VSV ưa axit: đa số nấm, một số vi khuẩn (pH: 4 6) + VSV ưa trung tính: vi khuẩn, động vật nguyên sinh (pH: 6 8)
+ VSV ưa kiềm: vi khuẩn ở các hồ, đất kiềm (pH: 9 11) - Ứng dụng: muối chua rau quả để ức chế vi khuẩn thối 4. Ánh sáng:
- Cần cho quá trình tổng hợp, sinh sản, chuyển động - Ứng dụng: dùng ánh sáng mạnh để diệt khuẩn 5. Áp suất thẩm thấu:
- Gây co nguyên sinh làm VSV không phân chia được - Ứng dụng: bảo quản thực phẩm
* Củng cố: (5 phút)
- HS đọc kết luận SGK trang 108
* Dặn dò: (1 phút)
- Trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục: Em có biết?
- Học thuộc bài đã học, xem trước bài mới.
Ngày: 7/11
Tuần: 27. Tiết: 27