I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Mô tả được đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của virut.
- Phân biệt được: capsit, capsome, nucleocapsit và vỏ ngoài.
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của virut.
- Nêu một số bệnh ở người, động vật và thực vật do virut gây ra.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Kĩ năng thảo luận nhóm.
3. Về thái độ, hành vi:
- Tích cực tham gia xây dựng bài. Yêu thích môn học - Tìm tòi và khám phá
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp:
- Phân tích tranh vẽ hay tổ chức hoạt động nhóm, cho học sinh làm bài tập tại lớp…
2. Phương tiện:
- Tranh vẽ các hình 29.1, 29.2, 29.3 SGK - Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC (42 phút) 16. Ổn định lớp: (1 phút)
17. Kiểm tra bài cũ: không 18. Bài mới: (41 phút)
Hãy kể tên 1 số loại virut và bệnh do chúng gây ra?
Ngày nay người ta cho rằng virut là tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất (số người chết vì dịch bệnh do virut gây ra lớn hơn số người chết trong tất cả các cuộc chiến tranh, nạn đói, động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại). Vậy virut là gì? Nó có những đặc điểm nào mà có thể gây nên những tác hại to lớn như vậy?
Hoạt Động Của GV Và HS Nội Dung Bài Học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của virut. (20 phút) Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và hình thái của virut.
- Phân biệt được: capsit, capsome, nucleocapsit và vỏ ngoài.
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của virut.
GV: Virut là gì?
HS: Đọc SGK & nêu KN.
GV: Trong tế bào vật chủ, virut có khả năng nhân lên, tức là có khả năng hoạt động như 1 thể sống.
Ngoài tế bào, chúng lại như 1 thể vô sinh.
GV: Sử dụng tranh H. 29.1 đặt câu hỏi: Cấu tạo VR gồm những phần nào?
HS: Gồm lõi axit nuclêic (Bộ gen) và vỏ prôtêin (Capsit) bao bọc bên ngoài là nuclêôcapsit.
GV: Điểm khác biệt giữa bộ gen ở VR và bộ gen ở TB?
HS: Bộ gen ở VR có thể là ADN hoặc ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép, còn bộ gen của TB luôn luôn là ADN chuỗi kép.
GV: Đặc điểm của vỏ ngoài của 1 số VR?
HS: Vỏ ngoài là lớp Lipit kép & prôtêin, trên mặt vỏ có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp VR bám trên bề mặt TB.
GV: Nếu VR không có vỏ ngoài gọi là gì?
HS: VR không có vỏ ngoài gọi là VR trần.
GV: Đọc SGK & quan sát hình 29.2, tìm hiểu xem hình thái của VR có gì đặc biệt?
HS: Chưa có cấu tạo TB, mỗi VR thường được gọi là hạt. Hạt VR có 3 loại cấu trúc: Xoắn, khối & hỗn
I/ Khái niệm VIRUT.
- Virut chưa có cấu tạo tế bào
- Có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nm)
- Có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm 1 loại axitnucleic được bao bọc bởi vỏ protein
- Kí sinh nội bào bắt buộc (virut nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào)
1. Cấu tạo.
Gồm 2 thành phần cơ bản:
+ Lõi axit nucleic: là hệ gen của virut, chỉ chứa ADN hoặc ARN chuỗi đơn hay chuỗi kép, giữ chức năng di truyền
+ Vỏ protein (capsit): bao bọc axit nucleic để bảo vệ, cấu tạo từ các đơn vị protein là capsome
=> Phức hợp gồm axit nucleic và vỏ capsit gọi là nucleocapsit
- Vỏ ngoài (ở một số virut) là lớp lipit kép và protein, trên mặt có các gai glicoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào
- Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần - Virut hoàn chỉnh gọi là virion
2. Hình thái.
- VR chưa có cấu tạo TB, nên mỗi VR thường được gọi là hạt VR. Hạt VR có 3 loại cấu trúc:
Xoắn, khối & hỗn hợp.
hợp.
GV: VR có cấu trúc xoắn có những đặc điểm gì?
HS: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic làm cho VR có hình que, sợi (VR khảm thuốc lá, bệnh dại), hình cầu ( sởi, quai bị, cúm).
GV: VR có cấu trúc khối có những đặc điểm gì?
HS: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện 20 mặt tam giác đều (VR bại liệt).
GV: VR có cấu trúc hỗn hợp có những đặc điểm gì?
HS: phagơ kí sinh ở vi khuẩn hay còn gọi là thể ăn khuẩn. Có cấu trúc giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.
GV y/c HS đọc thí nghiệm của Franken & Conrat.
+ Tại sao VR phân lập được không phải là chủng B?
HS: Vì VR lai mang hệ gen của chủng A.
GV: Có ý kiến cho rằng VR là thể vô sinh?
HS: Khi ở ngoài TB chủ, VR biểu hiện như là thể vô sinh, có thể tách hệ gen ra khỏi capsit để được 2 chất riêng. khi trộn 2 TP này với nhau chúng lại trở thành hạt VR hoàn chỉnh. Khi nhiễm VR hoàn chỉnh vào cây, chúng lại biểu hiện như là thể sống, có thể nhân lên, tạo thế hệ VR mới mang đầy đủ đặc điểm DT của VR ban đầu.
GV: Theo em có thể nuôi VR trên MT nhân tạo như nuôi VK đc không?
HS: Không thể nuôi được vì VR là kí sinh nội bào bắt buộc, chúng chỉ nhân lên được trong TB sống.
GV: Virut là thể sống hay thể vô sinh? Nếu là thể sống tại sao có thể tách ra và kết hợp lại được, thậm chí một số virut có thể kết tinh được? Nếu là thể vô sinh, tại sao có thể tạo ra các thế hệ mới mang đặc điểm di truyền của virut ban đầu?
HS: Cơ thể sống là cơ thể có cấu trúc tế bào (đơn hoặc đa) có khả năng trao đổi chất và năng lượng , khả năng sinh trưởng, sinh sản độc lập. Virut không có các đặc điểm trên nên không thể coi là cơ thể sống.
GV: Liên hệ về việc phòng chống dịch: cúm gia cầm (H5N1), đại dịch AIDS (HIV), đặc biệt là vấn đề cách li nguồn bệnh tránh lây lan trong cộng đồng.
+ Cấu trúc xoắn: capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic làm cho VR có hình que, sợi (VR khảm thuốc lá, bệnh dại), hình cầu ( sởi, quai bị, cúm).
+ Cấu trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện 20 mặt tam giác đều (VR bại liệt)
+ Cấu trúc hỗn hợp: phagơ kí sinh ở vi khuẩn hay còn gọi là thể ăn khuẩn. Có cấu trúc giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.
HS: Chỉ được coi là cơ thể sống khi axit nucleic và prôtêin ở trạng thái hoạt động. Đối với virut điều này chỉ có thể xảy ra khi chúng xậm nhập vào tế bào sống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân loại của virut. (15 phút) Mục tiêu: Phân biệt các loại virut.
GV: Phân loại virut dựa vào tiêu chí nào?
HS: Dựa vào loại axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài.
GV nhấn mạnh việc lợi ích là sử dụng một số virut để chữa bệnh di truyền và tiêu diệt sâu hại mùa màng, bên cạnh đó là virut gây bệnh bò điên lây sang người từ đó cần cảnh báo về vấn đề an toàn thực phẩm cho con người và cách phòng chống dịch do virut gây ra
HS: Đọc “Em có biết”
II/ Phân loại.
* Căn cứ vào cấu tạo: loại axit nucleic, vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài virut chia thành 2 nhóm lớn:
- Virut ADN - Virut ARN
* Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, dựa vào vật chủ virut nhiễm chia thành 3 nhóm
- Virut động vật (ADN, ARN) - Virut thực vật (ARN)
- Virut vi sinh vật (ADN, ARN)
* Củng cố: (5 phút)
- Nêu 3 đặc điểm cơ bản của VR?
- So sánh sự khác biệt giữa virut, vi khuẩn.
Tính chất Virut Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào x
Chỉ chứa ADN hoặc ARN x
Chứa cả ADN và ARN x
Chứa riboxom x
Sinh sản độc lập x
* Dặn dò: (1 phút)
- Trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục: Em có biết?
- Học thuộc bài đã học, xem trước bài mới.