SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA SINH VẬT

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10 phần 2 (Trang 38 - 43)

Bài 25 + 26: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

1. Về kiến thức:

- Tình bày được 4 pha cơ bản nuôi cấy vi khuẩn không liên tục và ý nghĩa của từng pha.

- Nêu được ý nghĩa thời gian thế hệ tế bào (g) và tốc độ sinh trưởng riêng sẽ trở thành cực đại và không đổi mới trong pha log.

- Nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục.

- Phân biệt được các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ: Phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.

- Trình bày được cách sinh sản phân đôi của vi khuẩn.

- Nêu được hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực: Có thể là phân chia nguyên nhiễm hoặc bào tử vô tính hay hữu tính.

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện các kĩ năng: Thu thập thông tin phát hiện kiến thức, quan sát phân tích so sánh, tổng hợp.

3. Về thái độ, hành vi:

- Tích cực tham gia xây dựng bài. Yêu thích môn học - Tìm tòi và khám phá

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp:

- Hỏi đáp. Diễn giảng- minh hoạ. Thảo luận nhóm 2. Phương tiện:

- SGK, hình vẽ. Tranh ảnh có liên quan.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: (42 phút) 1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới: (41 phút)

Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng rất nhanh. Vậy sinh trưởng là gì và có đặc điểm như thế nào là nội dung nghiên cứu trong bài học này.

Hoạt Động Của GV Và HS Nội Dung Bài Học

Hoạt Động 1: Tìm hiếu sự sinh trưởng. (5 phút) Mục Tiêu:

-Trình bày được khái niệm và thời gian thế hệ của sinh trưởng.

-Nêu được ý nghĩa thời gian thế hệ tế bào (g) và tốc độ sinh trưởng riêng sẽ trở thành cực đại và không đổi mới trong pha log.

GV: Thế nào là sự sinh trưởng của vi sinh vật?

HS: Là sự tăng lên các thành phần của TB.

GV: Do kích thước tế bào nhỏ nên khi nghiên cứu sinh trưởng của vi sinh vật để thuận lợi người ta theo dõi sự thay đổi của cả quần thể vi khuẩn.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình và cho biết thời gian thế hệ là gì ? Nêu ví dụ?

HS: Tế bào phân chia lần 1 tạo 2 tế bào con, lần 2

A/ Sinh trưởng của vi sinh vật I. Khái niệm sinh trưởng.

1.

Khái niệm:

- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ.

- Là thời gian khi sinh ra 1 TB cho đến khi TB đó phân chia hoặc số TB trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ. Kí hiệu: g .

tạo 4 tb…… phân chia n lần tạo 2n. GV: Nêu ví dụ:

+ Vi khuẩn lao: 1000 ph + Trùng đế giày: 24 giờ + Trực khuẩn cỏ khô: 26 ph

=> Mỗi loài sinh vật có g riêng, trong cùng 1 loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau.

GV: Tại sao nói sự sinh trưởng của vi sinh vật theo cấp số nhân?

HS: Trả lời.

+ Cấy 1 VK vào MT (sinh sản nhân đôi) thì số lượng TB là 1 → 2 → 4 → 8.

+ Biểu thị sự tăng tế bào theo cấp số nhân

1 → 21 → 22 → 23 → 2n là số lần phân chia tế bào GV: Vậy công thức tính số tế bào N(t) sau n lần phân chia từ N(0) tế bào ban đầu trong thời gian t được viết như thế nào?

HS: N(t) = N(0) .2n

GV: Trả lời lệnh trong SGK trang 99?

HS: Trả lời.

+ Số tế bào tăng gấp đôi.

+ Số lượng tế bào sau 2 giờ là: 26.105

- Ví dụ: E.coli là 20 phút tế bào phân chia 1 lần.

- Số TB trong bình sau n lần phân chia từ N0 TB ban đầu trong thời gian (t) là:Nt = N0.2n

Hoạt động 2: Hoạt động 2:tìm hiểu sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. (15 phút) Mục Tiêu:

- Nắm được 4 pha cơ bản nuôi cấy vi khuẩn không liên tục và ý nghĩa của từng pha.

- Nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục.

GV: Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục?

HS: Không bổ sung vào dịch nuôi cấy chất dd mới

& không lấy đi khỏi dịch nuôi cấy các SP qua nuôi cấy.

GV: Nhìn vào đồ thị theo em sinh trưởng của VSV gồm có mấy pha?

HS: 4 pha.

GV: Phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.

- Chỉnh sửa đáp án phiếu học tập.

HS: Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

GV: Vì sao lại gọi là pha luỹ thừa?

HS: Vì: số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân.

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.

1. Nuôi cấy không liên tục.

- Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

- Trải qua 4 pha:

a. Pha tiềm phát (pha lag).

- Vi khuẩn thích nghi với MT, không có sự gia tăng số lượng TB, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.

b. Pha luỹ thừa (pha log).

- Vi khuẩn st với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

c. Pha cân bằng.

- Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại và

GV: Vì sao số lượng tế bào vi khuẩn lại không đổi?

HS: Vì số lượng TB sinh ra tương đương với số TB chết đi.

GV: Vì sao số lượng tế bào vi khuẩn lại giảm?

HS: Lý do là chất dd cạn kiệt & chất độc hại tích luỹ quá nhiều.

GV Khẳng định: Nuôi cấy không liên tục là nuôi cấy theo đợt vì vậy pha log chỉ kéo dài vài thế hệ.

GV: Để thu được sinh khối vi sinh vật ta nên dừng ở pha nào?

HS: Pha cân bằng

GV: Để không xảy ra pha suy vong ta phải làm gì?

HS: Phải bổ sung chất dinh dưỡng và lấy đi các chất cặn bã.

GV: Thế nào là nuôi cấy liên tục?

HS: Được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

GV: Vì sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát?

HS: Vì VSV luôn đầy đủ chất dd trong MT nên không phải làm quen với MT.

GV: Vì sao trong nuôi cấy liên tục không xảy ra pha suy vong?

HS: Do chất dd luôn được bổ sung liên tục không bị cạn kiệt và chất độc hại được lấy ra.

GV: Em hãy cho ví dụ về sử dụng vsv trong đời sống và trong nền kinh tế?

HS: Trả lời.

không đổi theo thời gian.

d. Pha suy vong.

- Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do:

+ Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt.

+ Chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.

2.Nuôi cấy liên tục.

- Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.

* Ứng dụng:

Sản xuất sinh khối để thu nhận Protein đơn bào, các axit amin, các kháng sinh, hoocmon.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình sinh trưởng của vi sinh vật. (15 phút) Mục tiêu:

- Phân biệt được các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ: Phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.

- Trình bày được cách sinh sản phân đôi của vi khuẩn.

- Nêu được hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực: Có thể là phân chia nguyên nhiễm hoặc bào tử vô tính hay hữu tính.

GV treo tranh phóng to các hình thức sinh sản của vi khuẩn để HS nhận dạng.

HS: Quan sát và nhận dạng.

* Diễn giảng:

+ Sinh sản của VSV nhân sơ:

1.

Sinh sản phân đôi: Là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn. Vi khuẩn gấp nếp màng sinh chất hình thành mêzôxôm làm điểm tựa đính vào để

B. Sinh sản của vi sinh vật I. Sinh sản của VSV nhân sơ:

+ Phân đôi: VD. vi khuẩn

+ Nảy chồi: vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

+ Tạo thành bào tử:

 Ngoại bào tử: vi khuẩn dinh dưỡng mêtan

nhân đôi ADN, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo 2 tế bào vi khuẩn.

2. Nảy chồi: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước. Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới.

3. Bào tử: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn ( vi khuẩn sinh metan ). Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

+ Sinh sản của ví sinh vật nhân thực.

1. Sinh sản bằng bào tử.

a. Bào tử hữu tính.

ví dụ: Nấm Mucol.

- hình thành hợp tử do hai tế bào kết hợp với nhau.

- Trong hợp tử diễn ra quá trình giảm phân hình thành bào tử kín.

b. Bào tử vô tính.

Ví dụ: Nấm chổi, nấm cúc .

Tạo thành chuỗi bào tử trên đỉnh của sợi nấm (bào tử trần).

2. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi.

a. Sinh sản bằng nảy chồi.

Vd: Nấm men Sacchromyces

Từ TB mẹ mọc ra các chồi nhỏ rồi tách khỏi TB mẹ phát triển thành cơ thể mới.

b. Sinh sản bằng phân đôi.

Ví dụ: Trùng đế giày.

Tế bào mẹ phân đôi thành hai cơ thể con.

Ngoài ra còn có thể sinh sản bằng hình thức sinh sản hữu tính: bằng bào tử chuyển động hay hợp tử.

 Bào tử đốt. VD. Xạ khuẩn II. Sinh sản của VSV nhân thực:

+ Sinh sản bằng bào tử:

 Bào tử kín: nấm mốc  Bào tử trần: nấm penicilium

+ Sinh sản bằng cách nảy chồi: nấm men rượu + Phân đôi: trùng giày, tảo lục, tảo mắt…

* Củng cố: (5 phút)

- HS đọc kết luận SGK trang 90

- Nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

- Nêu đặc điểm 4 pha ST của quần thể VK?

* Dặn dò: (1 phút)

- Trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục: Em có biết?

- Học thuộc bài đã học, xem trước bài mới.

Ngày : 6/11 Tuần: 26. Tiết: 26

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10 phần 2 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w