Phân tích hoạt động kinh doanh của khách sạn InterContinental

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quản lí cuộc gọi tại khách sạn InterContinental Saigon_BCTN (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN INTERCONTINENTAL SAIGON

1.5. Phân tích hoạt động kinh doanh của khách sạn InterContinental

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng doanh thu (VNĐ)

530,639,907,77 8

547,602,431,09

7 553,196,411,774 568,517,157,30 0

601,450,237,07 5 Tổng doanh thu

phòng (VNĐ) 313,792,153,17 7

332,070,306,53 0

329,317,741,14 9

351,253,250,39 4

375,354,625,79 8 Lợi nhuận

( VNĐ) 259,269,288,87 7

279,661,303,97 6

275,417,328,39 1

292,158,819,52 7

317,263,247,34 9 Công suất phòng

(%) 82 81 82 84 86

Doanh thu bình

quân/phòng (VNĐ) 2,818,703 2,982,891 2,950,083 3,155,205 3,371,701

Bảng 1. 5Thống kê kết quả kinh doanh của khách sạn InterContinental Saigon từ năm 2014 đến năm 2018

(Nguồn: Phòng kinh doanh khách sạn InterContinental Saigon)

Tổng doanh thu và lợi nhuận

2014 2015 2016 2017 2018 0

100,000,000,000 200,000,000,000 300,000,000,000 400,000,000,000 500,000,000,000 600,000,000,000 700,000,000,000

Tổng doanh thu và lợi nhuận

Total Revenue

Moving average (Total Revenue)

Profit

Moving average (Profit)

Biểu đồ 1. 5 Thể hiện tổng doanh thu và lợi nhuận 2014 đến 2018

(Nguồn: Phòng kinh doanh khách sạn InterContinental Saigon) Tổng quan về tổng doanh thu của khách sạn từ năm 2014 đến năm 2018 có xu hướng tăng từ năm 2014 là 530,639,907,778 đồng đến năm 2018 là

601,450,237,075 đồng. Như vậy mức độ tăng trưởng về tổng doanh thu là 3%/

năm.

Doanh thu phòng

2014 2015 2016 2017 2018

280,000,000,000 300,000,000,000 320,000,000,000 340,000,000,000 360,000,000,000 380,000,000,000 400,000,000,000

Tổng doanh thu phòng

Total Room Revenue

Biểu đồ 1. 6 Thể hiện doanh thu khách sạn từ năm 2014 đến năm 2018

(Nguồn: Phòng kinh doanh khách sạn InterContinental Saigon)

Doanh thu phòng của khách sạn thì có nhiều biến động trong kinh doanh từ năm 2014 đến năm 2015 tăng trưởng từ 313,792,153,177 đồng đến 332,070,306,530 đồng. Nhưng từ năm 2015 đến năm 2016 giảm còn 329,317,741,149đồng , và tăng mạnh trở lại các năm về sau, năm 2018 đạt 375,354,625,798 đồng. Từ đó chúng ta thấy việc kinh doanh phòng của khách sạn mang năng suất cao, đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu của khách sạn, tuy có nhiều sự biến động trong những năm qua nhưng không đáng kể. Nhìn chung, hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại khách sạn InterContinental tăng trưởng cao qua từng năm

Doanh thu bình quân trên một phòng (RevPar)

Revpar là từ viết tắt của Revenue Per Available Room. Trong kinh doanh khách sạn, từ này được hiểu là chỉ số thể hiện mức doanh thu thu được dựa trên số phòng hiện có của khách sạn. Nó là thước đo phản ánh doanh thu thực tế dựa trên số phòng mà khách sạn sở hữu, bao gồm cả phòng có khách và phòng chưa có khách.Các quản lý khách sạn luôn luôn phải quan tâm đến chỉ số Revpar bởi vì họ có thể nắm được hiệu suất kinh doanh khách sạn và sau đó đánh giá hiệu quả kinh doanh trong một thời gian nhất định để có những thay đổi kịp thời tùy theo từng trường hợp. Nếu chỉ số Revpar thấp hoặc có chiều hướng đi xuống, thì cần kiểm tra lại chất lượng phòng ốc, hiệu

quả làm việc của các bộ phận trực tiếp phục vụ khách hàng cũng như các dịch vụ của toàn khách sạn để cải thiện và thay đổi nhằm thu hút khách, nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngược lại, nếu Revpar có xu hướng tăng lên,thì cần có chiến lược để duy trì và gia tăng sự hài lòng của khách, cải thiện doanh thu của khách sạn. Năm 2014 đến năm 2018, Revpar tăng trưởng dều 5% qua các năm, từ 2,818,703 đồng đến 3,371,701 đồng. Cho thấy việc kinh doanh của khách sạn tăng trưởng qua các năm.

2014 2015 2016 2017 2018

2,400,000 2,600,000 2,800,000 3,000,000 3,200,000 3,400,000

Doanh thu trên một phòng

Biểu đồ 1. 7 Thể hiện doanh thu trên một phòng của khách sạn từ năm 2014 đến năm 2018

(Nguồn: Phòng kinh doanh khách sạn InterContinental Saigon)

Công suất phòng

2014 2015 2016 2017 2018

82 81 82

84

86

Công suất phòng

Occupancy (%)

Biểu đồ 1. 8 Thể hiện công suất phòng từ năm 2014 đến 2018

(Nguồn: Phòng kinh doanh khách sạn InterContinental Saigon)

Công suất phòng được tính bằng số phòng bán ra trên tổng số phòng khách sạn có khả năng cung cấp, dựa vào công suất chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả của việc bán hàng và khả năng tận dụng gia trị sản phẩm.Trong những năm vừa qua công suất phòng tỉ lệ thuận với doanh thu phòng, công suất phòng biến đổi thành hai giai đoạn từ năm 2014 đạt 82% giảm còn 81%

năm 2015 và từ năm 2015 tăng trưởng đều đến năm 2018 đạt 86%. Điều này cho thấy không những về chất lượng dịch vụ được cải thiện mà còn có sự hài lòng khách hàng, hiệu quả trong việc bán hàng, dẫn đến số lượng phòng được tối ưu hóa, đạt năng suất và kết quả tốt. Công suất phòng cao, tuy nhiên trong năm sẽ có một số mùa thấp điểm do đó tổng công suất phòng theo năm vẫn chưa đạt tuyệt đối, khách sạn có thể thực hiện thêm những chiến dịch truyền thông và quản bá để tối ưu hóa công suất phòng nhiều hơn, đạt giá trị tối đa.

Nhìn chung về kết quả kinh doanh của khách sạn InterContinental Saigon trong 5 năm gần đây có sự tăng trưởng đều qua các năm ở tổng doanh thu, bên cạnh đó cũng có sự biến động của việc kinh doanh phòng, từ năm 2014 đến năm 2015 có sự giảm tương đối nhẹ, nhưng từ năm 2015 trở đi thì tăng mạnh qua các năm. Đỉnh điểm là năm 2018, tổng doanh thu đạt 601,450,237,075 đồng. Do chính sách mở cửa nền kinh tế và phát triển du lịch ngày càng được nhà nước chú trọng, tạo nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp lưu trú đẩy mạnh hiệu suất kinh doanh. Đồng thời có sự cam kết về tiêu chuẩn chất lượng mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi lưu trú tại các khách sạn của IHG khiến cho khách hàng có niềm tin trung thành vào thương hiệu. Khách sạn InterContinental Saigon luôn cố gắng xây dựng quan hệ khách hàng cũ, song không ngừng thai thác những thị phần mới và phát triển bản thân để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quản lí cuộc gọi tại khách sạn InterContinental Saigon_BCTN (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w