Những mất mát về tinh thần

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tập truyện người sót lại của rừng cười (võ thị hảo) và tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (svetlana alexievich) (Trang 23 - 29)

CHƯƠNG 2: NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ

2.1. Phụ nữ là nạn nhân đau thương của chiến tranh

2.1.1. Những mất mát về tinh thần

Người phụ nữ trong hai tác phẩm Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich là những con người mang bi kịch mà chiến tranh gây ra. Họ là những mảnh đời ngoài đời thật đƣợc hai nữ nhà văn xây dựng nên thành các nhân vật trong văn học. Những bi kịch không thể nói ra với bất cứ ai đã khiến trở thành con người cô đơn, biệt lập với mọi người xung quanh khi trở về sau chiến tranh. Để hiểu được những bi kịch của họ, trước hết phải hiểu được định nghĩa về bi kịch.

Theo Từ điển Tiếng Việt 2000, Giáo sƣ Hoàng Phê làm chủ biên lý giải

bi kịch là những yếu tố gây thương cảm, bi kịch là cảnh éo le, mâu thuẫn đến đau thương [27].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ Biên), định nghĩa bi kịch là một thể của loại hình kịch, thường được coi là độc lập với hài kịch, bi kịch phản ánh không bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính[24]. Khái niệm này cũng

được sử dụng khi đưa ra định nghĩa về nhân vật bi kịch dưới góc nhìn của Mỹ học đại cương.

Theo Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên xuất bản năm 1985 có viết Tính cách nhân vật bi kịch không thể yếu đuối, càng không thể tiêu cực hoặc phản động. [18-tr.160].

Ở cả hai tác phẩm, những nhân vật nữ là những con người có số phận đáng thương, họ bị rơi vào những hoàn cảnh éo le, phải chịu những nỗi ám ảnh từ chiến tranh đã đẩy họ vào bi kịch. Bi kịch đau đớn nhất của những người phụ nữ là không còn là phụ nữ nữa. Những người phụ nữ trở thành nạn nhân “bất đắc dĩ” của chiến tranh, họ bị cuốn vào dòng lịch sử chiến tranh.

Trước khi tham gia chiến tranh họ đều là những cô gái mười sáu, mười bảy trẻ trung, đầy sức sống hoài bão, ƣớc mơ nhƣng chiến tranh nổ ra, họ trở thành những cô giao liên, lính du lích, những trung úy, bác sĩ,… những người thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc.

Trước hết, trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich nhân vật nữ là người lính Nga chiến đấu trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II. Họ mang trong mình những mất mát không chỉ ở cơ thể mà cả về tinh thần. Những người lính Nga trở về có người lành lặn những cũng có người bị chiến tranh lấy đi một phần cơ thể của họ những họ đều mang nỗi ám ảnh, sợ hãi khi chứng kiến những đồng đội ngã xuống hay người phụ nữ phải sống trong điều kiện chiến đấu thiếu thốn những nhu yếu phẩm dành cho nữ.

Tác phẩm là những câu chuyện tác giả Svetlana Alexievich phỏng vấn hàng trăm người phụ nữ từng là lính Nga trở về, từng câu chuyện lại gợi cho ta những cảm xúc riêng về những gì những người phụ nữ đã phải trải qua. Khi họ nhớ lại những điều mà họ phải trải qua đó là những ám ảnh: “Không, tôi không muốn. Tôi không thể. Ngay cả hôm nay, tôi không thể xem một phim chiến tranh[20-tr.37]. Hay “Tôi không thể quên đƣợc chuyện đó… Không thể…

Tôi đã trở về và tôi phải bắt đầu lại tất cả từ con số không. Tôi phải tập đi lại giày ban sau ba năm đi ủng ngoài mặt trận. Chúng tôi đã quen lúc nào cũng nai nịt. Bây giờ tôi có cảm giác quần áo của tôi cứ lòng thòng nhƣ những cái túi,

tôi cảm thấy khó chịu. Tôi nhìn một chiếc váy hay một chiếc áo sơ mi một các ghê tởm. Vì ngoài mặt trận chúng tôi luôn mặc quần” [20-tr.54]. Trong hàng trăm câu chuyện là hàng trăm gương mặt phụ nữ lần lượt hiện ra. Họ kể cho tác giả nghe nhƣng cũng là nhìn thẳng vào quá khứ của bản thân. Họ là một xạ thủ bắn tỉa, một y tá, chiến sĩ cáng thương, phi công, xạ thủ phòng không, nhân viên giao thông, điện thoại viên, lính bộ binh… Câu chuyện của người nối tiếp chuyện người kia, ký ức người sau gối ký ức người trước, không ai giống ai nhƣng kỳ lạ, chúng liền mạch và nhƣ là một câu chuyện không của riêng người nào. Svetlana Alexievich có đề tên, chức vụ, công việc của từng nhân chứng nhưng rõ ràng khi đọc tác phẩm, danh tính của từng người không đƣợc chú ý đến mà đƣợc định danh chung - phụ nữ. Nhƣ Svetlana Alexievich chia sẻ, sau khi nghe từng ấy câu chuyện, gặp gỡ từng ấy người, tác giả không còn nhớ cụ thể một gương mặt nào mà chỉ nghe thấy giọng nói của họ cất lên với sự trầm buồn khi nhớ về quá khứ. Đối với những người phụ nữ là lính Nga họ đƣợc chia sẻ câu chuyện của chính bản thân mình với Svetlana Alexievich giống nhƣ họ phơi bày ra bi kịch của cuộc đời họ, “Tôi không chịu đƣợc nữa… Cho tôi thở một chút [20-tr.166]. Svetlana Alexievich viết: “Tôi muốn nói! Nói! Nói tất cả trong tim. Cuối cùng, người ta đã thật lòng muốn nghe chúng tôi. Biết chúng tôi đã im lặng suốt bao nhiêu năm, ngay cả ở nhà mình. Suốt nhiều chục năm. Năm đầu tiên, khi trở về từ chiến tranh, tôi nói, tôi nói nhƣng chẳng ai lắng nghe. Chẳng ai hiểu tôi. Vậy nên tôi đã câm lặng”.

Không nhận được sự chia sẻ, đồng cảm từ mọi người xung quanh là bi kịch đầu tiên sau khi trở về từ chiến trường. Chiến tranh không chỉ cướp đi tuổi thanh xuân, sức khỏe, thể xác của những người phụ nữ mà còn “đeo bám” họ trong tâm trí suốt quãng đời còn lại. Có một điều không thể phủ nhận là dù những người phụ nữ ấy giữ chức vụ là binh nhì, chiến sĩ cán thương, trung sĩ cận vệ, chiến sĩ liên lạc, đại uy, hạ sĩ, trung sĩ, thƣợng sĩ nhất thiếu úy… thì họ vẫn mang trong tâm trí những nỗi ám ảnh, sợ hãi mang tên chiến tranh.

Người phụ nữ bị đẩy vào những tình cảnh éo le đầy nguy hiểm buộc phải hi sinh đồng đội, bản thân và ngay cả đứa con của mình: “Cùng chúng tôi có một nữ điện báo viên. Cô vừa sinh dậy. Đứa bé còn rất nhỏ, phải cho bú. Nhưng người mẹ không đủ ăn, thiếu sữa, và đứa bé khóc. Bọn SS ở rất

gần… Với cả chó. Nếu chúng nghe đƣợc, thì chúng tôi chết hết. Cả đội. Ba chục người… Cô hiểu không? Chúng tôi có một quyết định… Không ai dám truyền đạt lệnh của người chỉ huy, nhưng tự người mẹ đoán ra. Cô nhận đứa bé địu trên người xuống nước và giữ hồi lâu… Đứa bé không còn rống lên nữa… Nó đã chết và chúng tôi không ai dám ngước mắt lên nữa. Về phía người mẹ, và bất cứ người nào trong chúng tôi…?” [20-tr.26]. Những lời văn được viết ra dường như đi sâu và tâm trí của người đọc bởi nó là sự lựa chọn quá tàn nhẫn đối với một người mẹ. Hay ám ảnh về lần đầu tiên giết người, những lần chứng kiến cảnh tra tấn, cảnh giết người hay những người bị giết một cách tàn nhẫn, quả thật là vƣợt qúa sức chịu dựng của phụ nữ: “Tôi không biết tôi đã giết hắn hay chỉ làm hắn bị bị thương. Nhưng sau đó tôi càng run dữ hơn, tôi như khiếp đảm: Tôi, tôi vừa giết một con người sao?...”

[20-tr.45]. Ám ảnh về tinh thần đã dày vò những người phụ nữ đã đẩy họ vào những bi kịch.

Chiến tranh cũng đã kiến người phụ nữ chịu những nỗi đau về thể xác.

Những trận đánh khốc liệt, những trận du kích hay hơn thế nữa: “Các trận đánh ác liệt. Tôi xông vào các trận giáp lá cà. Thật tàn bạo… Ta trở thành...

Đây không phải là chuyện của con người…Người ta phang, người ta xuyên lưỡi lê của mình và một cái bụng, vào mắt, người ta tóm lấy cổ họng nhau để mà xiết cổ nhau. Người ta làm vỡ xương nhau ra…” [20-tr.204]. Đấy là những gì người lính nữ phải trải qua, nó chỉ là một trận chiến trong hàng nghìn trận chiến mà họ phải chiến đấu và tất nhiên có những người đã vượt qua, có những người đã ngã xuống, có những người bị thương. Họ mất đi một phần cơ thể, những thương binh phải cắt chân vì nhiễm trùng vết thương, tất cả thật đáng sợ. “Tôi bị mảnh đạn đại bác găm vào lưng, Người ta định cắt cái chân của tôi. Cắt trên đầu gối, vì đã bắt đầu hoại tử” [20-tr.167].

Chiến tranh mang đến chiến công, gọi tên những anh hùng nhƣng cũng là gây ra cho con người khổ đau, mất mát. Những tàn tích của nó đè nặng trong những con người nhỏ bé và yếu đuối, đó chính là người phụ nữ. Trong tập truyện ngắn Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo cũng vậy, người phụ nữ cũng phải chịu những bi kịch của chiến tranh. Bằng cách này hay cách khác, dù là những con người trực tiếp tham gia chiến tranh hay là những

người sống trong chiến tranh, họ là nạn nhân bị cuốn vào chiến tranh. Tập truyện viết về những người phụ nữ sau chiến tranh những năm 1975, những mảnh đời, những số phận người phụ nữ chịu những bi kịch, những chấn thương đến bi lụy.

Thảo trong Người sót lại của rừng cười là người duy nhất sống sót trong năm cô gái ở rừng Trường Sơn. Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, vẻ đẹp thanh xuân của những cô gái nơi chiến trường: “Bốn cô gái trẻ măng nhưng mái tóc chỉ còn là một dúm xơ xác” [10-tr.87]. Thảo nhập ngũ với mái tóc dài óng mƣợt khiến cả bốn cô gái yêu mến và ao ƣớc có đƣợc bộ tóc nhƣ Thảo bởi ngày mới đến Rừng Cười, tóc họ cũng đen và mượt như thế. Chính nơi rừng thiêng nước độc đã làm cho bộ tóccủa Thảo cũng trở nên xơ xác, hơn thế cả năm cô gái đều sống biệt lập tại một khu rừng ở Trường Sơn mà người ta gọi là Rừng Cười. Họ sống biệt lật với đồng đội khác, họ cười điên dại “Trên sàn chòi khấp khểnh, ba cô gái đang vừa cười vừa khóc, tay dứt tóc và xé quần áo. Còn một cô khác trẻ hơn đang chạy tới chạy lui ôm đầu đầy tuyệt vọng” [10- tr.91]. Họ làm những anh lính chùn chân sợ hãi bởi những tiếng cười văng vẳng trong rừng hay là nỗi ám ảnh của các anh lính “Sau chín năm ở chiến trường, nay tôi đã nhìn thấy ở Rừng cười, cái cười méo mó, man dại của chiến tranh... Tôi rùng mình khi nghĩ rằng, người yêu tôi, em gái tôi, cũng đang cười sằng sặc như thế, giữa một khu rừng mênh mang nào đó... Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy[10-tr.96]. Đó là những nỗi đau về thể xác, bi kịch mà họ phải chịu đựng thật sự là những chấn thương về tâm hồn. Khi trở về sau chiến trận, thảo bị ám ảnh, mặc cảm với những gì mình đã trải qua. Thảo thấy mình lạc lõng, cô đơn trong cuộc sống hiện tại.

Ám ảnh về cuộc sống, về chiến tranh khiến Thảo mặc cảm và khó nhập cuộc với cuộc sống sau chiến tranh. Thảo có người yêu là Thành, nhưng khi gặp lại Thảo lại chạnh buồn “Thảo xuống tàu, vai đeo ba lô, thân hình gầy gò trong bộ quân phục lạc lõng, qua làn môi nhợt nhạt, mái tóc xơ xác... làm anh ngỡ ngàng đến không thốt nổi một lời khi vừa nhìn thấy cô” [10-tr.98]. Thảo trở thành sinh viên năm nhất khoa Văn và yêu Thành những cô nhận ra mình không thể hòa nhập với các bạn cùng phòng bởi những giấc mơ tuổi thanh xuân ám ảnh từ chiến tranh: “Cô chỉ thấy tóc rụng nhƣ trút, rụng đầy khuôn

ngực đã bị đâm nát của chị Thắm và từ trong đám tóc ấy nẩy ra hai giọt nước mắt trong veo và rắn câng nhƣ thuỷ tinh, đập mãi không vỡ [10-tr.97]. Thảo rơi vào bi kịch của nỗi ám ảnh và có những chấn thương về tâm lý. Thảo phát hiện ra Thành yêu say đắm một cô sinh viên cùng lớp có đôi môi mòng mọng như nũng nịu, với làn da trắng hông, tươi mát. Cô trở nên tự ti và mặc cảm với bản thân, cô nhận ra rằng “Thành gắn bó với cô chỉ bằng nghĩa chứ không có chữ tình” [10-tr.101]. Cô đã chủ động rời xa Thành bằng cách lựa chọn mình là người phụ bạc. Có thể thấy, Thảo rơi vào đau khổ tột cùng, cô chọn rời xa Thành, cô phải chịu những lời trách móc mình phụ tình, vừa dằn vặt bởi nỗi ám ảnh nơi Rừng Cười. Bi kịch của thảo là vừa khóc vừa cười, đau khổ trong sự cô đơn, tủi hổ. Thảo là người duy nhất sót lại của Rừng Cười, nhưng số phận bi kịch lại đẩy Thảo và đau thương, những chấn thương tâm lý không thể chữa khỏi. Thảo chính là nạn nhân đáng thương của chiến tranh.

Bi kịch của người phụ nữ trong tập truyện Người sót lại của rừng cười còn những số phận bất hạnh khi không chấp nhận được sự thật người chồng của mình bị cướp đi bởi chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện kể về phụ nữ được gọi với cái tên là bà Điên lạc tới làng Đẽo với đứa con gái mười sáu, mười bảy tuổi tên Hòa. Hòa phải bỏ học theo mẹ đến làng Đẽo, ngôi làng toàn những người đàn bà lam lũ có chung một ngày giỗ chồng. Chiến tranh thật tàn nhẫn đã cướp đi người chồng, người cha của các con họ. Có biết bao nhiêu người ra chiến trận những có mấy ai đƣợc trở về với vợ con nguyên vẹn hình hài. Những người phụ nữ ấy cũng chung một nỗi đau với bà Điên mất chồng, những bia đá được dựng lên để tưởng nhớ chồng, cha, con họ…Thật đau đớn. Bà điên không chấp nhận sự thật mất chồng mà ngước nhìn bức tượng: “Anh mà chết thì phải có anh dưới mồ chứ. Dài người ta báo nhầm đấy thôi. Làng trên chả có hai người báo tử rồi lại lừn lững về là gì! Em biết anh còn sống mà…” [10-tr.18].

Chồng tử trận đối với người phụ nữ ấy là mất mát không thể bù đắp được, chiến tranh là một thứ đáng sợ đã cướp đi những người thân yêu của người phụ nữ. Họ yếu đuối, nhỏ bé và trở thành nạn nhân của chiến tranh.

Hay nhân vật bà đồng trong Dây neo trần gian từng chịu nỗi đau mất một người yêu trong chiến tranh, để khi nghe nhắc đến chuyện cũ: “mắt bà đồng bỗng long lên sòng sọc. Lúc này trông bà đích thực là một người điên.

Một người điên trẻ trung chỉ hơn nàng dăm tuổi. Đôi mắt có hàng mi dài của bà vằn đỏ... và bộ ngực lép của bà vồng lên trong nhịp thở dồn” [10-tr.75]. Bà đã giúp đỡ nhiều người phải chịu những mất mát mà chiến tranh gây ra, nhưng bà lại không thể xoa dịu được đau thương của bản thân mình.

Ở một góc độ khác, Võ Thị Hảo nhìn những người phụ nữ với cái nhìn cảm thông ngay cả khi họ phạm phải sai lầm, như người vợ trong Biển cứu rỗi dẫu có phụ bạc chồng, “biến ngôi nhà bên đường chiến tranh! Động mạch của chiến tranh! thành nơi diễn ra những cuộc giao hoan vội vã thoảng mùi chết chóc trước khi đi vào họng tử thần “[10-tr.40] của những người lính và rồi để lại đằng sau những đứa trẻ khác bố lít nhít trứng gà trứng vịt ... “Chị không thể là người đàn bà chờ đợi chồng đến bạc tóc cũng chỉ bởi: “Cả làng trắng đàn ông, chỉ còn lại đây đó các ông già lụ khụ. Ra trận và ra trận! Đàn bà vác cày, cầm súng, đi lấp hố bom và bị buộc phải trở thành đàn ông. Trong khi đàn bà đƣợc tạo hoá sinh ra để làm chiếc dây leo đẹp quấn yểu điệu quanh cây đại thụ: Người đàn ông...”. Cảm thông được nỗi lòng của những người phụ nữ phải gánh chịu những đau thương mất mát, tác giả không chỉ lên án chiến tranh mà còn giãi bày và đó là tiếng nói tri âm của người đồng giới.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tập truyện người sót lại của rừng cười (võ thị hảo) và tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (svetlana alexievich) (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)