Chiến tranh - nguồn gốc của những chấn thương về mặt tâm lí

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tập truyện người sót lại của rừng cười (võ thị hảo) và tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (svetlana alexievich) (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2: NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ

2.2. Cảm quan về chiến tranh của người phụ nữ

2.2.1. Chiến tranh - nguồn gốc của những chấn thương về mặt tâm lí

Chiến tranh đã lùi xa những trong ký ức tồn tại của các nhân vật trong hai tác phẩm Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich khi phải nhắc lại thì nó là nỗi sợ hãi. Dù ở trong thời chiến hay sau khi trở về thì chiến tranh đã gây ra những vết thương không thể xóa nhòa. Những vết thương trực tiếp hay gián tiếp, những chấn thương về mặt thể xác hay tâm hồn thì chiến tranh khiến họ thật sự sợ hãi. Ở đó, sự thật về chiến tranh đƣợc phơi bày, sự khốc liệt, tàn ác và những góc khuất đƣợc các nhân vật nữ sẻ chia.

Những nhân vật nữ trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich đã phải chứng với những chết chóc bi thảm, những hiểm nguy khi đối diện với kẻ địch, hay rất nhiều những khó khăn khác mà họ phải vượt qua. Nỗi sợ hãi đầu tiên mà những người phụ nữ ấy phải chứng chiến những cái chết thương tâm, những con người bị tra tấn dã man: “Một cô tá của chúng tôi bị bắt làm tù binh. Ngày hôm sau nữa, khi chúng tôi lấy lại đƣợc ngôi làng, chúng tôi tìm lại đƣợc cô: mắt bị moi, vú bị cắt. Chúng chọc xuyên suốt người cô… Trời giá. Cô trắng bệch và tóc chuyển màu xám…”

[20-tr.189]. Những dằn vặt bản thân: Về sau chúng tôi đã trở lại, nơi họ đã nằm: chúng tôi tìm thấy lại họ, mắt bị đâm thủng, bụng bị rạch toang... Khi tôi nhìn thấy cảnh ấy, tất cả trong tôi tối sầm lại, cả một đêm. Bởi chính tôi, phải không? Đã đƣa dồn tất cả họ về một chỗ… để cứu họ” [20-tr.206]. Chiến tranh là nới khiến những người phụ nữ chưa từng bắn một phát đạn nào cũng có thể sẽ hy sinh vì cuộc chiến đấu giữa Nga và phát xít Đức. Mỗi sợ hãi ấy hằn sâu vào những cảnh người phụ nữ đã trải qua: Cùng chúng tôi có một nữ điện báo viên. Cô vừa sinh dậy. Đứa bé còn rất nhỏ, phải cho bú. Nhƣng người mẹ không đủ ăn, thiếu sữa, và đứa bé khóc. Bọn SS ở rất gần… Với cả chó. Nếu chúng nghe được, thì chúng tôi chết hết. Cả đội. Ba chục người…

Cô hiểu không? Chúng tôi có một quyết định… Không ai dám truyền đạt lệnh của người chỉ huy, nhưng tự người mẹ đoán ra. Cô nhận đứa bé địu trên người xuống nước và giữ hồi lâu… Đứa bé không còn rống lên nữa… Nó đã chết và chúng tôi không ai dám ngước mắt lên nữa” [20-tr.26]. Những cái chết bủa vây xung quanh vì thiếu lương thực, vì bị thương, bị truy đuổi và cả sự xấu hổ

khi đến ngày phụ nữ. Nỗi sợ hãi đã ăn sâu vào tâm hồn người phụ nữ càng phơi bày tội ác của chiến tranh, những người phụ nữ nhỏ bé, yếu đuối bị cuốn vào chiến tranh. Họ không hề muốn phải giết người, sự run rẩy khi lần đầu tiên phải kết liễu một mạng người: “Tôi không biết tôi đã giết hắn hay chỉ làm hắn bị bị thương. Nhưng sau đó tôi càng run dữ hơn, tôi như khiếp đảm: Tôi, tôi vừa giết một con người sao? ...” [20-tr.45]. Hay hơn thế nữa là câu chuyện của người y tá thiếu dụng cụ cứu thương mà dùng răng cắn thịt của chiến sĩ bị thương: “Phải cắt ngay tức thì và băng lại chỗ còn lại, không thể khác. Nhưng tôi không có dao cũng không có kéo… Thôi, tôi cắn bằng răng vào chỗ thịt ấy” [20-tr.206].

Chiến tranh còn lại nỗi sợ hãi của chia ly, chia ly giữa con cái và cha mẹ, chia ly với những đồng đội, chia ly với người yêu thương và sự mong manh giữa sự sống và cái chết. Dưới sự cảm nhận tinh tế của phụ nữ, trong chiến tranh không có một màu sắc nào khác ngoài màu đỏ và đen. Những sắc nắng tươi tắn, màu xanh của cây, mày của hoa, màu canh của bầu trời, tất cả bị bao chùm bởi màu màu của máu: “Ngoài mặt trận, mọi thứ toàn một màu đen. Chỉ có màu khác. Chỉ có màu đỏ” [20-tr.55]. Cái bầu trời toàn một màu đen ấy đã lấy đi của những người phụ nữ cả tuổi trẻ, tuổi thanh xuân tươi đẹp:

“Thời gian của chúng tôi đâu rôi? Thời gian của chúng tôi bị chiến tranh giết chết” [20-tr.170]. Chiến tranh mà họ tham gia là những khổ đau trong những năm đẹp nhất của tuổi trẻ những nó lại đeo bám con người mãi về sau: “Chiến tranh đã làm tôi tốt hơn lên… Tôi đã trở thành một con người tốt hơn vì ở đấy tôi đã biết nhiều đau khổ” [20-tr.151]. Tất cả những nỗi sợ hãi mang tên chiến tranh đồn nén trong người phụ nữ nhỏ bé và yếu đuối. Những thứ vốn không dành cho con gái. Svetlana Alexievich viết: “Tôi đi trên những dấu vết của đời sông nội tâm, tôi tiến hành ghi âm tâm hồn. Đối với tôi, đường đi của tâm hồn quan trọng hơn bản thân sự kiện. Biết “chuyện đó đã diễn ra nhƣ thế nào”

không quan trọng lắm đâu, chẳng qúa cần thiết đâu; cái phập phồng, đó là cái con người sống… ta thấy và hiểu… cái ta thấy và hiểu về chiến tranh, tổng quát hơn là về cuộc sống và về cái chết. Cái ta chiết ra từ chính bản thân ở giữa bóng tối khôn cùng… Không phải lịch sử chiến tranh hay lịch sử nhà nước, mà là lịch sử những con người bình thường sống một cuộc sống bình

thường, bị thời đại của họ xô vào những chiều sâu kỳ lạ của một biến cố khổng lồ. Xô và trong lịch sử lớn. Không phải những nữ anh hùng lừng danh và được tẩm hương ta sẽ được nghe lên tiếng - tôi đã cố tình tránh kể tên họ - mà là những con người nói về chính mình: “Chúng tôi là những cô gái bình thường, như hàng nghìn những cô gái khác” [20-tr.58]. Hơn thế là ám ảnh bởi những lời đề nghị về tính dục: “Em mở cúc áo blu ra… Cho tôi nhìn vú em…

Đã quá lâu tôi không nhìn thấy vợ tôi” [20-tr.24].

Tính chất của chiến tranh là tàn khốc nên dù trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ II hay là cuộc chiến đấy chống thực dân Pháp tại Việt Nam thì nhân vật Thảo cùng mang nỗi ám ảnh, sợ hãi về chiến tranh. Tham gia cùng bốn cô gái khác chiến đấu, may mắn đƣợc trở về nhƣng tàn dƣ của chiến tranh đã ăn sâu trong tâm hồn Thảo. Khi thảo sống cùng các bạn cùng phòng là sinh viên khoa Văn nhƣng hàng đêm Thảo vẫn có những giấc mơ của tuổi thanh xuân:

“Cô chỉ thấy tóc rụng nhƣ trút, rụng đầy khuôn ngực đã bị đâm nát của chị Thắm và từ trong đám tóc ấy nẩy ra hai giọt nước mắt trong veo và rắn câng nhƣ thuỷ tinh, đập mãi không vỡ” [20-tr.97]. Rồi có những lần trong ký túc xá, Thảo vừa khóc vừa cười trong vô thức, có lẽ những chấn thương mà chiến tranh gây ra trong Thảo là quá lớn. Cô nhìn mười cô gái trong phòng ngủ và họ có những giấc mơ thật vui vẻ, khác xa với giấc mơ của Thảo, Thảo muốn được như họ, muốn trở lại cuộc sống bình thường. Những ám ảnh về thời chiến đấu trong Rừng Cười khiến Thảo khó hòa nhập với cuộc sống hậu chiến tranh. Thảo cảm thấy tự ti về bản thân khi phát hiện Thành - người yêu cô yêu một cô bạn cùng lớp. Thảo mặc cảm về bản thân nhiều hơn. Những ngày tháng chứng chiến đồng đội của mình bị rụng tóc, bị căn bệnh nơi Rừng Cười ăn sâu vào ký ức của Thảo buộc cô phải lựa chọn rời xa người mình yêu bằng cách giả làm người phản bội để mang tiếng phụ tình, bạn trong cùng phòng ký túc xá nghĩ Thảo bị điên.

Hay nhân vật Bà Điên trong truyện Trận gió màu xanh rêu, không chấp nhận được sự thật chồng tử chiến mà hóa điên. Chiến tranh đã cướp đi hy vọng về người chồng quay trở về, khao khát hạnh phúc gia đình, người trụ cột trong gia đình buộc phải con gái phải bỏ học đi theo người mẹ điên. Nỗi đau quá lớn khiến người mẹ nửa tỉnh nửa mơ. Thật là xót xa: “Anh mà chết thì phải có anh

dưới mồ chứ. Dài người ta báo nhầm đấy thôi. Làng trên chả có hai người báo tử rồi lại lừn lững về là gì! Em biết anh còn sống mà…” [10-tr.18].

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tập truyện người sót lại của rừng cười (võ thị hảo) và tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (svetlana alexievich) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)