CHƯƠNG 2: NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ
2.3. Cảm quan về người phụ nữ trong chiến tranh
2.3.2. Cái nhìn đồng cảm, thương xót
Nét tương đồng giữa nhân vật nữ trong hai tác phẩm Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich xuất phát từ lăng kính nhìn về chiến tranh của hai nữ nhà văn. Đó là mục tiêu kiến tạo người phụ nữ trong văn chương sau những năm 1975 của Võ Thị Hảo và Svetlana Alexievich.
Từ xa xƣa, chiến trận đƣợc mặc định là địa hạt của nam giới. Khi Od- yssey chinh chiến tận thành Troy, Penelope ở lại Ithaca chờ đợi. Còn phụ nữ
xuất hiện nơi chiến trận, họ được nhìn dưới góc độ sự mô phỏng đàn ông: từ các nữ chiến binh Amazon thiện chiến đến nàng Hoa Mộc Lan giả trai chinh chiến. Phụ nữ là phái yếu, họ cần đƣợc bảo vệ, bởi vật họ chỉ đƣợc nhắc đến là chỗ dựa nơi hậu phương. Chiến tranh từ trước luôn được tạo dựng với những lời kể, chiến công của những người đàn ông: Homer, Tolstoy, Hem- ingway, Remarque, Sebastian Faulks, Graham Greene v.v… Dù có mất mát, đau thương những vẫn thật hào hùng, anh dũng. Chiến tranh không có chỗ cho những người phụ nữ, những cái nhìn chân thật, những mất mát đau thương, những nỗi sợ hãi đều được che lấp.
Văn học trước năm 1975, mục tiêu kiến tạo văn học cách mạng ở cả Viêt Nam và Liên Xô là muốn dựng lên những tấm gương về người phụ nữ anh hùng với mục đích tuyên truyền giáo dục bài học cách mạng, nhân rộng trong quần chúng. Văn học cách mạng muốn xây nên những tƣợng đài anh hùng cách mạng với cái nhìn sử thi, ngợi ca hào hùng với những chiến tích, công lao được ca ngợi những con người đẹp đẽ, dũng cảm.
Với văn học cách mạng ở Liên Xô lúc bấy giờ không khuyến khích phơi bày những cái nhìn trần trụi về chiến tranh khốc liệt. Hay ở trong văn học cách mạng Việt Nam, những hình tượng người phụ nữ rất hào nhoáng với tám chữ vàng: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang” với hàng loạt những nữ anh hùng trong các bài thơ, bài văn: Mẹ tơm (Mẹ Tơm - Tố Hữu), nhân vật chị Út Tịch trong (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi), Chị Đậu trong (Tắt đèn - Ngô Tất Tố), Nguyệt trong (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu), Chị Sứ trong (Hòn đất - Anh Đức)…
Đối với hai tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ và Người sót lại của rừng cười, chiến tranh không còn là phép cộng của các con số tổng kết thiệt hại về chiến sĩ, các sự kiện lịch sử, các trận chiến khốc liệt và các tƣợng đài anh hùng vũ trang bất diệt trên mặt trận chính trị. Chiến tranh hiện lên qua điểm nhìn của phụ nữ với đầy đủ trải nghiệm, đầy đủ cảm xúc chân thật từ bản năng mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng, niềm hy vọng mong manh đến nỗi đau đớn thể xác, nỗi sợ hãi tinh thần và sự ám ảnh dai dẳng trong mỗi giấc mơ.
Cả hai nhà văn Võ Thị Hảo và Svetlana Alexievich cùng có điểm tương đồng như vậy bởi lẽ nó là sự đồng cảm đối với những người phụ nữ trong
những câu chuyện của họ. Hai tác giả đều dám nhìn thẳng vào sự khốc liệt của chiến tranh để viết nên những câu chuyện hay ghi chép lại những câu chuyện ấy để phơi bày tội ác, nỗi đau mà chiến tranh để lại. Họ không lấp liếm hay né tránh sự thật mà mạnh dạn đưa chúng đến với người đọc.
Trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, ngay từ những trang đầu tiên thì Svetlana Alexievich viết: “Ở đấy, ta không thấy anh hùng, cũng chẳng thấy chiến công không tưởng tượng nổi, mà chỉ đơn giản có những cá nhân bị cuốn vào một công việc phi nhân của nhân loại” [20-tr.9]. Có thể thấy tác giả đồng cảm với những người phụ nữ trải qua chiến tranh, tác giả viết lại những câu chuyện để mang đến cho người cái nhìn toàn diện. Tuy nhiên, khi gặp gỡ từng nhân vật thì tác giả nhận đƣợc những lời từ chối từ chính nhân vật, hoặc biết được những lời đe dọa từ chính người thân của nhân vật nữ như người chồng: “Tôi đòi mãi ông mới miễn cưỡng nhường chỗ cho bà, không quên dặn bà: “Kể như tôi đã bày cho bà ấy. Không có nước mắt, cũng dừng có những chi tiết ngu ngốc, kiểu: “Tôi cứ muốn đẹp. Tôi đã khóc khi bị người ta cắt mất bím tóc”. Người vợ thú nhận với tôi: “Ông ấy đã nhồi nhét cho tôi cuốn Chiến tranh ái quốc vĩ đại” [20-tr.21]. Hãy cách tác giả đồng đồng cảm với với những người phụ nữ cuộc sống khó khăn của họ sau chiến tranh, họ bị đè bỉu, họ không có ai tâm sự và chia sẻ, ngay cả trong chính gia đình của họ, họ cũng thật sự cô đơn.
Những người phụ nữ như sống ở một hành tinh khác và không ai hiểu được họ phải trải qua những gì. Những người phụ nữ cô đơn thật đáng thương.
Sự cảm thông chia sẻ của Võ Thị Hảo ở nhân vật Thảo. Chính chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, ƣớc mơ và cơ hội hạnh phúc của ngừời phụ nữ đẩy họ đến số phận bi kịch. Thảo trong Người sót lại của rừng cười là ngừời duy nhất sống sót trong năm cô gái ở rừng Trường Sơn. Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, vẻ đẹp thanh xuân của những cô gái nơi chiến trường: “Bốn cô gái trẻ măng nhƣng mái tóc chỉ còn là một dúm xơ xác”. Sự tự ti và ám ảnh về giấc mơ, khiến Thảo thấy mình càng trở nên lạc lõng. Nhất là khi thấy cô bạn gái học cùng lớp với Thành có đôi môi mòng mọng nhƣ nũng nịu, với làn da trắng hồng, tươi mát, trẻ trung nhìn Thành bằng ánh mắt say mê ngưỡng mộ... cô biết là họ thầm yêu nhau, họ đẹp đôi quá và lại ở gần nhau. Càng mặc cảm và tủi thân hơn, Thảo sống khép mình và dần xa lánh Thành. Ngày còn ở Rừng Cười, tình yêu với Thành là một trong những đốm lửa sáng nhất giục giã
cô cố nhoài ra khỏi cuộc sống hoang dã chốn rừng sâu. Cô đã khao khát đến cháy lòng đƣợc trở về và ngả vào vòng tay say đắm của Thành, thì giờ đây cô lại đau đớn tự nguyện xa lánh Thành, để Thành được hạnh phúc bên người con gái khác. Bởi hơn ai hết Thảo hiểu rằng, Thành gắn bó với cô chỉ bằng nghĩa chứ không có tình. Xót xa thay, Thảo không điên nơi rừng già và chiến trường khốc liệt thì nay cô gần nhƣ hoá điên khi tự viết cho mình những lá thƣ vào mỗi tối thứ năm, để rồi lại nhận đƣợc nó vào mỗi chiều thứ bảy và bị mọi người xa lánh, cả khoa chê trách, dè bỉu về tội phụ tình... Đau đớn đến tột cùng khi cô vừa cười, vừa khóc trong một trạng thái gần như vô thức. Thảo là người may mắn sống sót nơi rừng cười nhưng hạnh phúc chẳng còn sót lại nơi cô.
Thảo là nạn nhân của chiến tranh, là người bước ra từ cuộc chiến khốc liệt đó nhưng cũng có người không trực tiếp tham gia chiến tranh mà hậu quả của nó lại không bỏ qua họ. ông... Thấu hiểu đƣợc tâm trạng và nỗi lòng của những người phụ nữ phải gánh chịu những đau thương mất mát quá lớn ấy, nhà văn không chỉ hướng ngòi bút vào việc lên án chiến tranh mà còn thể hiện sự cảm thông sẻ chia và đó là tiếng nói tri âm của người đồng giới.
Như vậy, nhân vật trong hai tiểu thuyết có những nét tương đồng trong cách nhìn về người phụ nữ trong chiến tranh. Họ là những nạn nhân đau thương của chiến tranh, nhân vật nữ cô đơn, bất hạnh không được chia sẻ, cảm thông. Bằng lăng kính mới mẻ và tương đồng, hai nữ nhà văn đã phơi bày những góc khuất về chiến tranh dưới cảm quan của người phụ nữ với độc giả người đọc. Đồng thời ta thấy chiến tranh không chỉ có những chiến công, những anh hùng, những tượng đài người lính anh dũng qua những lời kể của nam giới mà còn có những đau thương, mất mát và chấn thương về mặt tâm lý của những người phụ nữ.