CHƯƠNG 3: ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ
3.3. Những vấn đề đặt ra
Cuốn tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ đạt giải Nobel Văn chương năm 2015. Thành công đạt được là bởi cuốn tiểu thyết đặt ra nhiều vấn đề về con người và thời đại. Trong phần đầu cuốn sách, Svetlana Alexievich viết: “Phải viết một cuốn sách về chiến tranh sao cho người đọc đến buồn nôn sâu sắc vì nó, cho họ thấy chỉ ý tưởng về chiến tranh thôi đã là bỉ ổi. Tâm thần.”
Trước hết, cuốn tiểu thuyết tố cáo về tội ác của chiến tranh. “Chiến tranh” ở đây không còn là một khái niệm, càng không phải là một đề tài hay một bối cảnh. Trong cuốn tiểu thuyết của Svetlana Alexievich, chiến tranh đã trở thành một thực thể sống với hàng nghìn khuôn mặt đƣợc tái hiện qua vô số ký ức chƣa từng trùng lặp. Mỗi lời kể lại góp thêm một nét cọ làm nên diện mạo của chiến tranh. Chiến tranh mới là nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm.
Phân mảnh và thống nhất, cá nhân và tập thể, Alexievich biến tác phẩm thành một thế giới không ngừng lưu chuyển, lúc nào cũng âm vang giọng nói, cuồn cuộn những kiếp người. Và vì thế, dù Chiến tranh không có khuôn mặt một phụ nữ là bản tường thuật sống động về Thế chiến thứ hai mãi tận trời Âu xa xôi cách nay hàng thập kỷ. Những người lính Nga kể lại câu chuyện quá khứ đồng thời sẽ như cảm nhận sống lại trong tim mình điều gì trước một chân dung chiến tranh tương đồng đến vậy? Đọc cuốn tiểu thuyết làm ta nhớ lại
cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp năm 1975 ở Việt Nam đã thành công nhưng khiến ta hồi tưởng như chiến tranh ở rất gần. Trong tác phẩm, ngoài những nhân chứnglà người lính nữ kể lại, tác giả luôn đặt mình vào bối cảnh một cách cảm xúc nhất, kết nối phụ nữ với nhau để họ chung một ký ức lớn về chiến tranh đầy đau đớn và đáng kinh sợ. Tác phẩm hoàn toàn có thể làm thành một bộ phim lay động người xem bằng sự thật và những xúc cảm chân thật nhất của con người. Đây là chân dung của chiến tranh, là hiện thực chua xót làm người ta lợm giọng không chỉ vì mất mát thân xác mà còn vì những tâm hồn tươi đẹp đã bị hủy hoại.
Tác phầm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ giống nhƣ tiêu đề của cuốn tiểu thuyết. Trước đây, người ta chỉ biết đến chiến tranh qua lời kể của nam giới, không hiển hiện lên tiếng nói, khuôn mặt của người phụ nữ.
Chiến tranh được kể dưới góc độ người phụ nữ đan xem cảm xúc làm ta thấy được mặt khuất của chiến tranh mà người đàn ông vẫn tung hô bằng những chiến công. Những người phụ nữ bị cuốn vào cuộc chiến tranh, cuốn vào lịch sử, nó đã trở thành ký ức không thể nào quên của họ. Chứng kiến chiến tranh và buộc phải đi giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết, những nữ cựu binh Liên Xô của Svetlana Alexievich không tìm cách giải thích, định nghĩa những khái niệm mang đậm tính chất trừu tƣợng nhƣ hàng bao nhiêu thế hệ triết gia, văn sĩ, thi sĩ (phần lớn đàn ông), mà bằng trí tưởng tượng phong phú và khả năng nắm bắt chi tiết, họ biến những phạm trù ấy trở thành những hình ảnh so sánh, liên tưởng cụ thể. Họ so sánh chiến tranh (mang thông điệp cái chết) như một “cuộc giết người”, “một lao động mệt nhoài”, và liên tưởng hòa bình (mang thông điệp sự sống) nhƣ hoạt động “hát”, “phải lòng nhau”, “đặt những lô cuộn tóc”. Một phạm trù siêu hình học nhƣ cái chết đƣợc miêu tả bằng hình ảnh so sánh rất cụ thể. Các xác chết mặc những chiếc áo lót rằn “nhƣ dƣa hấu đã mọc lên. Trên một cánh đồng lớn…”; “những người nằm chết dưới đất, đầu họ cạo trọc, và sọ họ màu xanh nhƣ những củ khoai tây phơi nắng… Rải rác nhƣ những củ khoai tây… Họ nằm trên các luống cày, bị hạ gục giữa khi đang chạy…” Còn khi nói đến sự sống, họ liên tưởng đến những thứ sinh sôi nảy nở như cây trái được mùa. Nhặt được một anh thương binh còn sống khiến họ thấy cuộc đời như “vườn cây ăn quả lớn… Đang ra hoa…”.
Vấn đề đặt ra nữa là tiếng nói của người phụ nữ sau bao nhiêu năm họ câm lặng, họ không được quyền lên tiếng bởi cả thế giới vẫn tin tưởng vào chiến công của những người đàn ông. Cuốn tiểu thuyết như một tập hợp những mảnh ghép, những thước phim về mặt tự sự, thông qua các buổi phỏng vấn mà các nữ cựu chiến binh, dưới hình thức độc thoại, được bộc ra toàn bộ những trải nghiệm của bản thân, đƣợc cung cấp tiếng nói (và chữ viết) cho những ký ức hậu trong và hậu chiến. Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là một đóng góp vô giá, vào dòng văn học hậu chấn thương, nơi các nhà nghiên cứu có thể không chỉ tập trung vào những nối ám ảnh không thể xoa dịu cho chiến trận mang lại, những vết thương vĩnh viễn không thể chữa khỏi, mà còn vào những tái hòa nhập và di chứng trong thời bình. Quan trọng hơn, những tiếng nói từ ký ức này còn vạch ra một sự thật bất khả xâm phạm, đó là trong khi chiến tranh dường như xóa nhòa “tính nữ” từ ngoại hình tới bản thể giới nữ:
phụ nữ phải cắt bím tóc, phải mặc quần, không đƣợc phép hát hò hay trang điểm, tới mất cả chu kỳ kinh nguyệt, nhƣng không thể giết chết đƣợc một ham muốn quá đỗi giản dị và đầy gợi cảm, đƣợc tô lông mày hay cài hoa ngay trên chiến địa. Cuốn tiểu thuyết đã cho phụ nữ quyền đƣợc nói, để họ kể những câu chuyện, sống động và đầy chi tiết, về cuộc sống trong chiến tranh, từ tâm sự của những cô bé thiếu niên lớn lên trong thời chiến, máu kinh chảy ròng ròng, tới câu chuyện của những thiếu nữ với tình yêu lãng mạn nhƣng cũng đầy bi thương, tới những lời kể đẫm nước mắt của những bà mẹ, có người bịt mũi cho con chết, có người sát muối vào người con để đi giao liên. Đời sống riêng tư cũng nhƣ tập thể phô bày trên trang giấy, không chỉ tố cáo tội ác chiến tranh, không chỉ là tấm gương anh hùng của những cô bé xung phong trốn nhà ra trận dù thiếu tuổi vì căm thù phát xít, mà chúng mang đậm âm hưởng nữ quyền, khi cho phụ nữ quyền đƣợc cất tiếng, đƣợc là chủ thể độc lập, ở mảng tự sự hƣ cấu lẫn phi hƣ cấu viết về chiến tranh, vốn là độc quyền của nam giới. Không còn chỉ là người phụ nữ hậu phương đợi người ra trận trở về, đây là những câu chuyện của những cô gái ở đầu chiến tuyến, phá vỡ và thách thức thế thƣợng tôn chiến tranh là dành cho đàn ông. Đây cũng là khúc anh hùng ca ngọt ngào đầy tính nữ, như khi cô lính trẻ cất tiếng hát giữa đêm chiến trường một khúc nhạc tuổi thơ. Đây không phải câu chuyện về cái chết mà là về sự sống người nhất, về số phận của những người phụ nữ đi qua cuộc chiến.
Thế giới qua cái nhìn của người nữ tập hợp một lượng chi tiết vụn vặt khổng lồ. Nhiều năm sau khi chiến tranh đã qua đi, những người nữ cựu binh vẫn nhắc lại một cách tỉ mỉ hàng loạt những chi tiết vụn vặt nhƣ chiếc áo, đôi giày, kẹo sô cô la, chiếc khăn lụa, bông hoa…: “Tôi có một chiếc áo dài mới rất nhẹ, có diềm”, “tôi chạy chân không, giày cầm trên tay, đôi giày rất đẹp, tiếc không thể vứt”. Nếu soi chiếu vào lối viết nam, những chi tiết ấy rất ít khi xuất hiện khi kể về chiến tranh. Tuy nhiên, trong lối viết nữ, tất cả những chi tiết vặt vãnh ấy đều có giá trị. Cùng một chi tiết “đôi giày”, Remarque nhấn mạnh đến tính vô dụng của vật chất nếu con người không còn chân để đi, đấy là cách ông bộc lộ tư tưởng phản chiến trong tác phẩm Phía Tây không có gì lạ. Ngược lại, đôi giày với người nữ cựu binh không chứa đựng tư tưởng triết lý mà chứa đựng cảm xúc. Đó là nỗi khao khát đƣợc làm đẹp dù trong hoàn cảnh chiến tranh - một nhu cầu nhân văn của phụ nữ. Cùng trải nghiệm một hiện thực, cùng sống trong chiến tranh nhưng khi cuộc chiến qua đi, người vợ nhớ và kể lại những chi tiết rất nhỏ như người lính nữ không có điều kiện về nhà “ngửi mùi của các cô gái được gặp người thân” cho thỏa nỗi nhớ nhà, còn người chồng thì kinh ngạc, ông không ngờ rằng những sự kiện ấy xảy ra trước mắt ông nhƣng ông không hề có ý niệm gì về chúng. Trong khi phụ nữ chú ý miêu tả những chi tiết nhỏ nhặt, vụn vặt nhƣng chứa đầy cảm xúc ấn tƣợng thì nam giới lại nhớ đến hệ thống kiến thức quân sự, những trận đánh lớn và hành động chiến đấu.
Cách tƣ duy chi tiết của phụ nữ vẽ nên một hiện thực khác so với tƣ duy hệ thống của đàn ông. Từ lối tư duy hệ thống, nam giới có xu hướng xây dựng những cấu trúc khái quát và hình ảnh tƣợng trƣng. Trong khi đó, bằng thế giới đồ sộ những chi tiết của cảm xúc, khi người nữ viết, nói, họ tập trung vận dụng trí tưởng tượng và sử dụng chi tiết để tạo ra những hình ảnh so sánh, liên tưởng. Hélène Cixous cho rằng trí tưởng tượng đó chính là vẻ đẹp tư duy của phái nữ: “Phái nữ không tư duy phổ quát, trái lại trí tưởng tượng thì vô tận và đẹp đẽ.”
Với cảm quan nhạy cảm, sự trải nghiệm chân thực, Nữ nhà văn Võ Thị Hảo đã mang đến cho người đọc tập hợp những câu chuyện khác nhau trong tập truyện ngắn Người sót lại của rừng cười. Trong tập truyện là những câu
chuyện của các nhân vật khác nhau, không chỉ nhìn con người trong chiến tranh và còn có cái nhìn rộng hơn khi những người phụ nữ gánh chịu mất mát mà chiến tranh ở lại.
Người góa phụ trong Trận gió màu xanh rêu của Võ Thị Hảo trở nên điên dại, không tin người chồng đã chết sau lần định di chuyển mộ nhưng trong đó là xương đầu nai. Một cái nhìn thẳng thắn, chân thực về lịch sử và về chiến tranh. Cái nhìn này hướng đến sự nhận thức sâu sắc về thân phận của người phụ nữ thời hậu chiến. Câu chuyện toát sự đau đớn đến tột cùng, không chấp nhận được sự thật của người phụ nữ Người góa phụ chịu nỗi đau đớn mất mát qua lớn người chồng hy sinh. Người góa phụ lấy chồng được hai tháng thì nhận được giấy báo tử của chồng. Trong thời chiến, người phụ nữ ấy không được nhận sự che chở yêu thương, mà bỗng chốc đã trở thành góa phụ.
Mà đến nay, khi chiến tranh kết thúc, với chính sách của nhà nước chiêu tập mộ liệt sĩ. Người góa phụ cũng không thể sống bình yên, thanh thản, cứ ngỡ rằng niềm hy vọng tìm đƣợc hài cốt của chồng nơi rừng núi hoang vu, nhƣng đau đớn nhân lên gấp bội khi dưới nấm mồ có tên chồng mình không phải là hài cốt của con người mà đó là xương của một con nai. Không chấp nhận được sự thật người hóa phụ ấy đã hóa điên, nỗi cô đơn, niềm hy vọng, sự đau đớn tột cùng tất cả đồn nén lại kiến người phụ nữ ấy điên dại, nửa tỉnh nửa mơ. Người phụ nữ ấy vẫn luôn hy vọng người chồng vẫn còn sống, viện lý do về cái chết của chồng chỉ là sự nhầm lẫn. “Anh mà chết thì phải có anh dưới mồ chứ. Dài người ta báo nhầm đấy thôi. Làng trên chả có hai người báo tử rồi lại lừn lững về là gì! Em biết anh còn sống mà…” [10-tr. 18]. Bà hóa điên và đi tới một ngôi làng Đẽo, một ngôi làng chỉ có phụ nữ và trẻ con, người đàn ông duy nhất ở ngôi làng là anh lính bằng xi măng, dưới chân có ghi
“TƢỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG”. Tƣ thế chiến thắng hiên ngang của bức tượng và hình dáng nhỏ bé của người đàn bà điên ôm chân tượng nhầm tưởng đó là chồng mình thật đau đớn biết mấy. Nhà văn Võ Thị Hảo nhƣ ngầm mang đến cho người đọc đó là nghịch lý của chiến tranh, Có chiến thắng minh quang nhưng nó được xây lên bởi những nỗi đau tột cùng, mất mát người thân và nỗi cô đơn của người phụ nữ nơi hậu phương. Ở ngôi làng ấy không có đàn ông bởi những người đàn ông ra chiến trường và không thể trở về nữa. Những
người dân làng Đẽo tổ chức một buổi lễ chung cho những người đàn ông, họ dừng công việc và thành kính làm lễ. Có thể thấy chiến tranh đã cướp đi những người đàn ông của ngôi làng, đau đớn nhưng họ vẫn phải tiết tục sống, tiếp tục tưởng nhớ về người thân đã mất.
Ở câu truyện Dây neo trần gian cũng đặt ra một vấn đề mà con người phải hứng chịu từ chiến tranh. Tham gia chiến tranh nhưng người lính phải đối với cái chết với những thương tật tật nguyền, bị thương, bị điếc do bom đạn. Khi đƣợc may mắn trở về với thân hình lành lặn cứ ngỡ sẽ đƣợc sống bình yên hạnh phúc những chất độc hóa học chiến tranh vẫn đeo bám người lính. Trong câu chuyện ấy, người linh chờ đợi cái chết những những người đồng đội của mình. Anh vô vọng và chán trường, Anh không dám sinh con vì sợ lây nhiễm, anh sống hoài nghi về bản thân mình có bị nhiễm chát đọc hay không? Và nàng, người phụ nữ yêu hết mình dù biết anh đã có gia đình đi chạy chữa bằng tâm linh để cố níu sự sống của anh lại. Nàng hy sinh mái tóc của mình theo lời bà đồng nói. Bằng bất cứ giá nào thì nàng vẫn hy vọng níu giữ anh. Nhƣng ki có kết quả xét nghiệm anh không bị nhiễm chất độc, nàng đau đớn và chua xót khi nhận ra anh không thuộc về cô. Những hy sinh của cô không nhận lại được tình của cảm anh. Câu chuyện đặt ra vấn đề con người vẫn âm thầm chịu dựng những tàn tích của chiến tranh ngay cả trong thời hậu chiến. Cuộc sống hòa bình đã lấy lại, những những di chứng của chất độc chiến tranh vẫn ngày ngày làm con người phải đau đớn, sợ hãi và tuyệt vọng vì không có cách chữa trị.
Tóm lại, nhân vật nữ giữa hai tác phẩm Người sót lại của rừng cười và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ có những điểm khác nhau trong vai xã hội của nhân vật nữ, tâm lý, tính cách, số phận người phụ nữ và những vấn đề phẩm tác phẩm đặt ra. Sở dĩ có sự khác nhau nhƣ vậy là bởi cảm quan của hai nhà văn Svetlana Alexievich và Võ Thị Hảo trong hai quốc gia, văn hóa, dân tộc khác nhau. Hơn nữa, thời điểm viết hai tác phẩm này cũng cách xa nhau và quan niệm văn chương của hai nhà văn cũng khác biệt.
KẾT LUẬN
Hình tượng người phụ nữ được khai thác ở rất nhiều phương diện của văn học, nó là nguồn cảm hứng vô hạn của các tác giả. Tùy thuộc vào cảm quan của mỗi nhà văn, thời kỳ lịch sử mà người phụ nữ được khai thác trong các bối cảnh khác nhau. Nhân vật nữ trong chiến tranh từ trước đến nay cũng đã được nhắc đến trong nhiều tác phẩm văn xuôi ở trong và ngoài nước. Và tập truyện ngắn Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và cuốn tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt của phụ nữ của Svetlana Alexievich đã đóng góp trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong chiến tranh dưới góc nhìn của nữ giới.
Nhìn chung, nhân vật nữ trong hai tác phẩm Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và Chiến tranh không có một khuôn mặt của phụ nữ của Svetlana Alexievich có những nét tương đồng và điểm khác biệt.
Nét tương đồng giữa hai tác phẩm là cảm quan của hai nữ nhà văn về nhân vật nữ trong chiến tranh. Những nhân vật nữ là những nạn nhân đau thương của chiến tranh: phụ nữ là nạn nhân đau thương của chiến tranh, chiến tranh làm mất đi bản thể giới và cảm quan về người phụ nữ trong chiến tranh.
Những người phụ nữ nhỏ bé và yếu đuối vô tình bị cuốn vào lịch sử chiến tranh. Và cũng chính tại đấy, chiến tranh thực sự là nỗi sợ hãi của họ. Những mất mát về cơ thể ở chiến tranh không thực sự là nỗi sợ hãi so với những mất mát về tinh thần. Những người phụ nữ không còn là phụ nữ nữa.
Tuy nhiên giữa hai tác phẩm ấy cũng tồn tại những nét khác biệt đó là về vai xã hội của giới nữ, khác biệt trong tâm lý, tính cách và số phận của người phụ nữ và những vấn đề mà hai tác phẩm đặt ra. Sở dĩ có sự khác nhau nhƣ vậy là bởi vì sự khác nhau về thời đại, quốc gia, văn hóa, quan điểm, phong cách nhà văn. Ý thức về giới và sự thấu hiểu ALexievich đã tạo nên tiếng nói mới cho người phụ nữ trong chiến tranh. Và điều quan trọng của cuốn tiểu thuyết này đã cho ta thấy đƣợc sự thật về chiến tranh và dù người phụ nữ ở trong hoàn cảnh nào cũng thiệt thòi hơn so với nam giới.
Tác phẩm của Alexievich đề cập một cách chân thực những khó khăn của người phụ nữ trong chiến tranh, sự chết chóc, đau thương đặc biệt bà không