Ngợi ca vẻ đẹp nữ tính

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tập truyện người sót lại của rừng cười (võ thị hảo) và tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (svetlana alexievich) (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 2: NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ

2.3. Cảm quan về người phụ nữ trong chiến tranh

2.3.1. Ngợi ca vẻ đẹp nữ tính

Giới nữ mang những đặc điểm riêng biệt, khi chiến tranh làm mất đi bản thể giới nữ nhưng người phụ nữ vẫn giữ được những vẻ đẹp nữ tính, những nét đặc trưng của giới nữ. Trong văn học từ trước, người phụ nữ trong chiến được nhắc đến rất ít, hơn nữa lại quan tâm đến đời sống của họ trong chiến đấu lại càng ít hơn. Nhân vật nữ hiện lên trong hai tác phẩm Người sót lại của rừng cười Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ có điểm chung rằng họ là những người con gái trẻ, hồn nhiên và trong sáng. Họ có đầy nhiệt huyết, tuổi trẻ và họ cũng mơ ước về một tương lai hạnh phúc bình yên. Họ tham gia chiến tranh khi đất nước lâm nguy, Tổ quốc gọi tên họ mà bỏ lại đằng sau tuổi thanh xuân, ƣớc mơ. Họ chấp nhận mất đi bản thể giới của mình để chiến đấu, hi sinh anh dũng như những người đàn ông ra trận, những ở những người phụ nữ ấy họ vẫn mang trong mình vẻ đẹp nữ tính, những nét đẹp của người con gái.

Những người phụ nữ trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ họ phải ăn mặc, chiến đấu, làm việc như người đàn ông nhưng đâu đó, qua những lời kể chân thực của các nhân vật thì họ vẫn giữ cho mình những nét của nữ giới. Sự nữ tính thể hiện cả trong cách chiến đấu, cách cứu giúp đồng đội hay thậm chí trong việc coi thường cái chết “Chết… Tôi không sợ chết.

Vì tuổi trẻ, hẳn thế, hay tôi không biết điều gì đó khác không thể giải thích”

[20-tr.79]. Hay khi cứu người đồng đội bị thương, kéo anh ta trong suốt tám tiếng bằng sự đồng cảm, tình yêu thương giữa con người với con người và sợ dũng cảm. Hay cái cảm xúc đầu tiên mà họ giết người, nó run sợ khi giết chết một sinh mệnh: “Tôi không biết tôi đã giết hắn hay chỉ làm hắn bị bị thương.

Nhƣng sau đó tôi càng run dữ hơn, tôi nhƣ khiếp đảm: Tôi, tôi vừa giết một con người sao? ...” [20-tr.45]. Họ đâu muốn giết người, nhưng nếu không giết kẻ địch thì chính kẻ địch sẽ giết họ không thương tiếc. Không chỉ với một con người, mà với một con ngựa trên đồng cỏ, họ cũng phải giết để làm món súp, những sau ấy là:Tôi khóc con ngựa non” [20-tr.50] và không động đến suất

ăn làm từ con ngựa ấy. Tình thương của phụ nữ là qúa lớn kể cả với động vật hay là với những đồng đội của mình. Khi phải chứng kiến những người y tá bị tra tấn tạn bạo “moi mắt cắt vú”, hay những người dân được tập kết trong ngôi làng bị đâm toạc bụng, khi chứng kiến người mẹ dìm chết đứa con mới sinh vì khát sữa để bảo vệ những đồng đội khác, những người phụ nữ mang trong mình niềm thương xót, đồng cảm, nuối tiếc cho những người phải chết, phải gạt đi tình mẫu tử thiêng liêng của mình để cứu đồng đội. Chứng kiến đồng đội chết, những người phụ nữ có cách thể hiện rất nữ giới, họ rơi lệ tiếc thương đồng đội mình: “Tôi nhìn thấy người bị giết đầu tiên: tôi ở đó, đứng sững, và tôi khóc” [20-tr.106]. Phụ nữ thường thể hiện cảm xúc bằng những giọt nước mắt, nhưng chỉ trong giây lát họ lại phải gạt đi nước mắt để cứu giúp cho những đồng đội khác. Có thể nói, chiến tranh không phải là nơi để phụ nữ thể hiện sự nữ tính một cách tự nhiên nhất, họ bị ép trong sự tàn khốc của chiến tranh, họ không được phép yếu đuối mà chùn bước trước khó khắn.

Những người phụ nữ ấy thật vị tha, bao dung được thể hiện mang đặc điểm của giới nữ.

Vẻ đẹp nữ tính còn đƣợc thể hiện qua cách họ trân trọng những món đồ của nữ giới. Họ tiếc những bím tóc dài bị cắt bỏ “Người ta cắt tóc tôi như con trai. Chi tiết ấy không ai quên nhắc lại: và bao giờ cũng là chuyện cái bím tóc dài bỏ lại trên sàn nhà bẩn thỉu của phòng tuyển quân” [20-tr.61]. Mái tóc đối với phụ nữ là quý giá hơn bất cứ thứ gì khác, nhƣng phải từ bỏ để trở thành những người lính giống đàn ông để chiến đấu. “Các cô gái đến trường quân sự với mái tóc rất đẹp. Phần tôi, tôi có cái đuôi tóc quấn quanh đầu. Nhƣng làm sao gội đầu? Sấy tóc ở đâu? Vừa gội đầu đã có lệnh báo động, phải chạy.

chỉ huy của chúng tôi, Marina Raskova, ra lệnh cho chúng tôi cắt hết các bím tóc. Các cô gái khóc mà tuân lệnh…” [20-tr.100]. Những cô gái ấy trân trọng mái tóc của mình, họ khóc, nhƣng vẫn phải cắt bởi chiến tranh không cho người phụ nữ cơ hội để bảo vệ những mái tóc. Cũng có những cô gái không chịu chấp hành làm theo mệnh lệnh, nhưng thức ràng buộc họ là những người chiến sĩ đại diện cho Đảng của mình. Họ chiến đấu và ăn mặc nhƣ đàn ông nên: “Những chiếc áo dài, giày cao gót của chúng tôi… Chúng tôi tiếc xiết bao nhiêu khi không đƣợc dùng! Chúng tôi giấu kín chúng trong túi đeo của

chúng tôi. Suốt ngày chúng tôi đi bốt, nhƣng buổi tối, dù chỉ một lúc, chúng tôi đi giày cao gót vả soi gương...” [20-tr.101]. Những thứ của giới nữ như giày cao gót, váy, gương là những đồ vật đặc trưng của nữ giới, họ đã cố níu giữ chúng, đƣợc diện chúng nhƣ bao cô gái khác dù chỉ là khoảnh khoắc nhỏ nhất mà thôi. Nhưng bị chỉ huy phát hiện thì buộc họ phải gửi chúng về bưu kiện. Điều kiện chiến đấu khó khăn đối với người phụ nữ, nhưng càng khó khăn hơn khi họ đến cái ngày bình thường của phụ nữ, họ không được cấp bất cứ thứ gì cả, có những người bị bắn chỉ vì xuống sông để gột rửa chúng. Họ xấu hổ trước đàn ông: “Chúng tôi nhìn thấy một con sông… Và những cô gái ấy, tất cả họ lao xuống sông. Nhƣng bọn Đức bên kia sông nổ súng ngay.

Chúng ngắm chính xác… Chúng tôi thì cần tắm rửa, vì chúng tôi xấu hổ trước mặt đàn ông. Chúng tôi không muốn ra khỏi nước, và một cô gái đã bị bắt chết…” [20-tr.21]. Sự nữ tính còn thể hiện qua nhân vật nữ dù chiến đấu, gặp nguy hiểm, bị kẻ dịch truy đuổi những vẫn cố gắng giữ chiếc khăn mẹ tặng cho mình, mặc cho lời khuyên vứt bỏ chiếc khăn vì nó làm kẻ địch phát hiện.

Đôi bông tao phải gỡ bỏ, không đƣợc cất giọng hát, những thứ nữ giới mà họ trân trọng trong điều kiện sống khó khăn gợi lên vẻ đẹp nữ tính của họ. Bởi họ là phụ nữ và họ luôn muốn làm đẹp.

Vẻ đẹp nữ tính còn đƣợc thể hiện ở sự khao khát hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Sau chiến tranh họ trở về họ muốn có một cuộc sống bình thường, họ muốn được yêu thương, che chở, bảo vệ và có được hạnh phúc gia đình khi trở về chiến trận, chỉ là những điều thật nhỏ bé: “Khi chiến tranh chấm dứt, tôi có ba nguyện vọng: thứ nhất, không bao giờ bò nữa và từ nay đƣợc di chuyển bằng tàu điện, thứ hai, đƣợc mua và nhai nghiến ngấu trọn một ổ bánh mì trắng, và thứ ba, được ngủ trên một chiếc giường, trong những tấm khăn trải giường, trong những tấm trải gường hồ bột thật trắng…” [20- tr.84]. Hay khi họ có đƣợc lời cầu hôn họ đã thật hạnh phúc: “Hãy lấy anh.

“Tôi đã muốn khóc. Muốn hét lên. Muốn lấy anh! Thế nào vậy, lấy anh? - ngay tức khắc? Anh nhìn rõ em giống thứ gì đây không? Hãy làm cho em trở thành một người phụ nữ đã chứ: tặng hoa cho em, tán tỉnh em, nói với em những lời đẹp đẽ” [20-tr.14]. Rất nhiều những ƣớc mơ khác nhƣ học đại học, nuôi chim. Mở tiệm cắt tóc… Đó là những ƣớc mơ hết sức giản dị của các cô

gái sau khi trở về từ chiến trận. Họ xứng đánh nhận đƣợc những gì vốn dĩ họ đã nhận được. So với những người bạn cùng tuổi, họ có tấm bằng đại học, họ lập gia đình và có cƣợc sống hạnh phúc, chiến tranh đã lấy đi thanh xuân của họ, khi trở về họ bắt đầu lại bằng con số không, họ không biết gì ngoài chiến tranh cả. Hay “Tôi không thể quên đƣợc chuyện đó… Không thể… Tôi đã trở về và tôi phải bắt đầu lại tất cả từ con số không. Tôi phải tập đi lại giày ban sau ba năm đi ủng ngoài mặt trận. Chúng tôi đã quen lúc nào cũng nai nịt.

Bây giờ tôi có cảm giác quần áo của tôi cứ lòng thòng nhƣ những cái túi, tôi cảm thấy khó chịu. Tôi nhìn một chiếc váy hay một chiếc áo sơ mi một các ghê tởm. Vì ngoài mặt trận chúng tôi luôn mặc quần.” [20-tr.54]. Họ trở nên cô đơn và biệt lập khi trở về từ chiến tranh, họ mất kinh nguyệt, cơ thể họ lịm đi không còn nhu cầu tình dục. Người phụ nữ phải bắt đầu lại từ đầu để trở thành phụ nữ, họ để tóc dài, họ mặc váy và đi giày cao gót. Những mong ƣớc giản dị ấy càng nói lên chiến tranh đã quá tàn nhẫn đối với những người phụ nữ cả về thân phận, tinh thần, con người, họ không được tôn vinh, chia sẻ, cảm thông và biết đến với những khó khăn của nữ giới.

Đối với truyện ngắn Người sót lại của rừng cười, ta thấy nhân vật Thảo thật đáng thương. Thảo là người duy nhất sống sót từ Rừng Cười trở về, Thảo may mắn hơn so với bốn người đồng đội của cô nhưng nào ngờ đâu hạnh phúc không sót lại ở Thảo. Khi đến nhận nhiệm vụ, Thảo đƣợc các chị ngƣỡng mộ vì mái tóc đẹp hơn nữa lại có một mối tình nên thơ với Thành.

Thảo và những đồng đội cố gắng giữ gìn mái tóc của mình nhƣng nó ngày càng xơ xác bởi sống nơi rừng thiêng nước độc, họ biệt lập với thế giới bên ngoài. Cố gắng níu giữ mái tóc cho Thảo bằng cách gội đầu bằng nước lá, nhƣng sau trận sốt rét Thảo cũng không thể giữ đƣợc mái tóc dài óng ả. Để rồi Thảo cũng giống “Bốn cô gái trẻ măng nhƣng mái tóc chỉ còn là một dúm xơ xác”. Cho đến mãi khi về sau khi trở về Thảo vẫn mơ những giấc mơ của tuổi thanh xuân: mình “Cô chỉ thấy tóc rụng nhƣ trút, rụng đầy khuôn ngực đã bị đâm nát của chị Thắm và từ trong đám tóc ấy nẩy ra hai giọt nước mắt trong veo nhƣ thuỷ tinh, đập mãi không vỡ” [10-tr.97]. Thảo đƣợc đồng đội cứu sống và trở về với Thành. Ngƣỡng cửa hạnh phúc cứ ngỡ sẽ mở ra với Thảo nhưng chiến tranh đã biến một người con gái xinh đẹp, hồn nhiên không còn nhƣ ngày nào. Thảo vẫn hy vọng tình yêu ấy sẽ tồn tại mãi nhƣng cô lại mặc

cảm và bị ám ảnh với nỗi sợ hãi từ chiến tranh. Cô thường nhăn mặt khi nhớ đến lần gặp lại đầu tiên sau mấy năm xa cách người yêu: “Thảo xuống tàu, vai đeo ba lô, thân hình gầy gò trong bộ quân phục lạc lõng, qua làn môi nhợt nhạt, mái tóc xơ xác... làm anh ngỡ ngàng đến không thốt nổi một lời” [10-tr.98]. Dù đã cố gắng những Thảo không thể nào nhập cuộc với bạn bè, cô tự tin về bản thân trong khi các bạn trong trường thật xinh đẹp. Càng đau đớn thay khi Thảo phát hiện Thành yêu đương phương cô bạn cùng lớp, họ quá xứng đôi và ở gần nhau. Thảo sống khép mình hơn, cô tách biệt với bạn bè và lựa chọn rời khỏi Thành bằng cách biến mình thành kẻ phụ tình. Khi ở Rừng Cười, Thảo và các đồng đội luôn hy vọng tình yêu với thành sẽ có cái kết viên mãn, nhƣng giờ đây, thảo không thể tiếp tục mối tình với Thành. Thảo nhận ra thành đối với Thảo chỉ là chữ nghĩa chứ không hề có cái tình. Mặc cho những lời dè bỉu, những lời chỉ chích, những lời rèm pha từ các bạn sinh viên trong khoa, Thảo chấp nhận ra đi để Thành có hạnh phúc thật sự.

Qua hai hai tác phẩm Người sót lại của rừng cườiChiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, Võ Thị Hảo và Svetlana Alexievich cùng ngợi ca những vẻ đẹp nữ tính của các nhân vật. Dù ở thời đại nào, quốc gia nào, cuộc chiến tranh nào thì cái nhìn về người phụ nữ đều có những nét tương đồng. Bởi lẽ họ là những người phụ nữ có chung cảm nhận với những nhân vật nữ trong hai tác phẩm. Dù mỗi nhân vật trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ đều có tên tuổi, chức vụ nhƣng ta khi đọc tác phẩm những người phụ nữ ấy có cùng chung một nỗi niềm, một đặc điểm với nhau mà khiến ta không còn quan tâm tới tên tuổi của họ nữa. Càng trùng hợp hơn khi những nhân vật ấy lại có những đặc điểm giống nhân vật nữ trong truyện ngắn Người sót lại của rừng cười.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tập truyện người sót lại của rừng cười (võ thị hảo) và tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (svetlana alexievich) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)