Nghệ thuật miêu tả nhân vật

Một phần của tài liệu Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai (Trang 37 - 41)

Chương 3: HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI

3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

3.2.1.Miêu tả nhân vật qua ngoại hình và hành động

Mỗi một loại hình nghệ thuật lại tạo nên cho mình một chất liệu, riêng văn học chọn sử dụng hệ thống từ ngữ. Việc sử dụng chất liệu này có thể nói đến tất cả mọi sự vật trên thế giới.

Chân dung có thể hiểu là ngoại hình, diện mạo, vẻ bề ngoài của nhân vật tác động trực tiếp, đầu tiên tới người đọc. Khi xây dựng nhân vật, mỗi nhà văn đều xây dựng nhân vật của mình diện mạo, ngoại hình góp phần để thể hiện tính cách nhân vật, giúp người đọc hiểu được phần nào tính cách nhân vật. Từ chân dung ấy phần nào sẽ cho chúng ta thấy được dự cảm về số phận sau này của nhân vật. Đơn của như Chí Phèo được Nam Cao xây dựng ngoại hình không khác gì một con quỷ thực sự thì cái chết của hắn cũng không làm mọi người cảm thấy thương tiếc hay đau xót mà như việc hắn nên chết từ lâu rồi.

Khi khắc họa nhân vật, Chu Lai sử dụng lối tả trực tiếp, đặt các nhân vật vào những tình huống khác nhau. Nhân vật Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng được tác giả khắc họa trực tiếp trong thời điểm đất nước hòa bình: “Tôi bốn chín tuổi và đang thất nghiệp...”, “Cao một thước bảy mươi nhưng chỉ nặng bốn mươi nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, bụng lép, ngực lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ nơi đông người” [17,tr.8]. Thông qua biện pháp liệt kê tác giả đã cho người đọc thấy một cái nhìn toàn vẹn về nhân vật: một con người gầy gò, khắc khổ, thiếu sức sống mang dấu hiệu của tuổi già... Chân dung của Hai Hùng được

32

nhà văn đặt trong thế đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Nếu trong quá khứ anh là một chàng trai khỏe mạnh, tráng kiện thì giờ đây anh lại là “một lão già ốm o và sầu muộn”. Cách xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình không phải là thủ pháp mới mà nó được sử dụng phổ biến trong văn học thời kì trung đại. Ở văn học trung đại việc miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình với những chi tiết mang tính ước lệ, thể hiện tính cách phi phàm, chí khí đội trời đạp đất của bậc anh hùng thì ở trong tác phẩm của Chu Lai, ông sử dụng những chi tiết bình thưởng, nhỏ nhặt để xây dựng lên diện mạo và tính cách nhân vật. Nhân vật của ông đã thoát khỏi tính ước lệ của kiểu “Vai năm thước rộng, thân mười thước cao” (Truyện Kiều), trở về với hình mẫu của cuộc đời thực. Nhân vật được miêu tả tỉ mỉ từ những yếu tố nhỏ nhặt nhất như: mái tóc, hàm răng, dáng đi, nụ cười, quần áo cùng những cử chỉ của một con người bình thường.

Các nhân vật được nhà văn miêu tả như những con người bình thường hiện diện đâu đó trong cuộc sống.

Ở nhân vật Ba Sương, Chu Lai chú trọng đến cái “thần” toát ra trong ngoại hình của cô. Trong chiến tranh, những giây phút thư thái rất hiếm hoi nhưng nhân vật “tôi” đã bắt gặp khoảnh khắc trong sáng, tinh khôi khi thấy cô du kích Ba Sương đang tắm táp sau giờ đi bưng về. Dưới ngòi bút của Chu Lai, dáng hình người con gái khi tắm như một nàng tiên: Quần kéo lên quá ngực, vai để trần, tóc thả dài trong nước (…) Thân hình cô cao dần lên, nháng nước, bó sát, thon thả và trong suốt” [17,tr.88].

Ở hiện tại, ngoại hình của Ba Sương đã thay đổi, nhà văn đã miêu tả nhân vật từ khái quát đến cụ thể, từ tuổi tác, dáng hình đến vùng trán, áo ,cổ, mái tóc… tất cả những chi tiết này đều toát lên vẻ tao nhã, thanh lịch, duyên dáng của người phụ nữ trung tuổi. Chu Lai còn đặc biệt chú ý đến cái miệng.

Đặc biệt trong tác phẩm, Chu Lai rất chú trọng miêu tả đôi mắt. Ông cho rằng, đôi mắt là nơi biểu hiện rõ nhất những chấn thương tinh thần của nhân vật. Đôi mắt của Hai Hùng đau khổ khi Viên chết, đôi mắt “trống rỗng nhìn lên vòm trời cũng một màu trống rỗng” [17,tr.50]. Ở Hai Hùng, ánh mắt của anh biết nói, biết nghe, biết cười “một đôi mắt nâu xám, hồn nhiên và hoang dại. Người lành tâm nhìn vào dó thấy tính lặng, kẻ ác lòng nhìn vào thấy nổi cả da gà [17,tr.33] cho thấy ở anh toát lên phong độ của một thủ lĩnh. Khi tức giận đôi mắt ấy “bạc” đi nhưng đứng trước đau thương đôi mắt ấy cũng

33

rơi lệ. Anh từng khóc trước nấm mồ của Viên, sau chiến tranh anh lại phải khóc nhiều lần ở thành phố miền Tây xa lạ, nơi anh đang âm thầm ăn mày dĩ vãng. Đặc biệt, Hai Hùng ở thời điểm hiện tại khi nhận ra bà giám đốc Tư Lan ở phòng kế bên thì đôi mắt ấy “con ngươi như muốn lồi ra khỏi tròng (…) mỗi dấu vết khắc khoải đến nao lòng” [17,tr.127]. Chỉ là một đôi mắt nhưng nó lại có sự thay đổi giữa buổi sáng - buổi chiều, điều này đã nói lên sự thay đổi trong tâm trạng nhân vật. Đôi mắt ấy đã giúp Hai Hùng tìm được cảm giác bình yên sau những giờ phút chiến đấu ác liệt, như tiếp thêm niềm tin, sức mạnh, đem lại sự thanh thản trong tâm hồn Hai Hùng. Ánh mắt của Sương được hiện lên qua cảm nhận từ một trái tim nhạy cảm của Hai Hùng

“Ánh mắt cô gái đang hun đúc, tỏa ra những làn ánh sáng dịu dàng và hết sức thơ trẻ” [17,tr.53], là đôi mắt chứa đựng sự ngây thơ, đáng yêu biết nhường nào. Có lúc lại là đôi mắt có hồn “cặp mắt buồn buồn thăm thẳm như một sự thương tình, lại như một sự thách thức”.

Như vậy, qua việc đặc tả ngoại hình nhân vật, tác giả phần nào đã khắc họa được tính cách của nhân vật.

3.2.2.Miêu tả nhân vật qua độc thoại nội tâm

Qua độc thoại nội tâm, Chu Lai đã dựng trước mắt người đọc một quá trình tâm lí phức tạp gắn với sự thức tỉnh của nhân vật, hé mở những nỗi ưu tư, muộn phiền được giấu đằng sau bề ngoài tĩnh lặng của con người. Ở nhân vật Hai Hùng, sự thức tỉnh ấy được thể hiện qua những dòng suy nghĩ triền miên với tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói của tâm linh. Sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại cùng với những dòng độc thoại nội tâm liên tiếp không ngừng của một tâm hồn đa cảm khiến anh không lúc nào được yên. Khi gặp lại đồng đội cũ anh đã không giấu nổi nỗi buồn pha với thất vọng: “Bạn bè một thuở kiêu hùng của tôi bây giờ gặp lại, cũng như tôi, sao mà ngán ngẩm quá thể!

Hầu hết đã lui về vườn ăn theo vợ, núp váy vợ” [17,tr.9]. Ở hiện tại, khi mà mọi người đã quên đi chiến tranh, nhắc đến kỉ niệm đau thương lại ráo hoảnh nên Hai Hùng tỏ ra chán chường và đi đến quyết định: “Quẳng mẹ nó đi! […]

thời gian chỉ còn lại cái xác mốc thếch” [17,tr.144] . Điều này đối lập với quá khứ trong chiến tranh. Mỗi khi anh ngước nhìn lên cao lại thấy lồng ngực bị nén chặt bởi cảm xúc nghẹn ngào bởi giờ đây mọi thứ đã đổi thay, con người thì quên lãng. Hai Hùng luôn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời hiện tại.

34

Trong con người anh vẫn vang lên những tiếng từ đáy lòng về nỗi buồn tình yêu, nỗi buồn trước lối sống thời hiện đại. Những cảm xúc ấy cứ triền miên không dứt, đan chéo vào nhau tạo ra cảm giác ám ảnh vô cùng.

Hai Hùng là người giàu tình cảm, anh luôn sống trong những dòng hồi tưởng về quá khứ. Trong chiến tranh, anh chiến đấu với sự say mê, nhiệt huyết nhưng cũng có lúc anh cảm thấy chán nản trước hiện thực dữ dội của chiến tranh. Khi Viên chết, anh đã có những suy nghĩ: “Mười chín bồng gạo đổi lấy một mạng người mười chín tuổi! Đau quá! Vô nghĩa quá! Nhưng dẫu sao cũng còn đổi lại được.” [17,tr.50]. Mười chín tuổi đầy mơ mộng, hoài bão vậy mà cuối cùng Viên lại gửi thân xác mình nơi núi rừng hoang vu không một lời từ biệt.

Trong tình yêu, nhà văn cũng để cho nhân vật mình độc thoại nội tâm nhiều lần. Đó là niềm vui khi gặp Ba Sương, là niềm hạnh phúc khi được sống trong tình yêu đầy ngọt ngào với người con gái bé nhỏ ấy. Tình yêu cá nhân song hành cùng tình yêu Tổ quốc, nó như một nguồn động lực, là sự cổ vũ, đem thêm nguồn năng lượng vô cùng to lớn để anh quyết tâm đánh giặc.

Ở tác phẩm, nhà văn cho Hai Hùng độc thoại nội tâm về Ba Sương rất nhiều.

Có cả những đoạn độc thoại nội tâm của Hai Hùng về Ba Sương trong quá khứ và hiện tại. Độc thoại nội tâm về tình yêu của anh có sự mâu thuẫn, giằng xé nhưng vẫn luôn thống nhất: đó là tình yêu sắc sắc, mãnh liệt của Hai Hùng dành cho Ba Sương.

Khi chiến tranh đã lùi xa, Hai Hùng quyết định tìm lại Ba Sương. Anh tìm đến nghĩa trang để thăm đồng đội đang yên nghỉ, nơi có nấm mồ ghi dòng chữ “Phạm Thị Thanh Sương”. Lúc này, trong tâm trạng của Hai Hùng hiện lên rất nhiều trạng thái cảm xúc với những mâu thuẫn: “Nếu em chết thật rồi lại đi môt nhẽ, tôi sẽ hun hút ngồi xuống bên em cho tới sáng. Nhưng em nửa sống nửa chết, buộc tôi phải nửa buồn nửa nghi, nửa mê nửa tỉnh trong cái hành vi đáng ra chỉ nên độc tôn một trạng thái cảm xúc này thôi” [17,tr192].

Khi thấy tấm bia đá ghi tên Sương, Hai Hùng thấy tê tái, trớ trêu: “dưới tấm bia câm lặng này cũng có một nửa của em, một nửa sự thật và cả một đời trận mạc của tôi trong đó” [17,tr.199]. Rồi tiếp đến là cảm giác lo sợ khi anh “vật vờ giữa thế giới vô hình và hữu hình của người chết”: “Chết nhiều quá! Trẻ

35

quá!” [17,tr.195]. Tìm đến nghĩa trang tưởng anh sẽ tìm được sự thanh thản trong lòng nhưng nó chỉ làm nỗi buồn của Hùng thêm chồng chất: “Trời ơi!

Giờ đây, nếu không có mỗi hoài nghi giằng xé thì có lẽ tôi sẽ sống thực được lòng mình, điều mà bấy lâu tôi hằng thèm khát, ấp ủ (…) Tôi sẽ khóc thỏa thuê, khóc như trẻ nhỏ, khóc như chưa bao giờ được khóc một lần cho mãi mãi”.

Sau này, trong những kí ức và hành trình tìm lại dĩ vãng, Hai Hùng gặp lại Ba Sương ở hoàn cảnh đặc biệt. Cô không còn là Ba Sương mà là giám đốc Tư Lan. Lúc này, trong anh tồn tại những day dứt, dằn vặt. Tại sao Sương không chịu thừa nhận mình. Rồi Hai Hùng cũng tìm được đáp án: “Như thế là em không chết [...] ngấu nghiến, mãnh liệt, tươi nguyên như ngày nào, hơn ngày nào” [17,tr.293].

Theo dõi từ đầu đến cuối tác phẩm, ta thấy rõ khi đứng trước một thời điểm, một hoàn cảnh nào đó Hai Hùng đều có những độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)