Thời gian đồng hiện xen giữa thực tại và quá khứ

Một phần của tài liệu Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai (Trang 46 - 51)

Chương 3: HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI

3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.3.2. Thời gian nghệ thuật

3.3.2.2. Thời gian đồng hiện xen giữa thực tại và quá khứ

Ăn mày dĩ vãng là cuốn tiểu thuyết viết về người lính trong chiến tranh và thời hậu chiến. Mặc dù đã sống trong thời bình những con người đó vẫn phải vật lôn trong hai miền ký ức: quá khứ và hiện tại. Mở đầu tác phẩm là hiện tại không yên ả, để rồi từ đó nhân vật hoài niệm về quá khứ. Sự đan cài giữa hai miền ký ức của nhân vật giúp nhà văn khắc họa rõ nét hơn về tư tưởng của nhân vật.

Ở tác phẩm, ta thấy thời gian được đồng hiện với hai cốt truyện đan xen với nhau.

Đọc Ăn mày dĩ vãng, người đọc thấy sự pha trộn đan cài giữa một chương là hiện tại, một chương là quá khứ. Cứ như thế tác giả để cho quá khứ chảy trong dòng thực tại và thực tại nhiều khi tan trong dòng quá khứ.

Quá trình đi tìm sự thật về con người Tư Lan được tác giả kể lại theo trình tự thời gian. Trong hành trình ấy, ngòi bút của Chu Lai lại nhiều lần dừng ngang trở về với quá khứ. Câu chuyện tình yêu giữa Hai Hùng và Ba Sương cũng được diễn ra như vậy. Hùng nhớ tới những khu rừng, những đau đớn, mất mát, hy sinh và sâu đậm nhất chính là nỗi nhớ về Ba Sương. Anh hồi tưởng về những ngày khốn khó nhưng lại là chuỗi ngày đẹp đẽ nhất trong cuộc đời anh. Như nhiều người lính khác trở về sau chiến tranh, Hai Hùng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, nhỏ bé giữa cuộc đời. Đối với anh cuộc sống thời bình mệt gấp ngàn lần đánh giặc”. Ba Sương là một phần kí ức khó thể nào quên được trong suốt phần đời còn lại của anh. Anh luôn nhớ về cô với

“những nuối tiếc khắc khoải” và “day dứt ngọt ngào”. Khi ở cuộc sống hiện tại “người ta bảo nhau quay lưng lại với quá khứ hết rồi” thì Hai Hùng vẫn khôn nguôi nhớ về quá khứ, hướng về dĩ vãng để tìm chút thanh thản. Anh vào Nam để tìm lại những ngày đau thương lãng mạn xưa, tìm về với đồng đội, sự hi sinh mất mát, những ngày hào hùng của dân tộc… Hai Hùng luôn bị quá khứ đeo bám để rồi trong hành trình tìm về dĩ vãng ta thấy rõ nét nhất là cuộc tìm về dĩ vãng đồng đội và tình yêu.

41

Qua đây ta có thể khẳng định một trong những phương diện làm nên thành công của Ăn mày dĩ vãng chính là nghệ thuật tổ chức cốt truyện với thời gian đồng hiện đan xen giữa hiện thực và quá khứ.

Tóm lại, với sự đan xen, lồng ghép giữa hiện tại và quá khứ, bên cạnh những mốc thời gian về lịch sử - sự kiện, Chu Lai đã cho người đọc ta thấy được hành trình Ăn mày dĩ vãng của người lính năm xưa. Đặc biệt không thể quên đi những cố gắng, những mất mát đau thương để chúng ta có thể xây dựng đất nước và cùng họ sống một cuộc sống yên bình và luôn sát cánh cùng họ để bảo vệ Tổ quốc.

42 KẾT LUẬN

Chu Lai là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam viết về đề tài chiến tranh sau 1975. Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng là một trong số những tác phẩm giúp nhà văn khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng những người yêu văn chương nghệ thuật. Nói đến những đề tài đã quá đỗi quen thuộc, bên cạnh việc thừa kế những tinh hoa văn học trước đó, Chu Lai đã đóng góp thêm cho văn học Việt Nam tác phẩm mới viết về đề tài chiến tranh.

Ăn mày dĩ vãng là một tiểu thuyết thành công của nhà văn Chu Lai. Tác phẩm viết về hiện thực chiến tranh và một giai đoạn hậu chiến nhưng đầy biến động. Khi viết về đề tài chiến tranh, tác giả đã có cái nhìn đa chiều, phức tạp hơn về hiện thực chiến tranh và số phận con người. Ông đã đi sâu vào từng ngóc ngách của cuộc chiến để bạn đọc cảm nhận được sự hi sinh, mất mát, khốc liệt đến tận cùng của chiến tranh. Chiến tranh đã lùi xa nhưng hoài niệm, kí ức về chiến tranh vẫn còn đó. Tác giả đã ghi lại những dấu ấn này thông qua nhân vật Hai Hùng. Cái chết của đồng đội, sự khốc liệt của chiến tranh ở cả hai chiến tuyến luôn tồn tại trong tâm trí anh. Hai Hùng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời, anh đã làm một cuộc hành trình ngược về dĩ vãng mong tìm được sự thanh thản trong tâm hồn. Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng không những thể hiện số phận của người lính với những chấn thương tinh thần mà còn làm rõ bi kịch tình yêu của người lính trong và sau chiến tranh.

Về phương diện nghệ thuật, Chu Lai đã có những sáng tạo mới mẻ để làm nên thành công cho tác phẩm của mình. Nhà văn đã có một loạt những đổi mới từ việc khắc họa hình tượng nhân vật cho đến khả năng tạo dựng cốt truyện, xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật độc đáo... Tất cả những sáng tạo trên đã thể hiện được tài năng nghệ thuật của tác giả Chu Lai. Chỉ bằng vài nét vẽ đơn giản, tác giả đã xây dựng được bức tranh chân dung của nhân vật với đầy đủ tính cách, số phận… Thông qua độc thoại nội tâm, Chu Lai đã dựng lên trước mắt người đọc một quá trình tâm lí phức tạp gắn với những ưu tư, muộn phiền được giấu đằng sau vẻ bề ngoài của nhân vật. Một yếu tố nữa góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm chính là ở khả năng xây dựng cốt truyện: cốt truyện tâm lí, cốt truyện giàu kích tính... Không gian nghệ thuật có sự kết hợp của không gian chiến trường, không gian tâm linh, huyền ảo tạo nên sự đối sánh giữa quá khứ và hiện tại, làm nổi bật lên hiện

43

thực khốc liệt của chiến tranh. Đặt nhân vật trong nhiều chiều không gian khác nhau nên nhà văn có điều kiện khám phá chiều sâu trong tâm hồn của nhân vật đồng thời tạo nên kiểu không gian nghệ thuật độc đáo. Cùng với việc xây dựng không gian chiến trường trong không gian đời thường nhà văn còn xây dựng kiểu kết cấu thời gian đồng hiện, có sự đan cài giữa hiện tại và quá khứ để cho người đọc thấy rằng: ký ức của chiến tranh là điều gì đó thiêng liêng và đáng trân trọng, không thể bị lãng quên.

Sự nghiệp cầm bút của Chu Lai vẫn tiếp tục với nhiều niềm yêu thích và tâm huyết không chỉ ở lĩnh vực tiểu thuyết mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như sân khấu, điện ảnh.... Có thể khẳng định chính đề tài chiến tranh đã làm nên phong cách và thành công cho tác giả trong nền văn học Việt Nam đương đại sau năm 1975.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Châu (1977), Miền cháy, Nxb Quân đội nhân dân.

4. Nguyễn Minh Châu (1978), Viết về chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 11.

5. Nguyễn Minh Châu (1979), Các nhà văn quân đội và đề tài chiến tranh, Báo Nhân dân, số 08.

6. Nguyễn Minh Châu (1984), Dấu chân người lính, Nxb Thanh niên Hà Nội.

7. Phan Cự Đệ (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội nhà văn.

8. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 3.

9. Anh Đức (1984), Hòn Đất, Nxb Giáo dục.

10. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết văn học nửa sau thập niên 80, Tạp chí Văn học, số 3.

11. Lê Bá Hán (chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

12. Thu Hồng – Hương Lan (2003), Bản chất của cuộc đời là bi tráng, Tạp chí Thanh niên, số 355.

13. Hoàng Mạnh Hùng (2004), Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 – 1975, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Đỗ Văn Khang (1990), Cuộc tìm tòi về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ, số 26.

15. Chu Lai (1980), Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, Tạp chí Văn học số 05.

16. Chu Lai (1987), Vài suy nghĩ về sự thật trong chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 04.

17. Chu Lai (1994), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội nhà văn.

18. Chu Lai (1995), Nhân vật người lính trong văn học, Tạp chí Văn nghệ quân đội số, 04.

Một phần của tài liệu Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)