Chương 3: HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.1. Không gian nghệ thuật
Trong Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử (Nxb Giáo dục, 1998) cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật.
K hông có hình thức nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có nền cảnh đó. Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cùng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định” [24,tr.135].
Như vậy không gian và thời gian nghệ thuật chính là mái nhà cho nhân vật, giúp nhân vật có thể bộc lộ được tính cách cũng như tạo ra những hành động và số phận sẽ được dự cảm.
3.3.1.1.Không gian chiến trường
Trong nền văn học viết về đề tài chiến tranh ở giai đoạn trước, chúng ta thường bắt gặp những không gian mang tính chất hoành tráng, rộng lớn như:
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây”
(Trường Sơn đông Trường Sơn tây – Hoàng Hiệp)
36 Hay :
“Trường Sơn đã mở đường đi tới Đường của ta đi, tới mọi người”
(Đường của ta đi – Tố Hữu)
Người đọc sẽ cảm nhận được sự tươi vui, lạc quan của cả một cộng đồng trong cuộc chiến tranh ác liệt, dẫu ở nơi đâu, kể cả nơi chiến trường ác liệt nhất cũng có hoa, có lời ca tiếng hát át tiếng bom,... Điều đó phù hợp với cái nhìn sử thi, cảm hứng sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhưng với những tiểu thuyết sau năm 1975, đặc biệt trong tiểu thuyết của Chu Lai không gian chiến trường hiện lên với tất cả những gì vốn có của nó: trần trụi và khốc liệt.
Không gian nghệ thuật trong Ăn mày dĩ vãng gây ấn tượng sâu sắc với độc giả bằng những câu văn miêu tả cảnh chiến trận chân thực đến từng chi tiết. Ký ức chiến tranh trong tâm trí của Hai Hùng thật dữ dội và khốc liệt:
“Chiến tranh… Nó là cái gì nếu không phải là ngày nào cũng nhìn thấy người chết, ngày nào cũng chôn người chết”. Để làm nổi bật sự tàn phá, khốc liệt, sức hủy diệt mạnh mẽ của chiến tranh, Chu Lai đã xây dựng không gian chiến trường qua cái nhìn trần trụi: “Đơn vị tôi không biết đã bị xóa phiên hiệu đi, xóa phiên hiệu lại đến lần thứ mấy nữa?... Mỗi lần bị xóa là mỗi lần mấy đứa lủi thủi theo giao liên ngược lên rừng già nhận thêm quân ở ngoài kia mới vào. Có quân vào là có việc làm, có mục tiêu để nổ súng và tiếp tục ngã xuống đến người chót cùng” [17,tr.210]. Đối với Hai Hùng, việc chứng kiến những sự hi sinh của đồng đội luôn luôn nằm ngoài trí tưởng tượng của một người sống trong thời bom đạn: “Những thây người ngã xuống, rách toác, óc vỡ, ruột đùn ra như ruột lợn, những ống xương thòi thụt nham nhở, trắng hếu”
[17,tr.99]. Đó là những cái chết ám ảnh không chỉ đối với người trong cuộc mà còn đối với độc giả.
Không gian chiến trường trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng được nhìn đa chiều hơn so với những tiểu thuyết mang cảm hứng sử thi trước năm 1975.
Trong tác phẩm này, không gian chủ yếu mang vẻ ác liệt, dữ dội của máu, của bom đạn. Sau mỗi trận càn của giặc, sau mỗi đợt tấn công của ta sự chết chóc, hy sinh bao trùm lên toàn bộ không gian: “Cả khu chốt bỗng chốc bị san thành bình địa như nơi đây hàng ngàn năm chưa hề có dấu chân người qua lại
37
[…] Bầu trời trên cao cũng đỏ lòm, những áng mây phản sắc máu chung chiêng dừng lại…” [17,tr.177]. Đây là bức tranh chân thực, sống động nhất mà Chu Lai vẽ nên không phải bằng đường nét mà bằng những con chữ sắc lạnh và cả trái tim ấm nòng tình người.
Trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã xây dựng lên không gian chiến trường đầy sự hi sinh, chết chóc, tang thương để từ đó viết lên những số phận của rất nhiều con người trong chiến tranh với góc nhìn đa chiều. Đó là môi trường để người lính hiện lên “hết màu hết nét”, đồng thời cũng là yếu tố nghệ thuật góp phần làm nên thành công vang dội cho tiểu thuyết của Chu Lai.
3.3.1.2. Không gian tâm linh, huyền ảo
Không gian tâm linh, huyền ảo trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng được khắc họa trên một bối cảnh đặc biệt, đó là khu nghĩa trang của những liệt sĩ khi Hai Hùng quay lại tìm mộ Ba Sương. Trong không gian “khuya khoắt rợn mình”, anh đã “vật vờ đi giữa cái thế giới vô hình và hữu hình của người chết”. Hai Hùng thấy hiện lên: “Những hàng chữ khắc trên bia mộ nhảy nhót […] ngươi trong hố mắt họ đỏ lòm” [17,tr.195]. Cuộc hành trình đã đưa anh trở lại nơi đồng đội ngã xuống, những hình ảnh của đồng đội hiện về như đang trực tiếp nói chuyện với anh ngay giữa nghĩa trang không một bóng người: “Thủ trưởng ơi! Thủ trưởng ơi! Thủ trưởng đi đâu đấy! Có nhận ra chúng tôi không? Có nhớ chúng tôi không? Có ân hận khi để chúng tôi chết cùm chết đống trong khi mình vẫn còn sống không?” [17,tr.196]. Những lời đối thoại của hồn ma là những lời nói khoắc khoải đợi chờ có hàm ý trách móc sự lãng quên của Hai Hùng và của những người còn sống. Trong không gian đó, bên cạnh những hồn ma không tên ấy còn có sự xuất hiện của hồn ma với những lời đối thoại một phía thật đau đớn, chua xót. Đó là hồn ma của Viên với lời trách móc: “Giá như đêm ấy anh đừng lệnh đi thì em đâu có chết”; đó là hồn ma của Bảo với hơi thở ram ráp: “…Sao chôn tôi vội thế, ác thế”; hồn ma của Khiển “tanh nồng và rách rưới” với lời ai oán dành cho chiến tranh: “Đánh tới trận thứ mười mà chưa chết thì cũng thành ngơ ngác mụ mị thôi phỉa không anh? Nếu đêm ấy, trước khi đi, tôi được gặp vợ tôi hoặc bất kỳ một người đàn bà nào đó thì chắc tôi đã không nhét cái đồ giết
38
người ấy vào ngay túi áo ngực như thế” [17,tr.196]. Đặc biệt hồn ma của Hai Hợi xuất hiện không chỉ trách móc mà còn tỏ ra thương hại cho sự khốn khổ của Hai Hùng: “Đừng hành hạ lão ta nữa…, Lão ta có còn ra người nữa đâu…
Lão sống đó mà có hơn gì tụi mình đã chết” [17,tr.197]. Kì lạ hơn, hồn ma của Hai Hợi còn chỉ đường cho Hùng tìm đến ngôi mộ giả của Ba Sương: “Đi tiếp một đoạn nữa, quẹo tay mặt, cái mà lão định đi tìm và không bao giờ tìm được đang nằm ở đó, sát bìa chân rào”.
Có lẽ, những day dứt hối hận và khổ đau đang dày vò tâm hồn Hai Hùng mà hiện hữu thành ảo giác, thành những hồn ma nói thay cho nhân vật này như một kiểu độc thoại nội tâm đặc biệt, mặt khác có thể coi đây là niềm tin tâm linh của tác giả vào một thế giới bên kia – thế giới của người đã chết.
Có thể khẳng định, không gian tâm linh, huyền ảo xuất hiện trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.