Chương 1. ỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.3. Một số nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá biển ở Việt Nam
Ở nước ta, nghề nuôi cá biển đã có từ lâu đời, nhưng con giống chủ yếu lấy từ nguồn tự nhiên và nuôi theo hình thức truyền thống, chƣa áp dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ. Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển có giá trị kinh tế:
Trong khoảng thời gian cuối những năm 90, các nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo, nuôi thương phẩm cá biển chủ yếu được tiến hành tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải sản và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Các đối tƣợng đƣợc nghiên cứu gồm có cá Mú (Epinephelus spp.), cá Đù đỏ, cá Tráp vây vàng [5].
Từ năm 1998 đến năm 2000, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam” do Đỗ Văn Khương chủ nhiệm được thực hiện. Đề tài đã nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá Mú mỡ (Epinephelus tauvina), cá Giò (Rachycentron canadum), cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Tráp vây vàng (Mylio latus) và xây dựng quy trình công nghệ nuôi. Nguyễn Tuần và cs (2000) đã báo cáo công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo cá Chẽm, là một phần kết quả của đề tài trên [34].
Tuy nhiên, trong GĐ này, gần nhƣ các nghiên cứu sản xuất giống cá biển ở Việt Nam chưa thực sự thành công trong việc sản xuất giống ở qui mô thương mại.
15
Nguồn cá giống cung cấp cho nghề nuôi cá biển gần nhƣ nhập từ Trung Quốc, Đài Loan hoặc từ khai thác tự nhiên.
Từ năm 1996 – 2006, đƣợc sự tài trợ của Hội đồng Đào tạo Đại học Na Uy (NUFU), trường Đại học Nha Trang thực hiện chương trình “Nghiên cứu và Đào tạo Sau Đại học về Nuôi trồng Hải sản tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án NUFU) với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Na Uy, Bồ Đào Nha, Bỉ. GĐ 2 của dự án đã tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình sản xuất giống nhân tạo cá chẽm (Lates calcarifer). Cuối năm 2003 đến nay, từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, ứng dụng các thành quả nghiên cứu được của dự án, cá chẽm giống đã được sản xuất ở qui mô thương mại với qui trình sản xuất ổn định, cung cấp số lượng lớn con giống cho nghề nuôi cá chẽm thương phẩm, chuyển giao công nghệ cho nhiều địa phương trong cả nước.
Năm 2003, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về NTTS, Lê Xân đã có báo cáo về kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá Song chấm nâu (Epinephelus coioides) [42], Đỗ Văn Minh và cs có báo cáo hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Giò (Rachycentron canadum) [16].
Nguyễn Tuần và cs (2002) đã sử dụng HCG ở liều 4.500IU/kg cá cái để kích thích sinh sản nhân tạo cá Chẽm (Lates calcarifer). Kết quả sau từ 12 – 35 giờ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh đạt từ 0 – 99%, tỷ lệ nở đạt 24 – 99,9%. Tỷ lệ sống của cá từ GĐ cá bột lên cá hương là 60% và từ cá hương lên cá giống là 65,7% [34].
Khi nuôi vỗ và cho cá Giò sinh sản tự nhiên, Đỗ Văn Minh (2003) đã thu đƣợc kết quả là tỷ lệ thành thục trong nuôi vỗ là 65 – 78%, tỷ lệ cá tham gia sinh sản đạt từ 70% trở lên, tỷ lệ thụ tinh lớn hơn 60%, tỷ lệ nở lớn hơn 70% và tỷ lệ sống của cá bột lên cá giống (50 – 60 mm) khoảng 5%. Ƣơng ấu trùng cá Giò ở độ mặn 18- 20‰ thì tỷ lệ sống đạt 3,75% sau 45 ngày [16].
Theo Ngô Trọng Lƣ và cs (2004), cá Giò nuôi vỗ đạt tỷ lệ thành thục 85 – 87%. Để kớch thớch sinh sản cỏ Giũ cú thể sử dụng LHRHa với liều 20 àg/kg thỡ sau 24 – 28 giờ, tỷ lệ cá đẻ đạt 66 – 75%, tỷ lệ trứng thụ tinh đạt 66 – 91%, tỷ lệ nở đạt 60% sau 23 giờ. Theo Đỗ Văn Minh và cs (2003), cá Giò thành thục đƣợc kích thớch bằng kớch dục tố LHRHa với 1 liều 20 àm/kg cỏ cỏi và 10 àm/kg cỏ đực và
16
cho đẻ trong bể hình trụ (45 m3) hoặc bể hình vuông (72 m3) với tỷ lệ đực cái là 2:1 hoặc 3:2, độ mặn 27 – 32‰, nhiệt độ 28 – 30oC thì cá đẻ sau 27 – 36 giờ với tỷ lệ thụ tinh 0 – 87% (Trích bởi Lý Văn Khánh) [13].
Lê Xân và cs (2004) đã cho sinh sản thành công cá Mú (Epinepheluss spp.) bằng cho đẻ tự nhiên. Trứng đƣợc ấp trong bể composite với mật độ 400 – 600 trứng/lít, độ mặn 30‰, nhiệt độ 27 – 29oC, pH từ 8,0 – 8,5 thì sau 18 – 20 giờ cá nở, tỷ lệ thụ tinh từ 62,6 – 68% và tỷ lệ nở từ 61,2 – 72%. Nhiệt độ và độ mặn cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ nở và thời gian nở. Ở nhiệt độ 24oC thì thời gian nở 26 – 30 giờ nhƣng khi nhiệt độ 28oC thì thời gian nở là 18 – 20 giờ; ở độ mặn 30‰ có tỷ lệ nở cao nhất (85%) [43].
Đào Văn Trí (2004) khi nghiên cứu về sinh sản cá Măng cho thấy bố mẹ thành thục tốt trong điều kiện nuôi trong bể bằng thức ăn công nghiệp, cá đẻ tự nhiên không phải tiêm kích dục tố, thời gian ấp trứng 24 – 26 giờ ở nhiệt độ 29oC, độ mặn 32‰ và tỉ lệ nở đến 90%; tỉ lệ sống khi ương cá bột lên cá hương 22 ngày là 5,85%
với mật độ 26 – 30 con/lít và độ mặn 28 – 30‰ [34]. Ở Việt Nam, hiện chƣa có nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Măng bằng kích dục tố .
Theo Lê Quốc Việt và cs (2010), khi tiêm kích dục tố LHRHa cho cá Đối (Liza subviridis) với cỏc liều lƣợng khỏc nhau (200, 250, 300 và 350 àg/kg) kết hợp với domperidon (5 mg/kg) và Ovaprim (0,5; 1; 1,5 và 2 ml/kg) với phương pháp tiêm 2 liều thì tỷ lệ rụng trứng dao động 14,3-83,3%; thời gian hiệu ứng 13,2 – 20 giờ; tỷ lệ thụ tinh 76,5 – 82,3% và tỷ lệ nở 60,4 – 84,4% ở kích dục tố LHRHa liều 300 àg/kg là cao nhất [39].
Năm 2014, Nguyễn Anh Tuấn và cs đã nghiên cứu kích thích cá Bóp Rachycentron canadum sinh sản bằng các hormone HCG và LHRHa với các liều lƣợng khác nhau. Kết quả thu đƣợc, thời gian cá đẻ dao động từ 36 – 62 giờ và tỷ lệ cá đẻ dao động từ 25 – 80%. Sử dụng chất kích thích LHRHa ở nồng độ 20 – 30 àg/kg cỏ cỏi cho kết quả cao nhất với tỷ lệ đẻ đạt 80%, tỷ lệ thụ tinh đạt từ 73,17 – 79,25% và tỷ lệ trứng nở đạt từ 74,2 – 83,53% [33].
Lý Văn Khánh và cs (2012) đã nghiên cứu sinh sản thành công cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766). Các tác giả đã kích thích sinh sản bằng
17
Ovaprim, LHRHa và HCG ở các liều lƣợng khác nhau. Kết quả thu đƣợc thời gian hiệu ứng của kích dục tố là 12-32 giờ; tiêm ovaprim 1 ml/kg thì tỷ lệ cá rụng trứng cao nhất là 93,3%; tỷ lệ thụ tinh là 76,5%; tỷ lệ nở là 69,5%; và tỷ lệ cá dị hình chỉ 2,16% [13].
Để kích thích sinh sản nhân tạo cá Chốt trắng (Mystus planiceps Cuvier and Valenciennes), Lý Văn Khánh và cs (2013) đã sử dụng LHRHa và HCG ở các liều lƣợng khỏc nhau. Thời gian hiệu ứng khi tiờm LHRHa (liều 50 – 150 àg/kg cỏ cỏi) là 6,4 – 7,11 giờ, HCG (1000 – 1500 IU/kg cá cái) là 7 – 8 giờ. Tiêm LHRHa liều 100 sẽ cho tỷ lệ đẻ cao nhất 83,3%, tỷ lệ thụ tinh và nở cao nhất lần lƣợt là 81,1%
và 82,2% ở HCG liều 1500 IU/kg cá cái. Tác giả cũng đƣa ra kết luận nên ấp trứng cá Chốt trắng ở độ mặn 10‰ với mật độ 100 trứng/lít [14].
Nhìn chung, ở Việt Nam, các nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá biển đƣợc thực hiện chủ yếu ở các vùng ven biển và các đối tƣợng là các loài cá có giá trị kinh tế ở địa phương. Để sinh sản nhân tạo cá biển, các tác giả sử dụng các kích dục tố như Não thùy thể, HCG, LHRHa+Dom, Ovaprim với các liều lƣợng khác nhau.
Với não thùy thể: Não thùy thể cá chép đƣợc xem là kích dục tố mạnh cho nhiều loài cá kể cả các đối tƣợng khác họ và các loài cá biển. Tuy nhiên đây là loại kích dục tố có giá thành cao nên đƣợc ít tác giả sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá biển.
Với HCG: có tác dụng với một số loài cá biển nhƣ cá Chẽm với liều 4500 IU/kg cá cái, thời gian hiệu ứng từ 12 – 35 giờ [34]; Cá Bóp từ 250 – 750 IU/kg cá cái thời gian hiệu ứng từ 52 – 62 giờ; với liều 1000 – 2000 IU/kg, thời gian hiệu ứng từ 22,7 – 25,4 giờ [33]. Cá Chốt trắng 1000 – 2000IU/kg với thời gian hiệu ứng 7 – 8 giờ [14]. Có thể thấy HCG là loại kích dục tố tốt, có tác dụng kích thích sinh sản nhân tạo cá biển.
Với LHRHa+Dom: Ở nước ta LHRHa và Domperidone được dùng rất phổ biến trên nhiều loài cá. LHRHa đƣợc nhập từ Trung Quốc, có giá rẻ, không gây phản ứng phụ và phản ứng miễn dịch ở cá [3]. LHRHa đƣợc sử dụng để sinh sản nhõn tạo thành cụng với cỏc loài cỏ nhƣ: cỏ Giũ (liều 20 àg/kg cỏ cỏi) [16], cỏ Đối
18
(liều 300 àg/kg cỏ cỏi) [39], cỏ Búp (30 àg/kg cỏ cỏi) [33], cỏ Chốt trắng (100 àg/kg cỏ cỏi) [14] đều cho tỉ lệ cỏ đẻ cao với thời gian hiệu ứng từ 13,2 – 62 giờ.
Với Ovaprim: đƣợc một số tác giả dùng để kích thích sinh sản nhân tạo cá Nâu với liều 1ml/kg cho tỷ lệ thụ tinh đạt 76,5% và tỷ lệ nở đạt 69,5% [13].
Có thể thấy bốn loại kích dục tố HCG, LHRHa+Dom, não thùy và Ovaprime đều có hiệu quả gây chín và rụng trứng tốt trên cá biển. Vấn đề còn lại là tùy theo chất lượng thành thục của cá bố mẹ, GĐ mùa vụ, nhiệt độ môi trường mà có sự điều chỉnh liều lƣợng kích dục tố sử dụng cho phù hợp để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, các kích dục tố có sự tiện lợi trong bảo quản và có giá thành rẻ sẽ đƣợc ƣu tiên sử dụng.
Hiện nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về thăm dò khả năng nhân giống cá Ong căng tại Việt Nam đƣợc đăng trên các tạp chí uy tín trong nước cũng như thế giới. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, thăm dò khả năng nhõn giống cỏ Ong căng - Terapon jarbua (Forsskồl, 1775) là rất cần thiết hiện nay nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo đối tƣợng này cũng nhƣ cung cấp nguồn cá Ong căng giống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ở nước ta.