Kích thích sinh sản và ấp trứng cá Ong căng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng – Terapon jarbua (Forsskål, 1775) vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 89 - 97)

Chương 3. K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÁ ONG CĂNG

3.2.1. Kích thích sinh sản và ấp trứng cá Ong căng

3.2.1.1. Nuôi vỗ thành thục cá Ong căng 3.2.1.1.1. Các yếu tố môi trường

Trong nuôi vỗ có rất nhiều yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự thành thục sinh dục của cá. Nhưng yếu tố nhiệt độ, oxy hòa tan, pH có ảnh hưởng trực tiếp tới các động thái chất lượng môi trường, từ đó ảnh hưởng đến sự thành thục sinh dục và các chỉ tiêu sinh học sinh sản của cá. Trong suốt thời gian nuôi vỗ thì các yếu tố của môi trường nuôi vỗ không có biến động nhiều giữa ngày, đêm luôn nằm trong khoảng thích hợp cho cá Ong căng phát triển và thành thục. Sự biến động của các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, pH trong quá trình nuôi vỗ đƣợc trình bày trong bảng 3.17.

Bảng 3.17. Các yếu tố sinh thái trong trong thí nghiệm nuôi vỗ ở các môi trường khác nhau

Yếu tố môi trường

Nghiệm thức (NT)

Tháng nuôi 1

Tháng nuôi 2

Tháng nuôi 3

Tháng nuôi 4

Tháng nuôi 5

Nhiệt độ

NT1 B.Sáng 20,5 ± 0,5 21,1 ± 1,1 25,3 ± 0,8 29,0 ± 1,1 29,5 ± 0,8 B.Chiều 20,7 ± 0,7 21,9 ± 1,4 25,8 ± 0,9 30,4 ± 1,1 21,4 ± 0,9 NT2 B.Sáng 20,1 ± 0,7 20,5 ± 0,5 25,1 ± 0,8 29,1 ± 0,8 29,1 ± 0,8 B.Chiều 20,5 ± 0,8 21,1 ± 0,5 25,5 ± 0,7 29,5 ± 0,8 30,3 ± 0,3 ộ mặn NT1 32,0 ± 0,5 32,1 ± 1,5 32,5 ± 1,4 31,7 ± 0,8 32,3 ± 0,9 NT2 27,2 ± 0,6 27,1 ± 0,6 26,5 ± 0,9 26,7 ± 1,1 26,6 ± 0,9 pH

NT1 8,0 ± 0,2 8,0 ± 0,2 8,1 ± 0,3 8,1 ± 0,2 8,1 ± 0,2 NT2 8,4 ± 0,1 8,3 ± 0,1 8,3 ± 0,1 8,4 ± 0,1 8,2 ± 0,2 DO

NT1 4,4 ± 0,4 4,4 ± 0,4 4,2 ± 0,3 4,4 ± 0,5 4,4 ± 0,4 NT2 4,6 ± 0,6 4,7 ± 0,6 4,6 ± 0,5 4,6 ± 0,6 4,7 ± 0,4 Nhiệt độ trong 02 nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 20,1 – 30,4oC. Theo Boyd (1990) thì nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nhiệt đới nằm trong khoảng

82

25 – 32oC [49]. Ngoại trừ nhiệt độ trong 2 tháng nuôi vỗ đầu tiên dao động từ 20,1 - 21,1oC thấp, thì những tháng nuôi còn lại nhiệt độ nước ở các lô thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và thành thục sinh dục của cá Ong căng.

pH là yếu tố chỉ thị cho các tương tác chuyển hóa các ion trong môi trường nuôi, nhất là môi trường nước nhiễm phèn nặng hay nhẹ, nó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dƣỡng. Trong các lô thí nghiệm nuôi vỗ, giá trị pH trung bình dao động từ 8,0 – 8,4. Theo Boyd (1990) thì pH nước thích hợp cho sự phát triển của cá trong khoảng từ 6,5 – 9 [49]. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì pH có giá trị từ 7 đến 8 thích hợp cho các loài cá nuôi, pH thấp hơn hay quá cao hoặc sự chênh lệch pH trong ngày lớn hơn 1 đơn thì cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của cá [27]. Đối chiếu với nhận định trên thì pH ở trong nghiên cứu này là phù hợp đối với sự phát triển và thành thục sinh dục của cá Ong căng.

Oxy là yếu tố rất quan trọng đối với đời sống của cá. Trong suốt thời gian nuôi vỗ, giá trị oxy hòa tan ở mức 4-6 mg/l phù hợp cho cá sống và phát triển. Trong các thí nghiệm này, hàm lƣợng oxy hòa tan trung bình ở các nghiệm thức dao động từ 4,2 – 4,7 mg/lít là tốt cho cá Ong căng sinh trưởng và thành thục.

3.2.1.1.2. Thành thục của cá Ong căng nuôi vỗ

a) Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng thành thục của cá Ong căng

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ thành thục sinh dục của cá Ong căng sau 5 tháng nuôi vỗ đƣợc trình bày ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Tỷ lệ thành thục của cá Ong căng theo thời gian ở các môi trường nuôi vỗ khác nhau (%)

Thời gian nuôi vỗ (tháng nuôi)

NT1 NT2

Cá cái Cá đực Cá cái Cá đực

1 - - - -

2 - 12,0 - 14,0

3 - 31,1 - 24,4

4 32,5 47,5 34,3 54,3

5 57,1 65,7 68,6 71,4

83

Qua kết quả nuôi vỗ thành thục cá Ong căng ở các môi trường khác nhau, cho thấy tỷ lệ cá thành thục sinh dục ở 2 NT đều tăng dần và đạt cao nhất vào tháng thứ 5. Tỷ lệ thành thục của cá đực cao hơn so với cá cái. Đối với NT nuôi ở môi trường nước biển tỷ lệ thành thục sinh dục đạt 57,1% (cá cái) và 65,7% (cá đực) thấp hơn so với NT nuôi ở môi trường nước đầm phá là 68,6% (cá cái) và 71,4% (cá đực).

Như vậy, nuôi vỗ trong môi trường bằng nước biển và môi trường đầm phá đều đạt đƣợc hiệu quả tốt đến quá phát triển tuyến sinh dục cá Ong căng. Trong đó môi trường đầm phá có tỷ lệ thành thục cao hơn, nhưng không đáng kể. Kết quả này cho thấy có khả năng nuôi vỗ cá Ong căng thành thục để phục vụ cho công tác sản xuất giống nhân tạo.

b) Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng thành thục của cá Ong căng

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thành phần thức ăn của cá Ong căng ngoài tự nhiên, chúng tôi tiến hành nuôi vỗ cá Ong căng bằng cá tạp và cá tạp + mực tươi.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ thành thục sinh dục cá Ong căng sau 5 tháng nuôi vỗ đƣợc trình bày ở bảng 3.19.

Bảng 3.19. Tỷ lệ thành thục của cá Ong căng đƣợc nuôi vỗ bằng các loại thức ăn khác nhau (%) Thời gian nuôi vỗ

(tháng nuôi)

NT1 NT2

Cá cái Cá đực Cá cái Cá đực

1 - - - -

2 - 8,0 - 10,0

3 - 35,6 - 28,9

4 37,5 52,5 27,5 42,5

5 68,6 71,4 51,4 62,9

Kết quả nuôi vỗ thành thục sinh dục sau 05 tháng, tỷ lệ cá thành thục sinh dục ở 2 NT đều tăng dần và đạt cao nhất vào tháng thứ 5. Đối với NT cho cá ăn bằng thức ăn hỗn hợp (50% cá tạp + 50% mực) đạt 68,6% (cá cái) và 71,4% (cá đực); NT cho ăn 100% cá tạp là 51,4 % (cá cái) và 62,9% (cá đực). Ở từng tháng nuôi vỗ, tỷ lệ cá cái thành thục sinh dục ở NT cho ăn thức ăn cá tạp đều thấp hơn so với NT cho cá ăn thức ăn hỗn hợp.

84

Dinh dƣỡng, đặc biệt là hàm lƣợng đạm trong thức ăn đóng vai trò quan trọng trong sự thành thục sinh dục và sinh sản của cá. Khi tăng mức đạm trong thức ăn của hầu hết các loài cá nước ngọt thì kích thước và khối lượng buồng trứng cũng tăng cao. Ngoài ra, cá bố mẹ trong thời kỳ nuôi vỗ thành thục có nhu cầu đạm cao hơn để cá sinh tinh hay noãn bào. Tăng trưởng và sinh sản ở hầu hết các loài cá sẽ đƣợc cải thiện tốt hơn ở mức đạm 30 – 40% [61].

Nhƣ vậy, cả 2 NT thức ăn đều dẫn tới khả năng thành thục sinh dục tốt của cá.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa thức ăn 50% cá tạp + 50% mực cho khả năng thành thục của cá Ong căng cao hơn so với NT chỉ cho ăn bằng cá tạp (bảng 3.19)

Từ kết quả nuôi vỗ cá Ong căng ở trên đã khẳng định rằng cá Ong căng có thể thành thục sinh dục bình thường trong ao nuôi nước biển, trong môi trường đầm phá với thức ăn là cá tạp hoặc 50% cá tạp và 50% mực.

3.2.1.2. Kích thích cá Ong căng sinh sản

3.2.1.2.1. ch thích cá Ong căng sinh sảnành thục sinh dục bình thường trong ao nuôi Kết quả kích thích sinh sản cá Ong căng bằng LRH-A3+DOM ở các liều lƣợng khác nhau đều gây chín và rụng trứng; Thời gian hiệu ứng thuốc kích thích dao động trong khoảng 38,0 – 44,2 giờ (bảng 3.20).

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của LRH-A3 đến một số chỉ tiêu sinh sản Liều lƣợng

(LRH-A3+3 mg DOM)

Thời gian hiệu ứng (giờ)

Sức sinh sản thực tế (trứng/cá cái)

Tỷ lệ thụ tinh (%)

Tỷ lệ trứng nở 40 43,8a ± 1,0 13.667b ± 2021 52,32b ± 3,96 94,00a ± 0,20 70 38,0b ± 1,5 19.667a ± 1061 67,05a ± 3,45 96,00a ± 0,20 100 44,2a ± 0,8 15.600b ± 1353 49,85b ± 3,19 91,90a ± 4,29 Các chữ số ký hiệu a, b khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa p < 0,05

Từ bảng 3.20 ta thấy thời gian hiệu ứng của thuốc kích thích tương đối dài từ 38,0 đến 44,2 giờ. Nồng độ tiêm của thuốc ở liều 70 LRH-A3 (μg/kg) + DOM (3 mg/kg) đạt thời gian hiệu ứng nhanh hơn so với 02 nồng độ LRH-A3 40 μg/kg + DOM (3 mg/kg) và nồng độ LRH-A3 100 μg/kg + DOM (3 mg/kg) (p < 0,05).

85

Không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về thời gian hiệu ứng của cá khi tiêm ở nồng độ 40 μg/kg +3 mg/kg DOM và 100 μg/kg +3 mg/kg DOM) (p > 0,05).

Sức sinh sản tuyệt đối và tỷ lệ thụ tinh của cá Ong căng ở lô thí nghiệm với nồng độ 70 μg/kg LRH-A3 + DOM (3 mg/kg) đạt lần lƣợt 19.667 trứng/cá cái, 67,05% cao hơn và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với hai nồng độ còn lại (p

< 0,05). Không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thụ tinh của cá khi tiêm ở nồng độ 40 μg/kg + 3 mg/kg DOM và 100 μg/kg + 3 mg/kg DOM) (p > 0,05).

Trong quá trình làm thí nghiệm, khi tăng liều lƣợng LRH – A3 lên 150 μg/kg xảy ra hiện tƣợng cá bị chết sau 3 – 4 tiếng tiêm, có thể thấy liều LRH – A3 quá cao không phù hợp với cá Ong căng.

Nhƣ vậy, nồng độ LRH-A3 thích hợp để kích thích sinh sản ở cá Ong căng cho kết quả tốt nhất về thời gian hiệu ứng, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng là 70 μg/kg + 3 mg/kg DOM. Liều lƣợng LRH-A3 sử dụng cho cá Ong căng để đạt hiệu quả cao hơn so với liều sử dụng cho cá Bóp R. canadum (20 và 30àg/kg) [33] và thấp hơn liều sử dụng cho cỏ cỏ Chốt trắng M. planiceps (100 àg/kg cỏ cỏi) [14].

3.2.1.2.2. /kg cá cái) [1ử dụng cho cá cá Chốt trắng ao hơn so với liều sử dụng c Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy thời gian hiệu ứng của kích dục tố HCG đối với cá Ong căng bố mẹ tương đối dài từ 54 đến 64,7 giờ, nồng độ kích thích tố càng cao thì hiệu ứng càng nhanh. Thời gian hiệu ứng đạt nhanh nhất ở NT3 – HCG 750 IU/kg (54,0 giờ), tiếp đến là NT2 - HCG 750 IU/kg (60,7 giờ) và chậm nhất là NT1 - HCG 250 IU/kg (64,7 giờ). Thời gian hiệu ứng giữa các NT sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của nồng độ C đến một số chỉ tiêu sinh sản của cá Ong căng

Liều lƣợng HCG (IU/kg)

Thời gian hiệu ứng

(giờ)

Sức sinh sản thực tế (trứng/cá cái)

Tỷ lệ thụ tinh (%)

Tỷ lệ trứng nở 250 64,7a ± 1,6 12027b ± 1896 41,90b± 2,05 92,10a ± 0,85 500 60,7b ± 0,6 12900ab ± 100 40,00b ± 2,29 86,93a ± 3,2 750 54,0c ± 1,0 15450 a ± 626 47,47a ± 2,34 91,37a ± 2,57 Các chữ số ký hiệu a, b khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa p < 0,05

86

Sức sinh sản tuyệt đối đạt cao nhất ở NT3 – HCG 750 IU/kg (15.450 trứng/kg cá cái) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT1 – HCG 250 IU/kg (p < 0,05), tiếp đến là NT2 - HCG 500 IU/kg (12.900 trứng/kg cá cái) và thấp nhất ở NT1 - HCG 250 IU/kg (12027 trứng/kg cá cái). Tuy nhiên, sức sinh sản tuyệt đối giữa NT3 và NT2, giữa NT2 và NT1 không sai khác có nghĩa thống kê (p > 0,05).

Nhìn chung tỷ lệ thụ tinh ở các NT tương đối thấp (<50%). Trong đó, tỷ lệ thụ tinh đạt cao nhất ở NT3 – HCG 750 IU/kg (47,47%) và khác biệt có nghĩa thống kê so với 02 NT còn lại (p < 0,05), tiếp đến là NT1 - HCG 250 IU/kg (41,90%) và thấp nhất ở NT2 - HCG 500 IU/kg (40,00%). Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh giữa NT2 và NT1 không sai khác có nghĩa thống kê (p> 0,05). Tỷ lệ nở ở các NT tương đối cao (>85%), và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này (p> 0,05).

Như vậy, ta có thể thấy nồng độ của HCG chỉ ảnh hưởng đến thời gian hiệu ứng (nồng độ càng cao, thời gian hiệu ứng càng ngắn) nhƣng không làm thay đổi kết quả của tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng cá Ong căng. Liều lƣợng HCG dùng để sinh sản nhân tạo cá Ong căng tương đương với cá Bóp (250 – 750 IU/kg cá cái) [33], thấp hơn cá Chốt trắng (1.500 IU/kg cá cái) [14] và cá Chẽm (4.500 IU/kg cá cái) [34].

Qua đây ta có thể thấy sử dụng những kích dục tố kích thích sinh sản khác nhau thì cũng cho kết quả sinh sản khác nhau, kích dục tố hiệu quả trên loài này nhƣng lại không hiệu quả trên loài khác. Vì vậy, trong sinh sản nhân tạo cá, tùy thuộc vào từng đối tƣợng và điều kiện cụ thể mà sử dụng loại, liều lƣợng cũng nhƣ phương pháp tiêm các loại kích dục tố phù hợp để đem lại hiệu quả cao trong sinh sản nhân tạo cá.

Từ kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm kích thích cá Ong căng sinh sản đã rút ra nhận định là để kích thích sinh sản nhân tạo cá Ong căng đạt hiệu quả tốt nhất, ta có thể dùng LRH-A3 với liều lƣợng là 70 μg/kg + 3 mg/kg DOM hoặc HCG với liều lƣợng 750 IU/kg cá cái.

3.2.1.2.3. Sự phát triển của phôi cá Ong căng

Thời gian phát triển phôi của cá Ong căng dao động trong khoảng 14 đến 16 giờ, trung bình 14 giờ 50 phút ở nhiệt độ nước từ 28,0oC đến 29,5oC và pH từ 8,3 đến 8,4 (bảng 3.22). Cá mới nở dinh dƣỡng bằng noãn hoàng và sau khoảng 3 - 4 ngày cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu dinh dƣỡng bằng thức ăn ngoài (hình 3.31).

87

Sự phát triển của phôi cá rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ. Trong giới hạn thích hợp, khi nhiệt độ thấp thì thời gian phát triển của phôi kéo dài là khi nhiệt độ cao thời gian phát triển của phôi ngắn. Nhƣng khi nhiệt độ tăng gần tới giá trị cực đại của nhiệt độ thích ứng thì thời gian nở chênh lệch không đáng kể. Thời gian phát triển phôi của cá Ong căng diễn ra nhanh hơn thời gian phát triển phôi của cá Nâu (19 giờ), cá Mú chuột (20 giờ) [13]. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), thì hầu hết trứng các loài cá đều không có khả năng phát triển trong môi trường có pH quá cao hay quá thấp, bất kỳ một thay đổi nào dù rất nhỏ về pH cũng làm cho trứng ngừng phát triển [27].

Bảng 3.22. Sự phát triển phôi của cá Ong căng Các phát triển Thời gian

sau thụ tinh Nhiệt độ (oC) pH

Thành lập đĩa mầm 00 giờ 15 phút 28oC 8,3

2 tế bào 00 giờ 30 phút 28oC 8,3

4 tế bào 01 giờ 00 phút 28oC 8,3

8 tế bào 01 giờ 30 phút 28oC 8,3

32 tế bào 02 giờ 00 phút 28oC 8,3

64 tế bào 03 giờ 00 phút 28oC 8,3

Phôi nang 05 giờ 40 phút 29oC 8,4

Phôi thần kinh 10 giờ 00 phút 29oC 8,4

Phôi chuẩn bị nở 14 giờ 40 phút 29,5oC 8,4

Ấu trùng mới nở 14 giờ 50 phút 29,5oC 8,4

a. Trứng thụ tinh (x40) b. 2 tế bào (30 phút) (x40)

88

c. 4 tế bào (1 giờ) (x40) d. 8 tế bào (1giờ 30 phút) (x40)

e. 32 tế bào (2 giờ 30 phút) (x40) f. Phôi 64 tế bào (3 giờ) (x40)

g. Phôi nang (5 giờ 40 phút) (x40) h. Phôi thần kinh (10 giờ) (x40)

i. Phôi đang nở (14h40) (x100) k. Ấu trùng mới nở (14h50) (x40) Hình 3.31. Các phát triển của phôi cá Ong căng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng – Terapon jarbua (Forsskål, 1775) vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)