Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng – Terapon jarbua (Forsskål, 1775) vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 26 - 35)

Chương 1. ỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1.2.1. Vị trí địa lý

Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có tọa độ ở 16 – 16,8o kinh độ Bắc và 107,8 – 108,2o kinh độ Đông. Thừa Thiên – Huế giáp với tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy núi Trường Sơn và các tỉnh Saravane, Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) về phía Tây [35].

Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 5025,3 km2, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65 km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2–3 km [37].

19 1.2.2. ịa hình

Thừa Thiên Huế có địa hình phức tạp, hướng thấp dần từ Tây sang Đông, bị chia cắt mạnh thành 4 vùng:

Khu vực núi trung bình: Chiếm khoảng 35% diện tích đồi núi và 25% diện tích tỉnh. Phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, độ cao dao động từ 750 – 1800 m [35].

Khu vực núi thấp và gò đồi: Chiếm 50% diện tích toàn tỉnh. Vùng núi thấp có độ cao từ 250 – 750 m, sườn núi có độ dốc từ 15o – 25o, chủ yếu gồm rừng và đồi trọc.

Vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng [35].

Vùng đồng bằng: Chiếm 16 % diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao từ 0 – 20 m, là vùng đất chạy dài theo Quốc lộ 1A đến đèo Hải Vân, càng về phía Nam diện tích càng hẹp. Vùng đồng bằng của Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát [35].

Vùng đầm phá và biển ven bờ: Chạy dọc ven biển gần hết chiều dài của tỉnh, cắt ngang qua các huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà, bao gồm Phá Tam Giang, đầm An Truyền, đầm Sam, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai chiếm 5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phía Đông và Đông Bắc của hệ đầm phá bị ngăn cách với biển bởi một dãy cồn cát rất hẹp, mà trên đó có nhiều làng mạc của ngư dân. Chúng trao đổi nước với Biển Đông qua cửa Thuận An (Phá Tam Giang) và cửa Tƣ Hiền (đầm Cầu Hai). Các phía khác tiếp giáp với chân núi, đồng ruộng. Riêng phía Tây Nam và Nam có hơn mười con sông lớn, nhỏ bắt nguồn từ Trường Sơn Đông đổ nước vào đầm phá [35].

1.2.3. Khí hậu và thủy văn 1.2.3.1. Khí hậu

Đặc điểm khí hậu: Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm gọn trong phạm vi 15059’30” – 16044’30”vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trƣng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta [22;35].

20

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vƣợt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào, từ phía Nam di chuyển lên [35].

Phân bố nhiệt độ theo thời gian: Nhiệt độ (oC) trung bình tháng và năm trong năm 2016 tại Thừa Thiên Huế đƣợc trình bày ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2016 tại các trạm quan trắc ở tỉnh Thừa Thiên Huế

ịa điểm

Tháng Năm

(TB)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

uế 19,5 21,8 25,1 25,9 29,5 29,5 28,2 28,9 28,3 25,1 25,4 21,8 25,8 Nam

ông 19,6 23,3 25,6 26,2 29,1 28,9 27,6 28,0 27,6 25,0 25,1 22,1 25,7 A

Lưới 18,6 19,3 22,3 22,8 25,7 25,5 24,7 24,7 24,3 21,9 22,0 19,1 22,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2017) Phân bố nhiệt độ theo không gian: Nhiệt độ trung bình năm ở lãnh thổ giảm từ Đông sang Tây. Nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25°C ở đồng bằng và gò đồi thấp hơn 100m giảm xuống 20 - 22°C khi lên cao 500 - 800m và dưới 18°C tại núi cao trên 1.000m. Song song với quá trình giảm nhiệt độ trung bình năm theo độ cao cũng xảy ra hiện tƣợng giảm tổng nhiệt độ năm [22].

Về mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng 1 (lạnh nhất) từ 20°C ở đồng bằng duyên hải giảm xuống 17 - 18°C trên vùng núi với độ cao 400 – 600 m và xấp xỉ 16°C trong vùng núi cao hơn 800 m. Khi gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng có thể xuống dưới 10°C và tại vùng núi cao dưới 5°C. Trong mùa hè vào các tháng nóng nhất tháng 6, 7 nhiệt độ trung bình lên đến 28 – 29°C trên vùng đồng bằng duyên hải, thung lũng giữa gò đồi và 24 – 25°C tại vùng núi. Khi có gió mùa Tây Nam khô nóng nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40 – 41°C ở đồng bằng duyên hải, thung lũng giữa gò đồi và 37 – 38°C trên lãnh thổ núi cao [35; 37].

21

Thừa Thiên Huế nằm trong vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, tiếp giáp với biển Đông, có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải gánh chịu hậu quả do thiên tai, bão, lũ lụt đem đến. Bão lụt thường đổ bộ vào tỉnh từ tháng 9, 10. Lụt tiểu mãn vào tháng 5 - 6 thường gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và nuôi, trồng thủy sản. Tuy vậy cũng có những năm không có bão, đặc biệt là những năm gần đây [37].

Chế độ mƣa: Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lƣợng mƣa nhiều nhất nước ta. Lượng mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600 mm, có nơi trên 4.000 mm (Bạch Mã, Thừa Lưu). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhƣng tập trung chủ yếu vào 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12), tháng 11 thường có lượng mưa nhiều nhất trong năm. Lượng mưa phân bố không đều trong một năm. Một năm có thể chia ra hai mùa: mùa mƣa (mƣa lũ lụt) từ tháng 9 đến tháng 12 với 70 – 80% lƣợng mƣa trong năm và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 với lƣợng mƣa chiếm từ 20 – 30% lƣợng mƣa năm [4].

Nắng: Có quan hệ chặt chẽ với bức xạ mặt trời và lƣợng mây che. Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Thừa Thiên Huế dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm và giảm dần từ khu vực đồng bằng duyên hải lên khu vực đồi núi. Trong thời gian ít nắng nhất mỗi ngày vẫn có từ 3 – 5 giờ nắng. Tuy vậy, ở Thừa Thiên Huế cũng có mƣa nhiều, nhiều ngày liền không thấy tia nắng nào (bảng 1.2)

Bảng 1.2. Số giờ nắng trung bình tháng trong năm 2016 ịa

điểm

Tháng Năm

(TB)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Huế 119 135 167 198 287 270 133 257 225 168 170 105 186,2 Nam

Đông 121 135 194 192 234 241 111 229 213 164 151 136 162,4 A Lưới 104 125 189 202 247 218 113 201 184 160 149 116 167,3 (Nguồn: Niên giám thống kê, 2017) 1.2.3.2. Điều kiện thủy văn vùng đầm phá

Vùng nước lợ mặn ven biển Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, do đó thời tiết trong năm thường chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa [37].

22

Lượng nước trong đầm phá được cấp chủ yếu do ba nguồn chính: Nguồn nước quan trọng là do Biển Đông cung cấp thong qua thủy triều. Thủy triều ở vùng này theo chế độ bán nhật triều. Nước triều lúc cường không cao (50 – 70 cm) nhưng mỗi ngày có hai lần nước biển tràn vào qua hai của Thuận An và Tư Hiền. Nguồn thứ hai là do các con sông, suối nội địa đổ vào đàm phá. Trong những ngày mƣa lụt, lượng nước sông rất lớn. Hai nguồn nước này có sự giao tranh và xáo trộn với nhau trong đầm phá. Nguồn thứ 3 cung cấp nước là do chế độ mưa lớn ở đây, đổ gián tiếp và trực tiếp xuống đầm phá. Đầm phá được xem như một bể chứa nước thừa trong nội địa với dung tích khoảng 350 triệu m3 nước về mùa hạn [22].

Chế độ hải văn vùng ven bờ ngoài đầm phá phức tạp. Vùng cửa biển Thuận An có chế độ bán nhật triều đều, biên độ dao động hàng ngày của mực nước nhỏ nhất, khoảng 35 – 50 cm. Đi về phía Nam và Bắc, biên độ dao động triều tăng dần lên. Tại khu vực phía Nam, thủy triều chuyển sang bán nhật triều không đều, cụ thể là ở cửa Tƣ Hiền, biên độ dao động triều vào khoảng 55 – 110 cm. Tại khu vực Chân Mây, biên độ trung bình đạt 70 cm, biên độ cực đại - cực tiểu là 145 cm và 20 cm [22].

Biên độ triều trong đầm phá bé hơn biên độ triều ở vùng biển ven bờ. Tại Ca Cút (phá Tam Giang) là 30-50 cm, tại Cống Quan (Cầu Hai) từ 10 – 20 cm. Dao động mực nước lớn nhất trong năm đạt 70 cm ở phá Tam Giang và 100 cm ở đầm Cầu Hai [22].

Trong đầm phá, sự trao đổi nước được thực hiện bởi quá trình xáo trộn nước giữa đầm phá và biển; giữa đầm phá và sông; giữa các vùng trong đầm phá. Mùa khô, lượng nước biển chảy vào đầm phá lớn. Tại cửa Tư Hiền mỗi ngày nước biển chảy vào đầm phá khoảng 35,6 triệu m3 và chảy ra khoảng 29,8 triệu m3. Tại cửa Thuận An lƣợng chảy vào gấp 6,2 lần và lƣợng chảy ra gấp 4,3 lần so với cửa Tƣ Hiền [22]. Mùa mƣa tại cửa Tƣ Hiền lƣợng chảy vào giảm, lƣợng chảy ra tăng và cân bằng chảy ra đạt 4 triệu m3 ngày (tăng 6,8 lần so với mùa khô).

Ngoài ra, hàng năm các sông đổ vào đầm phá gần 6 km3 nước và khoảng 620.070 tấn bùn, cát (sông Hương: 4,2 km3, sông Ô Lâu: 0,54 km3, sông Đại Giang và sông Truồi: 0,5 km3) làm thay đổi độ đục, độ muối, động lực trong đầm, nhất là khu vực phía Tây gần cửa sông [22].

Các đặc điểm về thủy văn đầm phá và ven biển Thừa Thiên Huế đã góp phần ảnh hưởng đến các điều kiện thủy lý, thủy hóa vùng nước, cụ thể:

23

Độ đục: Độ đục trong vùng nước biển ven bờ và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dao động trong khoảng từ 20 – 100 mg/l. Có sự khác nhau về giá trị giữa các vùng và tầng nước do nó có liên quan đến các chất dinh dưỡng, độ chiếu sáng vực nước và sự bồi lắng của đầm phá. Cụ thể, vùng nước cửa Thuận An và sông Hương có độ đục cao hơn cả từ 50 – 100 mg/l; chỉ số độ đục ở tầng mặt cao hơn tầng đáy.

Vùng nước đầm Cầu Hai có giá trị độ đục thấp nhất, dao động từ 20 – 50 mg/l và có xu hướng tầng đáy cao hơn tầng mặt [35].

Giá trị pH của hệ đầm phá Thừa Thiên Huế có xu hướng hơi kiềm hoặc trung tính, giá trị dao động từ 6,5 – 8,2. Tại cửa Thuận An, Tƣ Hiền độ pH ổn định hơn so với các khu vực xa cửa biển. Giá trị pH biến đổi phụ thuộc vào mùa khá rõ rệt, mùa khô độ pH thường cao hơn mùa mưa. Vào mùa mưa, độ pH ở tầng đáy cũng có những dao động tương tự thường thấp hơn tầng mặt. Mùa nắng, pH đồng đều ở hai tầng. Độ pH ở các đầm chuyển tiếp (An Truyền, Sam, Thủy Tú) cao hơn ở hai đầm lớn (Tam Giang và Cầu Hai) [35].

Nồng độ muối: Độ mặn của nước trong đầm phá dao động rất rộng và phức tạp từ 0,1 – 35‰. Cao nhất cửa Thuận An, Tƣ Hiền (20 – 35‰ về mùa khô; 5 – 30‰ về mùa mƣa). Độ mặn giảm dần về phía trong đầm phá, ổn định ở mức cao tại đầm Cầu Hai, Thuỷ Tú [35].

Nhiệt độ nước: Giống với các thủy vực khác, nhiệt độ nước ở đầm phá Thừa Thiên Huế phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nhiệt độ phân bố theo độ sâu không chênh lệch nhiều. Điều này liên quan đến độ sâu nhỏ và có sự chu chuyển của nước thường xuyên trong đầm phá. Nhiệt độ của nước thay đổi theo vị trí của từng vùng trong đầm phá. Các vùng ở gần cửa biển Tư Hiền và cửa Thuận An thường có nhiệt độ nước trung bình cao hơn (26oC) nhiệt độ nước trung bình ở các vùng vửa sông (23oC). Điều đó có thể do liên quan đến nhiệt độ ở nước biển cao hơn so với nhiệt độ nước khe suối, bắt nguồn từ rừng nhiệt đới.

Nhiệt độ nước dao động lớn theo thời gian, thường giảm dần từ tháng 9 năm này (25oC) đến tháng 3 năm sau (20oC). Trong xu thế giảm nhiệt độ mùa đông, tháng Một có nhiệt độ trung quân ổn định hơn cả (23,8oC). Ngƣợc lại, từ tháng 4 đến tháng

24

8 nhiệt độ nước tăng dần, đặc trưng cho biến động mùa hè. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình quân là 24oC và tăng lên 30oC vào tháng 8 [22].

1.2.4. iều kiện kinh tế - xã hội 1.2.4.1. Kinh tế

Theo thống kê của Cục thống kê Thừa Thiên Huế, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của toàn tỉnh năm 2016 là 606.537 người, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 174.644 người, tương ứng với 28,8% [4]. Trong đó các hoạt động về ngành thủy sản có mối liên hệ trực tiếp đến đầm phá. Số lao động phân chia theo khu vực kinh tế đƣợc thể hiện ở bảng 1.3.

Bảng 1.3. Phân chia lao động theo khu vực kinh tế (người) Năm Nông, lâm nghiệp,

thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ Tổng số

2014 224776 144748 274150 643674

2015 177017 142762 292281 612060

2016 174644 149414 282479 606537

(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2017) Lao động ở vùng đầm phá chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản những năm gần đây ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, đầm phá và vùng nước ven bờ. Điều đó thể hiện ở việc diện tích nuôi trồng thủy sản và sản lƣợng thủy sản thu hoạch đƣợc theo từng năm ngày càng tăng (bảng 1.4).

Về diện tích nuôi trồng thủy sản, có sự thay đổi rõ rệt về diện tích nuôi từ năm 2012 đến năm 2016, nhìn chung càng ngày diện tích càng tăng nhƣng có sự thay đổi khác nhau phụ thuộc vào các hình thức phân loại diên tích nuôi. Cụ thể: về đối tƣợng nuôi, diện tích dùng để nuôi cá chiếm tỷ lệ cao nhất và ngày càng tăng trong khi diện tích nuôi qua các năm giảm; Về hình thức nuôi: diện tích nuôi giữa các hình thức có sự khác nhau qua các năm, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh tăng trong khi diện tích nuôi quảng canh cải tiến giảm rõ rệt, đặc biệt là hình thức nuôi bán thâm canh tăng từ 1300,9 ha (2012) lên 3268,0 ha (2016); Phân theo loại hình nuôi: các hình thức nuôi lợ mặn vẫn chiếm giá trị cao và tăng theo thời gian.

25

Bảng 1.4. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong 5 năm (2012 – 2016)

(Đơn vị tính: ha)

Tổng số 2012 2013 2014 2015 2016

5754,4 7184,5 7513,2 7235,1 7175,0 Phân theo loại

thủy sản

- Tôm 3669,3 3076,1 2914,8 3041,0 2992,0

- Cá 1936,4 3144,7 3592,3 3267,0 3241,5

- Thủy sản khác 148,7 936,7 1006,1 927,1 941,5

Phân theo hình thức nuôi

- Thâm canh 198,1 616,3 625,5 612,0 589,0

- Bán thâm canh 1300,9 3291,4 3965,2 3387,2 3266,0 Phân theo loại

nước nuôi

- Nước ngọt 1909,8 2067,6 2196,6 2082,4 2067,0

- Nước lợ và mặn 3844,6 5116,9 5316,6 5152,7 5108,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2017) Cùng với việc gia tăng về diện tích nuôi, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản trong 5 năm từ 2012 đến 2016 cũng tăng lên. Góp phần nâng cao thu nhập và chất lƣợng đời sống cho người dân (bảng 1.5).

Bảng 1.5. Sản lƣợng thủy sản 5 năm 2012 - 2016

(Đơn vị: tấn)

Tổng số 2012 2013 2014 2015 2016

40642 47593 50807 54300 45405 Khai thác 30750 34384 35892 39157 31394 Nuôi

trồng

Nước ngọt 4459 6442 6470 6759 7049 Nước lợ, mặn 5433 6767 8445 8384 6963

(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2017) 1.2.4.2. Xã hội

Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 có dân số trung bình 1.149.871 người, trong đó dân số thành thị chiếm 559.451 người, nông thôn chiếm 590420 người. Mật độ dân số 229 người/km2 [4].

Thừa Thiên Huế đƣợc xem là trung tâm văn hoá, y tế, giáo dục của khu vực Bắc Trung Bộ. Trên địa bàn có 9 trường đại học và 1 học viện, 2 bệnh viện lớn và

26

các di tích lịch sử, di tích phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới [37]. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế có bờ biển dài với nhiều bãi biển nổi tiếng, như: biển Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô và nhiều cảnh quan thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ: sông Hương, Núi Ngự, đồi Vọng Cảnh, vườn Quốc gia Bạch Mã..

Thừa Thiên Huế đã và đang đẩy mạnh ngành “công nghiệp không khói”, trở thành một điểm đến lý tưởng của du khách ngoài nước cũng như bạn bè trên thế giới.

Về y tế toàn tỉnh có 190 cơ sở y tế, bao gồm 26 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 152 trạm y tế xã, phường, 01 trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp và 5 cơ sở y tế khác. Với số cơ sở y tế hiện có như vậy, số giường bệnh trên toàn tỉnh là 7323 giường, 5236 cán bộ ngành y và 464 cán bộ ngành dược. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có bác sĩ, hộ sinh là 100%; tính bình quân số bác sĩ trên 1 vạn dân năm 2018 là 13 người. Bên cạnh đó, tỷ lệ về số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ tại các địa phương khá cao, trung bình toàn tỉnh là 98,5%. Nhìn chung hệ thống hạ tầng y tế khá đầy đủ [36;37].

Thống kê về tình hình giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh trong năm học 2017 – 2018 có 206 trường mầm non với 2121 lớp học; Số trường học hiện có là 386 trường, trong đó có 215 trường tiểu học, 121 trường trung học cơ sở, 38 trường trung học phổ thông, 10 trường phổ thông cơ sở và 2 trường trung học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2016 – 2017 phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh có giá trị trung bình cao 96,52% [36].

Thừa Thiên Huế có đường bờ biển dài 162km, cùng với hệ thống đầm phá nằm trên địa bàn 5 huyện. Hơn 35 vạn ngƣ dân đã và đang sống dựa vào nguồn lợi thuỷ sản [4]. Nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của ngƣ dân Thừa Thiên Huế đã hình thành từ lâu đời. Với các ngƣ cụ khai thác đơn giản và nghề khai thác truyền thống, như: câu, lao xiên, lưới, rùng, mành... đời sống ngư dân đã gặp không ít khó khăn. Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các hộ ngƣ dân đã trang bị nhiều phương tiện và ngư cụ hiện đại với khả năng khai thác hiệu quả cao. Đồng thời, các hộ ngƣ dân đã chú trọng việc nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, nhƣ: tôm sú, tôm hùm, cá hồng, cá mú, ghẹ, vẹm xanh... Nhờ vậy, đời sống ngƣ dân ngày càng đƣợc nâng cao, chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong căng – Terapon jarbua (Forsskål, 1775) vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)