Về văn hóa – xã hội?

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm lịch sử 12 (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG II VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 Tuần:11 Tiết:21 BÀI 14: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935

H: Về văn hóa – xã hội?

H: Liên hệ chủ trương của Đảng khi mới TL?

H: Hội nghị quyết định những vấn đề gì?

H: Tại sao lại đổi tên Đảng?

II. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ -Tĩnh:

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931:

a. Phong trào cả nước:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng trong cả nước.

- Từ 24-1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.

- Tháng 5-1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5.

- Trong tháng 6,7,8-1930, phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi trong cả nước.

b. Tại Nghệ An-Hà Tĩnh:

- 9-1930, phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất với những cuộc biểu tình của nông dân kéo đến huyện lị, đòi giảm sưu thuế.

- 12-9-1930, cuộc biểu tình của khoảng 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường…

- Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt ở nhiều huyện, tan rã ở nhiều thôn, xã.

2. Xô viết Nghệ - Tĩnh:

- 9-1930, Xô viết ra đời tại Nghệ An.

- Cuối 1930 - đầu 1931, Xô viết hình thành ở Hà Tĩnh.

- Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt của đời sống xã hội.

+ Về chính trị: thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, thành lập các đội tự vệ, lập tòa án nhân dân…

+ Về kinh tế: tịch thu ruộng đất đế quốc và phong kiến chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ…

+ Về văn hóa-xã hội: mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan…

 Các chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân  Xô viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân và là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930- 1931.

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng CSVN (10 – 1930):

a. Những nội dung chính Hội nghị:

- 10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời họp ở Hương Cảng-Trung Quốc.

- Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Hội nghị cử Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư.

- Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.

b. Nội dung luận cương:

H: Luận cương xác định những nhiệm vụ gì?

H: Hình thức và phương pháp đấu tranh.của Đảng ta là gì?

H: Tại sao CMVN có mối quan hệ với CMTG?

H: Luận cương có những hạn chế nào? Cách khắc phục.

H:Giữa chính cương của NAQuốc và luận cương 10-1930 có gì khác nhau về các giai cấp H: Ý nghĩa phong trào CM 1930-1931?

H: Bài học kinh nghiệm?

G: GV hướng dẫn HS đọc SGK để thấy dược sức sống mãnh liệt của Đảng.

- Xác định vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa và tiến thẳng lên con đường chủ nghĩa xã hội.

- Hai nhiệm vụ của cách mạng có quan hệ khăng khít với nhau là đánh đổ phong kiến và đế quốc.

- Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.

- Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản.

- Luận cương nêu rõ hình thức, phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.

c. Hạn chế của luận cương:

- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng nề đấu tranh giai cấp.

- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ…

4.Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931:

a. Ý nghĩa:

- Phong trào cách mạng 1930-1931 khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

- Khối liên minh công-nông được hình thành.

- Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

- Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám sau này.

b. Bài học:

Đảng ta thu được những kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh…

III. Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935:

Hướng dẫn HS đọc SGK IV. Củng cố:

1.Tình hình kinh tế, XH VN trong khủng hoảng kinh tế TG.

2.Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh thành lập và hoạt động như thế nào?

3.Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần1 diễn ra như thế nào?

V. Dặn dò - Học bài, trả lời câu hỏi SGK, soạn bài mới

Tuần:11 Tiết: 22 BÀI 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936– 1939 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Về kiến thức : Học sinh cần nắm:

- Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước ở cuối những 30 của TK XIX.

- Đảng đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh từ bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai, hợp pháp, chuyển mục đấu tranh ĐQ sang đòi tự do, dân chủ.

2. Về tư tưởng :

- Bồi dưỡng cho học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

- Nâng cao nhiệt tình CM của Đảng, đất nước, nhân dân.

3. Về kỹ năng :

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh gía các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC :

- GV : SGK 12, SGK GV, tranh ảnh, tư liệu văn học, lịch sử…..

- HS : SGK 12, tranh ảnh, tư liệu văn học, lịch sử…..

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC : - Ổn định, kiểm diện:

- Kiểm tra bài cũ: + Cho biết tình hình Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế TG như thế nào?

+ Sự thành lập và hoạt động của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

- Giảng bài mới :

Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, Đảng cộng sản Đông Dương thay đổi chủ trương, chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, với mục tiêu đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Vậy phong tào dân chủ 1936-1939 diễn ra và đạt kết quả đấu tranh như thế nào? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM

H: Quốc tế cộng sản tiến hành ĐH 7 xác định nhiệm vụ gì cho giai cấp công nhân ?

H: MTND lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số cải cách tiến bộ gì cho thuộc địa?

H: Về nông nghiệp TD Pháp thực hiện những chính sách nào?

H: Còn về công nghiệp thì sao?

H: Thương nghiệp Pháp làm gì?

H: Em có nhận xét gì tình hình kinh tế 1936- 1939 ?

1. Tình hình thế giới:

- Những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít xuất hiện chuẩn bị chiến tranh thế giới.

- 7–1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần VII xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- 6-1936, mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

2. Tình hình trong nước:

- Nhiều đảng phái chính trị hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.

- Về kinh tế: Pháp tăng cường khai thác thuộc địa.

- Trong nông nghiệp: Chính quyền thực dân tạo điều kiện cho tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.

- Về công nghiệp: Pháp đẩy mạnh ngành khai thác mỏ; các ngành cơ khí, điện, nước… ít phát triển.

- Về thương nghiệp: Pháp độc quyền bán thuốc phiện, muối...

- Đời sống đa số nhân dân gặp khó khăn nên họ hăng hái đấu tranh đòi cải thiện đời sống.

II. Phong trào dân chủ 1936 – 1939:

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản

H : Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 – 1939?

H: Kẻ thù chính của cách mạng ĐD là ai?

H: Nhiệm vụ cách mạng có gì thay đổi?

H: Phương pháp đấu tranh như thế nào? Có gì khác so với 1930 – 1931?

H: Còn về chủ trương ?

H: Thế nào là Mặt trận DCĐD?

G: GV giảng ngắn gọn các phong trào đấu tranh để thấy vai trò lãnh đạo của Đảng.

H: Hãy nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939?

Đông Dương 7-1936:

- 7 – 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Thượng Hải (Trung Quốc), xác định:

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến.

+ Nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít… đòi cơm áo hoà bình.

+ Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai.

+ Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bất hợp pháp.

+ Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương 3.1938, đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.

2.Những phong trào đấu tranh tiêu biểu

* Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ:

- Phong trào Đông Dương đại hội, Đảng vận động nhân dân thảo ra bản “Dân nguyện” gửi tới phái đoàn của Quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương.

- Phong trào đón Gôđa và Brêviê năm 1937: Lợi dụng sự kiện Gôđa sang điều tra tình hình và Brêviê sang nhận chức toàn quyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh

“đón rước”, biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Phong trào dân sinh dân chủ những năm 1937-1939, với các cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày 1-5-1938 ở Hà Nội.

3.Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939:

a. Ý nghĩa lịch sử

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách dân sinh, dân chủ.

- Qua phong trào đấu tranh, quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, cán bộ được tập hợp và trưởng thành.

- Qua phong trào, đã động viên, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

b. Bài học kinh nghiệm:

- Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

 Phong trào dân chủ 1936-1939, là cuộc tập dượt thứ hai cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

IV. Củng cố:

1. Phong tráo đấu tranh dân chủ diễn ra trong hoàn cảnh nào? Các hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ?

V. Dặn dò: học bài cũ, soạn bài 16: Phong trào cách mạng 1939-1945

Tuần :12, 13 Tiết: 23,24,25,26 BÀI 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Về kiến thức : Học sinh cần nắm:

- Những biến chuyển to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội VN trong những năm CTTG II.

- Chíng quyền TDPháp ở ĐD phụ thuộc vào tình hình nước pháp.

- Đảng CSĐD đã nhanh chóng chuyển hướng đấu tranh sau khi có NQHNTW8 Đảng bắt đầu XD lực lượng chính quyền.

- Sự chuẩn bị mọi mặt cho cách mạng tháng Tám.

- Diễn biến cách mạng tháng Tám. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám.

2. Về tư tưởng :

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào, tinh thần phấn khởi, nhiệt tình CM cho học sinh vì Độc lập - Tự do của Tổ Quốc.

3. Về kỹ năng :

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh gía các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC :

- GV : SGK 12, SGK GV, tranh ảnh, tư liệu văn học, lược đồ…

- HS : SGK 12, tranh ảnh, tư liệu văn học, lịch sử, bản đồ…

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC : - Ổn định, kiểm diện:

- Kiểm tra bài cũ: + Cho biết tình hình Việt Nam từ 1936 – 1939.

+ Chủ trương của Đảng CSĐD trong những năm 1936 – 1939.

- Giảng bài mới :

Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nhiều nước. Đảng cộng sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng chiến lược, đẩy mạnh đấu tarnh, tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đảng đã lạnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Vậy Cách mạng tháng Tám diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM

H: CTTG II bùng nổ ảnh đến VN như thế nào?

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm lịch sử 12 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w