Cuộc tiến công chiến lược 1972?

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm lịch sử 12 (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

BÀI 22 NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC

H: Cuộc tiến công chiến lược 1972?

H: Lí do tấn mở cuộc tiến công chiến lược 1972?

H: Diễn biến, kết quả?

H: So sánh với Mậu thân 1968?

H: Ý nghĩa?

H: Tại sao Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa”? Có giống “phi mĩ hóa” ở CL “chiền tranh cục bộ”?

H: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội?

H: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất?

được tiến hành bằng quân đội SG là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ, do cố vấn Mĩ chỉ huy.

- Dùng người Việt đánh người Việt, để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.

- 1970, quân đội Sài Gòn mở rộng xâm lược Campuchia, ở Lào 1971 thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

b. Thủ đoạn:

- Mĩ tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc và Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”của Mĩ:

a. Chính trị:

- 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập.

- 4-1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam –Lào-Campuchia, biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước Đông Dương đoàn kết chống Mĩ.

- Ở các đô thị, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ.

- Tại các vùng nông thôn, đồng bằng... quần chúng nổi dậy chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” của địch.

b. Quân sự:

- Từ 4 6-1970, quân đội ta phối hợp với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội SG. - Từ 2 3-1971, bộ đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đâp tan cuộc hành quân mang tên

Lam Sơn 719” chiếm giữ đường 9 –Nam Lào của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội SG.

3. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972:

- 30-3-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng khắp miền Nam.

- Kết quả: chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Ý nghĩa: giáng đòn nặng nề vào chiến lược

“Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố

“Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại “VN hóa chiến tranh”).

IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969-1973):

1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội:(SGK) Giảm tải

H: Tại sao Ních-xơn tuyên bố chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại MB lần II?

H: Vì sao phong tỏa cảng Hải phòng, các cửa sông, vùng biển MB?

H: Tại sao lần II lại ác liệt hơn?

H: Vì sao ta vẫn đẩy mạnh các hoạt động SX?

H: Thế nào là “Điện Biên Phủ trên không” ? Có nghĩa là gì?

H: Riêng Hà Nội chúng ném bao nhiêu bom?

Ý định làm gì?

Đ: Riêng Hà Nội 4 vạn tấn, cả nước bằng 5 qủa bom nguyên tử thuộc loại Mĩ ném xuống Nhật 1945.

H: Chi phí cho một B52 là bao nhiêu?

Đ: Một B52 SX ra mất 4tỉ USD, với 4 phi công, mỗi phi công đào tạo mất 4 năm.

H: Cả nước ta bắn rơi và bắn cháy tàu bao nhiêu? Con số đó nói lên điều gì?

H: Việc kí hiệp định Pa-ri có ý nghĩa gì? Ta đã thực hiện được lời di chúc của Bác ra sao?

Đ: Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào.

H: Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn?

H: Vì sao phải bảo đảm tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài vào để làm gì?

H: Tại sao thanh niên MB được gọi nhập ngũ sang cả chiến trường Lào, CPChia?

H: Khối lượng vật chất tăng gồm có những gì?

H: Vì sao vào 1972, ta huy động thêm 22 vạn thanh niên vào chiến trường ĐD?

H : Đấu tranh đòi Mĩ xuống thang chiến tranh và thương lượng ở hội nghị Pa-ri? H: Vì sao ta chủ trương mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao?

H:Tại sao Mĩ chấp nhận hội nghị 4 bên vềVN?

H: Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

H: Tại sao Ta tập trung mũi nhọn đấu tranh vào 2 vấn đề?

H: Vì sao sau trận “Điện Biên Phủ trên không”

Mĩ mới chịu kí Hiệp định Pa-ri với ta?

H: Nêu ngày kí dự bị và ngày chính thức của hiệp định Pa-ri?

H: Nội dung? Đọc to và giải thích.

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương:

a. Vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất:

- 16 4 -1972, Tổng thống Mĩ Níchxơn chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại MB lần II.

- 18 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng, quân dân ta đánh bại cuộc tập kích của chúng và làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.

b. Kết qủa:

- Trận “Điện Biên Phủ trên không”, ta đã bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công.

- Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần 2, miền Bắc bắn rơi 735 máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến...

c.Ý nghĩa:

- “Điện Biên Phủ trên không” là trận quyết định, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí hiệp định Pa-ri (1- 1973).

d. Làm nghĩa vụ hậu phương lớn:

- Miền Bắc vẫn đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện cho miền Nam.

V.Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:

1. Diễn biến:

- 31-3-1968, sau đòn bất ngờ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân ta, Mĩ bắt đầu nói đến thương lượng.

- 5-1968, cuộc đàm phán 2 bên, sau đó là 4 bên (1-1969) diễn ra gay gắt.

- Quân dân ta đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari (27-1-1973).

2. Nội dung Hiệp định:

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

H: Ý nghĩa?

H: Việc Mĩ rút về nước có lợi gì cho CMMN?

H: Hiệp định Pari có ý nghĩa gì?

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh. Cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.

3. Ý nghĩa:

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản cuả nhân dân ta, phải rút quân về nước, tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn.

IV. Củng cố:

1. Lập bảng so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965- 1968) và “ Việt nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của mĩ ở MN VN

2. MB đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền tuyến lớn ở MN (1965-1973).

3. Hãy nêu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hiệp định pari 1973.

V. Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi SGK, soạn bài 23 KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 1.Đề bài:

Đề 1:

Quân dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” như thế nào?

Đề 2:

Quân dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh Việt Nam hóa” như thế nào?

2. Đáp án:

Đề 1:

a. Quân sự: (5đ)

* Trận Vạn Tường:

- Sáng 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân, nhiều xe tăng và bọc thép, máy bay lên thẳng, máy bay phản lực, tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường.

- Ta có 1 trung đoàn chủ lực cùng quân du kích và ND địa phương đẩy lùi, loại 900 tên địch, bắn cháy nhiều xe tăng, bọc thép, máy bay.

=> Ý nghĩa: Vạn Tường, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp MN.

* Mùa khô 1965 – 1966:

- Địch: Huy động 720.000 quân (Mĩ-đồng minh 220.000), mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, nhằm vào 2 hướng chính: Đông Nam bộ và Liên Khu Năm, với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng.

- Ta: Với thế trận chiến tranh nhân dân, đã loại 104.000 địch (trong đó có 42.000 Mĩ, 3500 Đ.Minh), bắn rơi 1430 máy bay.

* Mùa khô 1966 – 1967:

- Địch: Huy động 980.000 quân (Mĩ, Đminh hơn 440.000), mở 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

- Ta: Loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên, trong đó có 68.000 quân Mĩ, 5500 đồng minh, bắn rơi 1231 máy bay.

b. Chính trị: (3đ)

- Ở nông thôn: Đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”

- Ở thành thị: Công nhân, các tầng lớp ND lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ . . .đấu trang đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

* Tác dụng:

- Vùng giải phóng được mở rộng.

- Uy tín của MTDTGPMN được nâng cao.

c. Ngoại giao(2đ)

- Cuối 1967, Mặt trận Dân tộc giải phóng MN VN có 41 nước, 12 tổ chức quốc tế, 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ CMMN.

Đề 2:

a. Chính trị: (6đ)

- Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh XL tăng cường và mở rộng, vừa chiến đấu chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán.

- 6-6-1969, chính phủ CM lâm thời Cộng hòa MNVN ra đời được 23 nước cộng nhận và 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

- 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại bản Di chúc lịch sử và nhân dân ta ở hai miền đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

- 24-25/4/1970, hội nghị cấp cao 3 nước ĐD biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.

- Ở các đô thị MN, phong trào của các tầng lớp ND nổ ra liên tục, rầm rộ thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.

- Tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven thị . . . quần chúng nội dậy chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” của địch, mở rộng vùng giải phóng.

b. Quân sự(4đ)

- Từ 30-4  30-6-1970, phối hợp quân dân CPC đã đập tan cuộc hành quân XL CPC của 10 vạn quân Mĩ và quân đội SG, loại khỏi vòng chiến 17.000 tên địch, giải phóng đất đai với 4,5 tr dân.

- Từ 12-2  23-3-1971, phối hợp Lào đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” của 4.5 vạn quân Mĩ và quân đội SG. Loại khỏi vòng chiến 22.000 tên, Đường 9 – Nam Lào được giữ vũng.

Tuần 6,7 Tiết 41,42. BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Về kiến thức : Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về:

- Nhiệm vụ của CM MBắc, nhiệm vụ của CM MN trong thời kì mới sau hiệp định Pa-ri - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

- Về ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2. Về tư tưởng :

- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.

- Tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

3. Về kỹ năng :

- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu thủ đoạn của địch sau hiệp định Pa-ri về VN.

- Kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh trong SGK II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC :

- GV : SGK 12, SGK GV, tranh ảnh, lược đồ, tư liệu, bản đồ …..

- HS : SGK 12, tranh ảnh, lược đồ, tư liệu, bản đồ…..

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC :

- Ổn định, kiểm diện:

- Kiểm tra bài cũ: + Mĩ đưa ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ” như thế nào?

+ Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắclần II như thế nào?

- Giảng bài mới :

Sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, Mĩ rút hết quân về nước.Nhân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam. Nhân dân miền Nam đấu tranh chống địch bình định lấn chiếm, tạo thế và lực tiến tới cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. Vậy miền Bắc phục hồi kinh tế như thế nào? Miền Nam đấu tranh chống địch bình định lấn chiếm ra sao? Cuộc Tổng tiến công và nội dậy Xuân 1975 diễn ra và đạt kết quả gì? Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiêm cuộc kháng chiến chống Mĩ là gì? Chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm lịch sử 12 (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w