CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA VIỆT NAM
1.2. Chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Nông thôn: Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Nông thôn là vùng lãnh thổ của một nước hay một số đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có
15
môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp”.
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT [4] của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn giải thích: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.
Nông thôn mới: Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [1] đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Như vậy có thể hiểunông thôn mới vẫn là nông thôn, nhưng có các đặc điểm khác với nông thôn truyền thống, được xây dựng để trở nên văn minh, hiện đại, có sự phát triển cao về kinh tế, văn hóa, xã hội, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị vững mạnh.
Chính sách xây dựng NTM là tập hợp các chủ trương, hành động của Đảng, Nhà nước nhằm mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn cả nước.
Thực hiện chính sách xây dựng NTM là việc chuyển hóa chủ trương, định hướng, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM thành các quyết định, chính sách, đề án, cơ chế cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
16 1.2.2. Bối cảnh ra đời
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch quan trọng: Nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm; nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và nhóm ngành dịch vụ tăng. Trong nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, sản lượng lương thực tăng hơn so với các thời kỳ trước, một số sản phẩm không chỉ đủ dùng trong nước mà còn dư để xuất khẩu như: Gạo, cà phê, hạt điều, thủy sản…
Phát triển nông nghiệp-nông dân-nông thôn đã đạt được một số thành tựu như: Nhịp độ phát triển nông nghiệp khá cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thuỷ lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, đói - nghèo giảm nhanh; công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá, thông tin, thể thao cũng được quan tâm nhiều hơn; dân chủ ở cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, các nguồn lực chưa được phát huy tốt; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ; công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn; các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn yếu kém, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn thấp và đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn,
17
tỷ lệ hộ nghèo còn cao; phát sinh một số vấn đề xã hội bức xúc…
Từ thực tế đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành. Một trong ba mục tiêu tổng quát của Nghị quyết này đề cập đến việc xây dựng NTM. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết [9] về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW. Mục tiêu và yêu cầu của Chương trình này là:
“Hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn; xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; đảm bảo điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn gần với các đô thị trung bình”. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định [23] Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
1.2.3. Nội dung của chính sách
1.2.3.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH-môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có.
1.2.3.2. Phát triển hạ tầng KT-XH: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã; hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, về hoạt động văn hóa thể thao, về y tế và về chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã; hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ; cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi.
1.2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông-lâm -ngư nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản
18
xuất nông, lâm, ngư nghiệp; bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; đẩy mạnh đào tạo nghề, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
1.2.3.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; tiếp tục triển khai Chương trình MTQG về giảm nghèo; thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
1.2.3.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
1.2.3.6. Phát triển giáo dục-đào tạo ở nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG về GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí NTM.
1.2.3.7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
1.2.3.8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG về văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
1.2.3.9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…
19
1.2.3.10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn: Đào tạo cán bộ đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM; ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này; bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM.
1.2.3.11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng NTM.
1.2.4. Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.2.4.1. Văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của Huyện ủy, UBND huyện
Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, như:
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/9/2011 của Tỉnh uỷ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG về xây dựng NTM.
- Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 24/4/2013 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình MTQG xây dựng NTM.
- Kết luận số 24-KL/TU ngày 27/4/2016 của Tỉnh uỷ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ sáu (khóa XX) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây dựng NTM.
- Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 20/01/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng
20
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
- Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 28/10/2010 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh về tăng cường công tác chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2017.
- Các quyết định thành lập và quy chế hoạt động của BCĐ, Thường trực BCĐ, Tổ giúp việc BCĐ, Văn phòng Điều phối NTM.
Bên cạnh đó, các huyện, thị, thành ủy và UBND cùng cấp cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, như: Chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết về xây dựng xã, huyện NTM; Nghị quyết xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu qủa; Chỉ thị về đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới gắn với xây dựng NTM và đô thị văn minh; Kế hoạch về xây dựng NTM…các quyết định thành lập và quy chế hoạt động của BCĐ, Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện.
1.2.4.2. Các nội dung triển khai
Thành lập BCĐ, Thường trực BCĐ, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Ban chỉ đạo, Thường trực BCĐ và Tổ giúp việc BCĐ XD NTM tỉnh được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh năm 2010 và được kiện toàn vào các năm 2011, 2016, 2018. BCĐ có nhiệm vụ XD kế hoạch 05 năm, hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình báo cáo UBND tỉnh, BCĐ Trung ương; Chỉ đạo các Sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức
21
tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh, ngành có liên quan đến Chương trình xây dựng NTM; Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng đề án, KH triển khai thực hiện Chương trình XD NTM; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của BCĐ TW.
Thường trực BCĐ có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối, xử lý, giải quyết những vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện Chương trình; điều hành công việc thường xuyên và cấp bách của BCĐ tỉnh.
Tổ giúp việc có nhiệm vụ giúp BCĐ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; chuẩn bị tài liệu, nội dung họp; giúp BCĐ tổ chức kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện; theo dõi, tổng hợp số liệu, tiến độ thực hiện, lập báo cáo định kỳ và đột xuất để báo cáo UBND tỉnh, BCĐ Trung ương; hướng dẫn các địa phương triển khai tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh được thành lập theo Quyết của UBND tỉnh năm 2010 và được kiện toàn năm 2012, 2015. Văn phòng Điều phối có nhiệm vụ quản lý chung và toàn diện hoạt động của cơ quan; chịu trách nhiệm trước BCĐ tỉnh, Trưởng BCĐ tỉnh, Giám đốc Sở NN và PTNT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động; chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và nhân sự; điều phối hoạt động của các thành viên do các Sở, ban, ngành cử đến, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; chỉ đạo các thành viên giúp BCĐ tỉnh XD kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình NTM, kế hoạch công tác của BCĐ tỉnh và xây dựng KH công tác; quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, tài chính; chủ tài khoản; chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch trung hạn, 05 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp để thực hiện XD NTM; quản lý và hướng dẫn sử dụng nguồn vốn được giao để thực hiện Chương trình có hiệu quả; phối hợp
22
với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, cơ chế chính sách có liên quan đến Chương trình; chỉ đạo tổ chức thực hiện KH tập huấn, đào tạo về XD NTM cho cán bộ huyện, xã, thôn; chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết, Chương trình phối hợp liên ngành giữa Sở NN và PTNT với các đơn vị, hội, đoàn thể; công tác hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân phục vụ Chương trình XD NTM và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Thường trực BCĐ tỉnh, Giám đốc Sở NN và PTNT phân công.
Công tác tuyên truyền, phổ biến
Công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về chủ trương XD NTM được thực hiện thường xuyên với hình thức đa dạng, phong phú. Các cơ quan báo, đài đã thường xuyên đăng tải tin, bài, tăng thời lượng phát sóng nhằm tuyên truyền, phổ biến các cách làm hay, mô hình hiệu quả, các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng NTM. Đài Phát thanh truyền hình tỉnh phát sóng hằng tuần về chuyên mục này, cổng thông tin điện tử của tỉnh dành riêng cho xây dựng NTM được thành lập và đến nay đã thu hút hơn 21 triệu lượt truy cập. Bên cạnh đó Đài truyền thanh-truyền hình huyện cấp huyện cũng đã mở chuyên mục phát sóng hằng tuần. Các trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện cũng xây dựng cũng được thiết kế bố trí chuyên mục này. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên đã huy động được sức người, sức của từ nhân dân, người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong công cuộc XD NTM nên đã tích cực tham gia và tự nguyện hiến đất, vật kiến trúc, tham gia ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh và đạt chuẩn các tiêu chí NTM. Đến cuối năm 2018 có 82 xã về đích và được công nhận, chiếm 40,2%.
Các nhiệm vụ thực hiện xây dựng NTM
Đối với cấp huyện, xây dựng NTM theo 09 tiêu chí [25], (Phụ lục số 01). Đến cuối năm 2020, huyện Duy Xuyên đạt chuẩn huyện NTM, thành phố