Tình hình triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Duy Xuyên giai đoạn 2011-2018

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 40 - 58)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN

2.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Duy Xuyên giai đoạn 2011-2018

2.2.1. Thành lập, kiện toàn bộ máy BCĐ cấp huyện và xã

BCĐ và Tổ giúp việc BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM huyện được thành lập năm 2010 và được củng cố, kiện toàn vào năm 2012, 2013, 2015. UBND huyện đã ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ [31], Kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình [30]. Văn phòng Điều phối NTM huyện được thành lập theo Quyết định của UBND huyện năm 2015. Năm 2017, UBND huyện ban hành Quyết định thành lập BCĐ các chương trình MTQG huyện giai đoạn 2017-2020 [32] và xây dựng Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên gắn với nhiệm vụ chuyên môn, địa phương đứng điểm chỉ đạo thực hiện.

Đối với 11 xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã thành lập và củng cố Ban chỉ đạo, Ban quản lý, các xã đã bố trí từ 1-2 cán bộ chuyên trách. Có 67/67 thôn đã thành lập, kiện toàn Ban phát triển thôn, Ban Chỉ đạo

32

xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu và phân công nhiệm vụ cụ thể.

Hệ thống chỉ đạo, thực hiện đồng bộ từ huyện đến cơ sở, đã góp phần đáng kể thúc đẩy triển khai thực hiện Chương trình trong thời gian qua. Tuy nhiên đối với cán bộ chuyên trách ở một số địa phương còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên chất lượng công tác tham mưu còn có những hạn chế nhất định.

2.2.2. Các văn bản ban hành

Huyện ủy và UBND huyện Duy Xuyên đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, như:

- Chương trình số 15-CTr/HU, ngày 20/11/2008 của Huyện ủy về thực hiện NQ Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 24/8/2017 về xây dựng huyện nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2016-2020.

- Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 04/5/2012 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả đến năm 2020.

- Chỉ thị số 23-CT/HU ngày 03/11/2014 về việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

- Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 23/8/2017 của UBND huyện về xây dựng huyện nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 3025/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 của UBND huyện Duy Xuyên về thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện giai đoạn 2017-2020.

2.2.3. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Duy Xuyên

2.2.3.1. Công tác phổ biến, tuyên truyền: Thực hiện thường xuyên, liên tục qua hệ thống thông tin đại chúng. BCĐ đã phát động phong trào thi đua

“Toàn huyện chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cuộc vận động, các

33

phong trào liên quan đến XD NTM đã được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Tổ chức 34 đợt tập huấn, tuyên truyền như mô hình “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới”, mô hình “Phụ nữ bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”, mô hình Nhà sạch, vườn đẹp”, mô hình Tự quản về an ninh trật tự xã hội- Tiếng kẻng an ninh nhân dân”, với tổng số trên 21 nghìn lượt người tham gia, cấp phát trên 6.000 tờ rơi, tạo nhận thức về chương trình XD NTM, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu...Qua đó, nhận thức của cán bộ và người dân được nâng lên, người dân hiểu rõ XD NTM là quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Mục tiêu xây dựng NTM chủ yếu là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng - xã hội và người dân có vai trò là chủ thể quan trọng.

2.2.3.2. Công tác quy hoạch của xã và huyện

Đối với công tác quy hoạch cấp xã: Mỗi xã đều tiến hành lập Đề án xây dựng xã NTM, Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã NTM. Tổ chức công bố công khai quy hoạch NTM được duyệt đến các thôn và nhân dân. Bản vẽ, bản đồ quy hoạch được công khai tại các địa điểm công cộng cho người dân biết và thực hiện theo quy hoạch. Công tác quản lý quy hoạch gồm ban hành Quy chế quản lý quy hoạch NTM, xây dựng phương án cắm mốc và tổ chức cắm mốc theo hướng dẫn của cấp trên.

Đến nay, toàn huyện đã có 11/11 xã được phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng NTM, qua rà soát, đánh giá tiêu chí quy hoạch theo Bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới do UBND tỉnh ban hành, có 100% số xã đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng NTM và đạt tiêu chí Quy hoạch.

Đối với công tác quy hoạch cấp huyện: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch XD vùng huyện và ban hành Quy định quản lý theo hồ sơ quy hoạch [36]. UBND huyện đã công bố, cắm mốc quy hoạch và triển khai thực hiện một số công trình hạ tầng kỹ thuật, các tuyến đường.

34

Bảng 2.1. Quy hoạch vùng định hướng đến năm 2020 Phát triển đô thị Phát triển các chợ Tên đô thị Phân loại Nam Phước

Nam Phước 4 Nồi Rang

Duy Hải-Duy

Nghĩa 5

Bàn Thạch Kiểm Lâm Thu Bồn

Quy hoạch xây dựng vùng huyện có sự phân bố, tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, điểm dân cư, định hướng các khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn. Định hướng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp theo định hướng giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn đảm bảo tăng giá trị dựa vào nền tảng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quy hoạch các khu dân cư hình thành mới đến năm 2020 gồm Khu dân cư gắn với thị tứ: Bàn Thạch, Trà Kiệu, Duy Thu, Mỹ Sơn; Khu dân cư sinh thái cộng đồng: Trà Nhiêu; Khu dân cư gắn với lễ hội: Thu Bồn. Định hướng hệ thống trung tâm huyện gắn với phát triển đô thị, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ thương mại. Đến năm 2020 có 02 đô thị, tiếp tục mở rộng và phát triển 05 chợ để trở thành các chợ đầu mối để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Phân bố 07 cụm công nghiệp theo quy hoạch với diện tích 175,08 ha và quy hoạch bổ sung, mở rộng thêm 07 cụm công nghiệp với diện tích 231 ha.

35

Bảng 2.2. Các cụm công nghiệp theo quy hoạch vùng

Đơn vị tính: ha Cụm công nghiệp theo quy hoạch Cụm công nghiệp bổ sung, mở rộng Tên cụm công nghiệp Diện tích Tên cụm công nghiệp Diện tích

Tây An 115,45 Gò Mỹ 15

Gò Dỗi 2,74 Duy Nghĩa 1 50

Cồn Đu 7,6 Duy Nghĩa 2 50

Gò Nô 12 Gò Biên 30

Đông Yên 13,89 Phù Dưỡng 20

Gò Mỹ 6,4 An Hoà 50

Lang Châu Nam 17 Duy Phú 16

TỔNG CỘNG 175,08 TỔNG CỘNG 231

Nguồn: UBND huyện Duy Xuyên

Hệ thống hạ tầng xã hội gồm các cơ sở giáo dục trường phổ thông, mẫu giáo, mầm non, cơ sở y tế, trung tâm văn hóa huyện, sân vận động Chợ Chùa và các Nhà văn hóa, các điểm thể dục thể thao ở xã, các Nhà văn hóa thôn, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, và các điểm phát thanh ở xã, thôn.

Định hướng hạ tầng kỹ thuật gồm:

Giao thông: Gồm trục chính Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14H, cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi qua địa bàn, tuyến đường Duy Xuyên-Nông Sơn, cầu Giao Thủy, đường Thanh niên ven biển và các tuyến đường quy hoạch kết nối: Từ Quốc lộ 1A đến vùng Đông; Quốc lộ 1A đến Duy Trung, Duy Sơn giáp ĐH9 và các tuyến đường huyện, đường xã đảm bảo giao thông thông suốt.

Cấp nước: Nâng cấp nhà máy cấp nước Nam Phước hiện có 3.000m3/ ngày đêm lên 6.000m3/ngày đêm. Xây dựng mới các nhà máy nước như: Cù Bàn với công suất 60.000 m3/ngày đêm, Tĩnh Yên với công suất 7.000m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho toàn huyện và các vùng lân cận.

Thoát nước: Lưu lượng nước mặt được thoát chủ yếu ra các sông Thu Bồn, Bà Rén và hệ thống các suối. Nước thải sinh hoạt được xử lý lọc lắng và

36

thoát về hệ thống chung. Xây dựng 03 trạm xử lý nước thải tập trung, gồm:

Nam Phước với công suất 3.500m3/ngày đêm, Duy Hải-Duy Nghĩa với công suất 4.800m3/ngày đêm và Kiểm Lâm với công suất 1.000m3/ngày đêm.

Cấp điện: Sử dụng nguồn điện từ các trạm: Trạm biến áp 110/35/22kV Duy Xuyên, Trạm biến áp 110/35/22kV Thăng Bình, Trạm biến áp 110/35/22kV Điện Nam - Điện Ngọc, Trạm biến áp 35/15kV Duy Hòa (T91), Nhà máy thủy điện Duy Sơn 2. Ngoài ra, xây dựng trạm 220kV Thạnh Mỹ - Duy Xuyên tại thôn Hoà Nam (Duy Trung) và nâng cấp hệ thống lưới điện 22kV và 35kV bán lẻ hiện có để đảm bảo nhu cầu điện sinh hoạt, sản xuất.

Thủy lợi: Nguồn nước phục vụ sản xuất chủ yếu là từ hệ thống các sông: Thu Bồn, Bà Rén, Ly Ly và các hồ chứa Vĩnh Trinh, Thạch Bàn, Phú Lộc... Nhìn chung về thủy lợi cơ bản đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất.

2.2.3.3. Xây dựng và thực hiện các Đề án phát triển kinh tế

Về Đề án phát triển du lịch: Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, người dân được hưởng lợi, nâng cao thu nhập từ du lịch.

Phát triển du lịch gắn với phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích văn hóa, lễ hội, làng nghề, các khu sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường.

Triển khai các hạng mục trong Quy hoạch tổng thể về bảo tồn và phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn với kinh phí 7,8 tỷ đồng, phục dựng khu di tích cách mạng Hòn Tàu 50 tỷ đồng để phục vụ du lịch. Chỉ đạo và tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình phát triển du lịch như tổ chức dạy ngoại ngữ cho nhân dân có nhu cầu, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục về di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn trong nhà trường; định hướng, dự báo về cơ hội phát triển du lịch để tuyên truyền trong nhân dân có sự chuẩn bị để nắm bắt cơ hội tham gia vào quá trình phát triển du lịch. Đến cuối năm 2018, hạ tầng cơ bản hoàn thành để

37

kết nối đến tất cả các điểm đến trên toàn địa bàn huyện. Tăng cường công tác quảng bá bằng nhiều hình thức để thu hút khách, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vào đầu tư và phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch.

Bảng 2.3. Các dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch

TT Tên dự án Chủ đầu tư Địa điểm

Diện tích (ha)

Vốn đầu tư

(tỷ đồng) 01

Khu du lịch nghỉ dưỡng Nông trại xanh

Trà Nhiêu

Công ty TNHH Paris Nhỏ- Hội An

Xã Duy

Vinh 7,1 30 02 Công viên ẩm thực

Nhà gỗ Phố Xưa

Công ty TNHH MTV Nguyên Lành

Thị trấn

Nam Phước 0,28 30 03 Dự án khu du lịch Trà

Nhiêu Xanh

Công ty Du lịch Hội An- Trà Nhiêu

Xã Duy

Vinh 28 90

04 Khu du lịch sinh thái Hà Nhuận

Công ty TNHH phát triển Du lịch Cộng đồng Rơm Vàng

Xã Duy

Phước 1,5 54 05 Làng lụa Hội An

(Dòng sông Lụa)

Công ty Cổ phần tơ lụa Quảng Nam

Xã Duy

Nghĩa 92,6 3.900 06

Khu du lịch sinh thái cao cấp TMS Mỹ

Sơn-Thạch Bàn

Công ty Cổ phần TMS

Toàn cầu Xã Duy Phú 80 1.025 07 Khách sạn Long Hân Công ty TNHH Dịch vụ

Thương mại Long Hân

Thị trấn

Nam Phước 0,21 40 08

Khu du lịch sinh thái văn hóa dã ngoại Cồn

bãi bồi

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ U oát

Xã Duy

Vinh 10 36

09 Khu du lịch sinh thái

Làng cau Trà Đông Công ty TNHH Bảo Minh Xã Duy

Vinh 10 81

10 Nhà hàng Long Phú Công ty TNHH Long Phát Thị trấn

Nam Phước 0,3 15 11 Nhà hàng khách sạn

Chămpa

Công ty TNHH Dịch vụ du

lịch Minh Phan Xã Duy Phú 0,8 48

TỔNG CỘNG 5.349

Nguồn: UBND huyện Duy Xuyên

38

Du khách đến tham quan trên địa bàn huyện liên tục tăng trong các năm qua, chủ yếu là khách quốc tế nên doanh thu từ du lịch cũng tăng nhanh.

Biểu đồ 2.2. Lượng du khách đến tham quan

Lượng du khách đến tham quan

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Khách quốc tế Khách nội địa

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2015 và 2018 Biểu đồ 2.3. Doanh thu từ du lịch

Doanh thu từ du lịch (Đơn vị tính: Tỷ đồng)

0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên năm 2015 và 2018

39

Về Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa: Xuất phát từ hiệu quả của cây lúa không cao bằng một số loại cây thực phẩm, đồng thời góp phần tiết kiệm nguồn nước tưới. UBND huyện đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2015-2020 và bắt đầu triển khai từ vụ Đông Xuân 2015-2016 để trồng các loại cây trồng cạn như lạc, ngô, sen để cho năng suất cao, qua đó tiết kiệm nước tưới và đem lại hiệu quả kinh tế gấp 2 - 5 lần so với trồng lúa. Năm 2016: Chuyển đổi 151,36 ha, năm 2017: Chuyển đổi 160,2 ha, năm 2018: Chuyển đổi 130,1 ha

Về chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, phát huy lợi thế của từng địa phương để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng; chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, gia trại; khuyến khích áp dụng công nghệ, tổ chức sản xuất khép kín và liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ giống, thức ăn đến chế biến để nâng cao chất lượng, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

Biểu đồ 2.4. Tổng đàn gia súc

Tổng đàn gia súc qua các năm (Đơn vị tính: con)

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Lợn Trâu Bò

Nguồn: UBND huyện Duy Xuyên

40

Biểu đồ 2.5. Tổng đàn gia cầm

Tổng đàn gia cầm qua các năm (Đơn vị tính: con)

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Gà, vịt

Nguồn: UBND huyện Duy Xuyên

Hiện nay kinh tế trang trại đang phát triển tốt, toàn huyện có 09 trang trại chăn nuôi tập trung, trong đó 07 trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trên 7.000 con và 02 trang trại chăn nuôi gà với quy mô 2.000 con. Hằng năm tái trồng rừng hơn 100 ha, chăm sóc, quản lý và khoanh nuôi tái sinh hơn 1000 ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm đúng mức nên nâng cao hiệu quả, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Biểu đồ 2.6. Sản lượng đánh bắt, nuôi thủy sản

Sản lượng đánh bắt, nuôi thủy sản (Đơn vị tính: Tấn)

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Sản lượng đánh bắt Sản lượng nuôi

Nguồn: UBND huyện Duy Xuyên

41

Đối với nuôi thủy hải sản: Tiến hành quy hoạch mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ở những vùng sông nước, trũng. Hoàn thành sự án khu nuôi tôm nước lợ tại bãi Hà Đước có tổng vốn đầu tư trên 8,5 tỷ đồng, với diện tích 15,2 ha, nâng tổng số diện tích nuôi tôm nước lợ lên 134,7 ha.

Đối với đánh bắt thủy sản: Toàn huyện có 295 tàu cá, tổng công suất 20.334 CV, trong đó có 48 chiếc trên 90 CV.

Về Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn ở các xã: Nội dung chủ yếu là xây dựng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, hỗ trợ giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm để ổn định thu nhập. Tùy vào thế mạnh của mỗi địa phương chọn những hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác...Các hình thức tổ chức sản xuất ngày càng phát triển, các HTX được củng cố, hoạt động đúng Luật, thể hiện được vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển. Trong 3 năm trở lại đây, có thêm 04 HTX được thành lập, nâng tổng số lên 16 HTX nông nghiệp. Các HTX này đều hoạt động ổn định và hiệu quả, hầu hết các HTX đều tổ chức thực hiện liên doanh liên kết và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đến nay, đã có 10/11 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất. Những năm gần đây, các HTX nông nghiệp và người dân đã chủ động triển khai chương trình liên kết đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nhiều doanh nghiệp và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay có 09 công ty liên kết với các HTX và các hộ nông dân để bao tiêu sản phẩm, có hơn 313,8 ha đất sản xuất được liên kết bao tiêu sản phẩm, ổn định được đầu ra và giá cả, trong đó sản xuất lúa nếp giống mỗi năm 270 ha cho giá trị cao hơn từ 20-25% so với sản xuất lúa thương phẩm.

Các công ty đã thực hiện tốt các cam kết với HTX, thu mua hết sản lượng và thanh toán đúng giá cả đã hợp đồng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tạo điều kiện đưa nhiều giống mới, giống tốt vào sản xuất trên địa bàn huyện.

Công tác hỗ trợ giảm nghèo tiếp tục được quan tâm và đạt được những kết quả quan trọng, số hộ nghèo của huyện qua các năm tiếp tục giảm, đến nay

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)