CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG
3.3. Các giải pháp xây dựng thành công huyện nông thôn mới vào cuối năm 2020, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong những năm tiếp theo
3.3.1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xây dựng NTM
Tăng cường công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, tạo chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM của các xã đã đạt chuẩn, tiếp tục xây dựng để 100% số xã về đích và thực hiện các tiêu chí huyện NTM để đến cuối năm 2020 được công nhận. Xây dựng NTM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, về đích NTM là hoàn thành nghị quyết của Đảng đã đề ra, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Các cấp ủy lãnh đạo toàn diện quá trình xây dựng NTM ở địa phương mình, có kế hoạch và phân công cụ thể, nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
3.3.2. Sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể, đồng bộ, liên tục
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong xây dựng NTM. Tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về các giải pháp phát triển kinh tế, trong đó chú trọng về công tác dồn điền đổi thửa;
quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các mô hình sản xuất tiêu biểu; hỗ trợ nhân dân chuyển đổi nghề theo Nghị định 67 của Chính phủ; tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện Đề án phát triển du lịch và các đề án liên quan đến kinh tế để người dân thật sự hưởng lợi, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm. Xác định xây dựng NTM không có điểm dừng, đã về đích
74
phải luôn luôn duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, chú trọng những tiêu chí khó duy trì và không duy trì được, tập trung lãnh đạo quyết liệt xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao tiến đến kiểu mẫu. Do vậy công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải thường xuyên, quyết liệt, bám sát mục tiêu, đảm bảo tính đồng bộ giữa các cấp. Nâng cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo xây dựng NTM.
3.3.3. Huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn, phân kỳ đầu tư, kết hợp vốn từ ngân sách huyện với các nguồn vốn được đầu tư
Tiếp tục huy động tốt các nguồn lực, đặc biệt về tài chính để phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới, song song với đó đẩy mạnh khai thác quỹ đất, tích cực thu các khoản thuế đạt và vượt kế hoạch để tạo nguồn thu cho ngân sách. Lồng ghép và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình MTQG, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước;
tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, vốn tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác. Phát huy nội lực của cộng đồng, vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của để tập trung xây dựng NTM. Lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn ngân sách các cấp để đầu tư.
Phân bổ vốn ưu tiên các công trình cấp thiết như hệ thống thủy lợi, Cầu Hà Tân, Trung tâm Văn hóa-thể thao và Truyền thanh-Truyền hình huyện…
Huyện bố trí đảm bảo nguồn vốn đối ứng để tiếp nhận nguồn vốn đầu tư của cấp trên nhằm đảm bảo kinh phí để đầu tư các công trình xây dựng NTM, các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh. Tiếp nhận nguồn kinh phí của tỉnh cấp thêm do vượt thu ngân sách huyện năm 2018 để đầu tư cho các xã.
3.3.4. Xây dựng danh mục các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2020-2025
Rà soát các công trình trong danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn
75
2016-2020 để đề nghị tiến hành xây dựng đảm bảo theo kế hoạch đề ra, trên cơ sở đó thống nhất đưa vào chương trình đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020-2025, lập dự án cơ hội để khi xuất hiện nguồn sẽ triển khai thực hiện.
Bố trí kinh phí hằng năm để các xã tiếp tục xây dựng và duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được để được công nhận lại sau 05 năm.
3.3.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, xây dựng các cụm công nghiệp ở khu Tây và khu Đông để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư
Mở rộng và phát triển các cụm công nghiệp: Tây An, Gò Dỗi, Gò Nô, Đông Yên, Gò Mỹ, đặc biệt tiếp tục xây dựng hoàn thiện các cụm công nghiệp ở khu Tây và khu Đông để thu hút đầu tư, giải quyết lao động trong khu vực, giảm áp lực tập trung về các cụm công nghiệp trung tâm. Hình thành các khu tiểu thủ công nghiệp tập trung để thu hút lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn và nâng cao thu nhập. Chú trọng thu hút các doanh nghiệp sản xuất không gây ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.
3.3.6. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, du lịch Tạo mọi điều kiện để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Phát huy những lợi thế về phát triển chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại để tránh ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi tập trung theo quy hoạch gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm sạch. Tiếp tục tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung chuyên canh, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch, tiếp tục thu hút các doanh nghiệp du lịch đầu tư vào địa bàn để tạo ra nhiều điểm nhấn nhằm đưa kinh tế du lịch phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
76
3.3.7. Công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM các cấp, đặc biệt cán bộ xã, thôn; phấn đấu 100% cán bộ xây dựng NTM trên địa bàn huyện được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình NTM. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ về Người hoạt động không chuyên trách, trên cơ sở đó sắp xếp lại đội ngũ cán bộ xã và bố trí đủ cán bộ để thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện tối đa để họ phát huy tính tự học, tự nghiên cứu nhằm có đủ kiến thức, năng lực phục vụ nhiệm vụ mang lại hiệu quả cao nhất cả trước mắt và lâu dài.
3.3.8. Về cơ chế chính sách đối với kinh phí cho các xã xây dựng NTM và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Các địa phương được hưởng 100% tiền thu từ khai thác quỹ đất trên địa bàn các xã xây dựng NTM để đầu tư xây dựng các các công trình nhằm đạt chuẩn các tiêu chí huyện NTM, xã NTM. Được ưu tiên lồng ghép, phân bổ nguồn lực để thực hiện các tiêu chí NTM theo quy định. Ưu tiên hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nhiều hơn những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, các dự án hợp tác công-tư trên địa bàn. Chỉ đạo các địa phương tập trung quyết toán các công trình đã hoàn thành, đồng thời có giải pháp cụ thể để thanh toán khối lượng trong xây dựng cơ bản, không để nợ kéo dài [17]. Những công trình UBND xã làm chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm nghiệm thu đưa vào sử dụng, bố trí ngân sách đối ứng cấp xã và lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành đối với các
77 công trình đã được bàn giao.
3.3.9. Rà soát các tiêu chí không duy trì được ở các xã điểm đã về đích để có giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hoàn thành nhằm được công nhận lại sau 05 năm
Bảng 2.13 đã phản ánh một số tiêu chí không duy trì được ở các xã điểm. Do vậy phải chỉ đạo quyết liệt, tạo mọi điều kiện để các xã điểm duy trì đảm bảo các tiêu chí, có giải pháp cụ thể và hiệu quả đối với những tiêu chí hiện nay không duy trì được, đồng thời xây dựng hoàn thành tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2020 để được công nhận lại sau 05 năm.
Trong đó các xã Duy Hòa, Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Phước phải được công nhận lại vào cuối năm 2020 và cuối năm 2025, xã Duy Thành phải được công nhận lại vào cuối năm 2022, xã Duy Châu và Duy Trung phải được công nhận lại vào cuối năm 2023 và xã Duy Phú, Duy Vinh phải được công nhận lại vào cuối năm 2024.
3.3.10. Gắn phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh
Đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các cuộc vận động, các phong trào liên quan đến xây dựng NTM; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua: “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững”,…. Chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đạt hiệu quả thiết thực, coi trọng thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Chú trọng biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những nhân tố mới, gương điển hình tiêu biểu tiên tiến, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới.
78
Tiểu kết Chương 3
Với quan điểm và mục tiêu xây dựng thành công huyện nông thôn mới vào cuối năm 2020, vì vậy trong giai đoạn 2019-2020 huyện phải nỗ lực nhiều hơn, tập trung sức cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở 02 cấp huyện và xã. Trong đó triển khai quyết liệt hoàn thành nhóm nhiệm vụ đối với các tiêu chí cấp xã, gồm 20 tiêu chí theo quy định, kể cả tiêu chí xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Đến cuối năm 2020 có thêm 04 xã về đích nông thôn mới, đạt 100% số xã và tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã về đích trong giai đoạn 2015-2018, các xã sau khi về đích phải được công nhận lại sau 05 năm. Bên cạnh đó, quan tâm đúng mức để triển khai thực các tiêu chí cấp huyện, trong đó tiếp tục duy trì 05 tiêu chí đã đạt được và tiếp tục xây dựng để hoàn thành 04 tiêu chí còn lại.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phải quyết liệt, đồng bộ, liên tục, và bám sát mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách. Xác định xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, là một cuộc vận động lớn, toàn diện trên mọi lĩnh vực với sự tham gia của mọi người dân, thực hiện theo hướng bền vững, thiết thực, không chạy theo thành tích.
Để thực hiện đảm bảo các nhiệm vụ và giải pháp nêu trên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực để đảm bảo nhu cầu vốn, quan tâm hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng tốt mọi thời cơ, khắc phục những khó khăn, bám sát nhiệm vụ để triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
Những nhiệm vụ và giải pháp trong luận văn sẽ góp phần giúp các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, vận dụng vào quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Duy Xuyên đạt mục tiêu đã đề ra.
79
KẾT LUẬN
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thời gian qua được xác định là chương trình kinh tế-xã hội mang tính tổng hợp, lâu dài và không có điểm dừng. Để triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách này, huyện Duy Xuyên đã cụ thể hóa những văn bản chỉ đạo của cấp trên, xây dựng kế hoạch phù hợp điều kiện thực tế của huyện, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, huy động các nguồn lực, sức người, sức của trong nhân dân và triển khai thực hiện quyết liệt. Sau hơn 07 năm triển khai thực hiện đã mang lại nhiều kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn không ngừng được đổi mới, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao, hệ thống chính trị vững mạnh và vận hành thông suốt, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhìn chung huyện đã hoàn thành được mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2011-2018, tạo tiền đề để xây dựng thành công huyện nông thôn mới vào cuối năm 2020 theo Nghị quyết của Huyện ủy đã đề ra và giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí trong những năm tiếp theo.
Luận văn đã tiếp cận và làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách công và thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của Việt Nam. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2018, trong đó tập trung phân tích, làm rõ những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của quá trình triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó đề ra các quan điểm, mục tiêu, đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng thành công huyện nông thôn mới.
Cùng với việc tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu, Luận văn được
80
hoàn thành qua việc tiến hành khảo sát cá nhân về mức độ hài lòng của người dân về chính sách xây dựng nông thôn mới thông qua các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn, người dân hài lòng đã hài lòng với kết quả mang lại từ chương trình này và họ đã được hưởng lợi rất nhiều.
Trong thời gian đến, để thực hiện đạt mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới, cần chú ý các vấn đề sau: Tập trung nguồn lực, trí tuệ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội, đặc biệt tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Trung ương, tỉnh, học tập rút kinh nghiệm ở các địa phương đã về đích huyện nông thôn mới.
Bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn, trong đó chú trọng giải pháp về sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể, đồng bộ và liên tục để thúc đẩy quá trình triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
2. Bộ Công thương (2012), Quyết định số 5131/QĐ-BCT ngày 30/12/2016 về phương pháp đánh giá thực hiện tiêu chí số 4 về điện huyện nông thôn mới trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/20019/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2017), Thông tư số 09/2017/TT- BNNPTNT ngày 17/4/2017 hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Hà Nội.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư số 01/2010/TT- BVHTTDL ngày 26/02/2010 ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng (2017), Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 hướng dẫn về xây dựng quy hoạch nông thôn, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2014), Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 ban hành