CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DUY XUYÊN
2.3. Đánh giá thực hiện chính sách XD NTM trên địa bàn huyện
Trong quá xây dựng NTM, huyện thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, BCĐ, Văn phòng Điều phối NTM và các sở, ban ngành của tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện cho huyện về nhiều mặt, đặc biệt đã lựa chọn Duy Xuyên để đầu tư xây dựng huyện NTM trong quá trình đô thị hóa. Các cơ quan của tỉnh đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc triển khai thực hiện, chỉ ra những hạn chế và giúp tháo gỡ khó khăn để tiến độ
50 xây dựng NTM tại huyện được đảm bảo.
2.3.2. Các chính sách do tỉnh và TW ban hành
Các chính sách hỗ trợ từ cấp trên đã được UBND huyện vận dụng tốt và thực hiện mang lại hiệu quả khá cao, góp phần cho nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Thực hiện chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa đi đôi với cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng mới các tuyến giao thông nội đồng, các cánh đồng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình canh tác, nhất là vấn đề cung ứng nước tưới, đầu tư thâm canh tổng hợp cũng như việc vận chuyển vật tư, nông sản, giảm chi phí sản xuất…là tiền đề để đẩy mạnh liên doanh, liên kết để bao tiêu sản phẩm cho nông dân, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích. Thông qua công tác dồn điền đổi thửa đã tác động rất tích cực đến quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn, từng bước khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, tạo đòn bẩy hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa, đến thời điểm này trên toàn huyện đã xây dựng được 15 mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích khoảng 450 ha. Trong các năm qua, huyện đã giải ngân 3,228 tỷ đồng hỗ trợ để thực hiện công tác dồn điền đổi thửa.
Với nguồn kinh phí hơn 6,5 tỷ đồng hỗ trợ cho nông dân mua sắm thiết bị đẩy mạnh cơ giới hóa, đã đẩy mạnh việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp với khâu làm đất đạt hơn 75%, khâu thu hoạch đạt 80%. Qua đó góp phần giảm được chi phí, triển khai sản xuất kịp thời vụ và giải phóng sức lao động cho nông dân, nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong làm đất và thu hoạch đã giải được bài toán về thiếu sức kéo và thiếu nguồn lao động của ngành nông nghiệp. Máy sấy nông sản đã phát huy tốt tác dụng, nhất là trong những vụ thu hoạch gặp thời tiết xấu, nhờ đó đã nông sản được sấy khô kịp thời và bảo quản tốt, đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu.
Nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như kiên cố hóa kênh
51
mương, giao thông nội đồng, thủy lợi hóa đất màu được bố trí tương đối đảm bảo hằng năm. Ngoài nguồn vốn của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được phân bổ, huyện đã lồng ghép và tích cực huy động để triển khai thực hiện. Vì vậy hệ thống công trình thủy lợi của huyện hiện nay tương đối đảm bảo phục vụ cho việc tưới, tiêu nước để đảm bảo các loại cây trồng cho năng suất cao. Hệ thống giao thông nội đồng ngày càng hoàn thiện giúp cho nông dân thuận lợi hơn trong quá trình vận chuyển vật tư sản xuất, sản phẩm nông nghiệp.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm, kế hoạch đề ra bắt đầu khởi động chương trình từ tháng 4/2018, tổ chức tập huấn, mời tư vấn hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia Chương trình, tổ chức sản xuất các sản phẩm theo chu trình. Phối hợp với doanh nghiệp đã có sản phẩm thực hiện hoàn thiện từ 01 đến 02 sản phẩm. Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm; xác định địa điểm, xây dựng trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm trên địa bàn huyện.
Thành lập Hội đồng và thực hiện đánh giá, xếp hạng sản phẩm năm 2018 và tổ chức quảng bá về các sản phẩm đặc trưng của huyện.
Đến cuối năm 2018, kế hoạch đề ra đã được thực hiện đảm bảo, có 02 sản phẩm lợi thế (thịt heo sạch và trà thảo mộc lá sen) đã phát triển hoàn thiện thành sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp huyện.
Chính sách hỗ trợ chăn nuôi đã giúp người dân tiết kiệm được được chi phí ban đầu về giống, có điều kiện hơn để đầu tư chuồng trại bảo đảm cùng với tích cực chăm sóc nên đã phát huy hiệu quả, góp phần đắc lực cho phát triển nông nghiệp của huyện. Kinh tế trang trại và mô hình sản xuất tiêu biểu mang lại hiệu quả khá cao. Với tổng số 09 trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, trong đó 07 trang trại chăn nuôi lợn quy mô 7.468 con và 02 trang trại chăn nuôi gà quy mô 2.000 con. Người dân tiếp tục đầu tư nhiều mô hình
52
trồng cây nguyên liệu, dược liệu, nuôi trồng thủy sản với kinh phí hơn 100 tỷ đồng, việc phát triển nuôi chim yến là một hướng đi mới mang lại giá trị kinh tế cao, đến cuối năm 2018 có 16 hộ với 17 nhà nuôi yến, sản lượng yến thu được 63,8kg/năm. Chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Nghị định của Chính phủ [10], mặc dù huyện đã tích cực hỗ trợ cho ngư dân hoàn chỉnh thủ tục để trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án để tiếp cận nguồn vốn vay đóng mới 09 tàu công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ với nghề lưới rê hỗn hợp nhưng không đạt hiệu quả do ngư trường đánh bắt không thuận lợi. Do đó 03 chiếc đã chuyển sang nghề chụp mực, 03 chiếc kiêm thêm nghề lưới quét, 03 chiếc còn lại đang tìm nguồn vốn để chuyển nghề phù hợp.
Qua tổng kết phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2014-2019 vừa qua, toàn huyện có 6.880 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó cấp trung ương 13 hộ, cấp tỉnh 278 hộ, cấp huyện 1.409 hộ, cấp xã 5.180 hộ. Nhiều mô hình làm kinh tế giỏi không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.
Công tác đào đạo nghề cho lao động theo Đề án của TW và tỉnh được chú trọng, đã mở 49 lớp đào tạo nghề cho 8.248 lao động. Ngoài ra đã hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng và tự đào tạo cho 1.530 lao động. Thực hiện nhiều giải pháp trong giải quyết việc làm, huyện đã tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động, ngành nghề; hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất để thu hút người lao động, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi.
Kết hợp tốt giữa đào tạo nghề với giải quyết việc làm nên tỷ lệ lao động có việc làm rất cao, thu nhập của người dân ngày càng nâng lên và ổn định, chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện.
Sau 08 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới và quyết liệt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến nay huyện đã thành công trong việc nâng giá trị kinh tế ngành Thương mại-du lịch-dịch vụ lên cao nhất. Năm
53
2011, cơ cấu kinh tế của huyện là Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-Thương mại-du lịch-dịch vụ-Nông nghiệp (52,92%-28,82%-18,26%), đến nay cơ cấu kinh tế đã được thay đổi sang Thương mại-du lịch-dịch vụ-Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-Nông nghiệp (45,99%-38,41%-15,60%).
Cùng với nguồn vốn đầu tư của TW, tỉnh, ngân sách huyện và xã cũng đã bố trí và huy động thêm các nguồn lực khác để triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tổng vốn đầu tư của giai đoạn 2011-2018 là 2.071,206 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình 348,894 tỷ đồng, vốn lồng ghép 350,425 tỷ đồng, vốn tín dụng 371,248 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 331,798 tỷ đồng, vốn huy động từ nhân dân và các nguồn hợp pháp khác 668,849 tỷ đồng. Từ nguồn lực đó cùng với sự quản lý tốt, chặt chẽ và phân bổ hợp lý nên đã đầu tư cho quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt được những kết quả quan trọng.
2.3.3. Kết quả thực hiện trên địa bàn huyện 2.3.3.1. Thuận lợi
Công tác triển khai các quy hoạch chi tiết, thực hiện các dự án, công trình đã tuân thủ và phù hợp theo quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt. UBND huyện tập trung ưu tiên đầu tư kinh phí cho các xã nằm trong kế hoạch đạt chuẩn theo lộ trình. Việc triển khai thực hiện theo quy hoạch NTM đã mang lại hiệu quả, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, công trình công cộng… được xây dựng đồng bộ, khang trang; chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý đã góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân.
Trong quá trình triển khai thực hiện các Đề án phát triển kinh tế đã nhận được sự quan tâm của cấp trên cùng với sự cố gắng, nỗ lực của huyện đã cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng để thông suốt thuận lợi để khai thác du lịch, chỉ tiêu về thu hút khách và doanh thu đã cơ bản đạt yêu cầu đề ra, người dân đã bắt đầu có sự quan tâm đến phát triển du lịch và làm giàu từ du lịch, góp
54
phần cho tăng trưởng kinh tế của huyện. UBND huyện đã tích cực hỗ trợ kinh phí để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trên cùng đơn vị diện tích. Chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp được quan tâm nên đã giúp cho sản xuất nông nghiệp ổn định, phát triển và nâng cao giá trị gia tăng. Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn được chỉ đạo quyết liệt nên các xã triển khai thực hiện tốt, phát huy thế mạnh của địa phương cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp trên mang lại hiệu quả đáng kể, thu nhập của người dân được ổn định và nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững. Chương trình mỗi xã một sản phẩm và khởi nghiệp sáng tạo cũng đã có sự quan tâm nên dù mới triển khai cũng đã mang lại hiệu quả bước đầu, khẳng định được thế mạnh của sản phẩm cạnh tranh và luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng với yêu cầu của thị trường;
thu hút ngày càng nhiều đơn vị, doanh nghiệp tham gia vào câu lạc bộ khởi nghiệp sáng tạo để đóng góp cho quá trình phát triển KT-XH của huyện.
Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới nói chung và cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nói chung riêng cơ bản được đảm bảo, huyện và xã cũng đã bố trí ngân sách để cùng với sự đầu tư của TW và tỉnh triển khai các hạng mục trong quy hoạch được phê duyệt.
Trong các năm từ 2011-2018, từ nguồn vốn đầu tư cùng với vốn lồng ghép đã bố trí 106,498 tỷ đồng để đầu tư các tuyến giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và 358,364 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi. Trong đó triển khai bê tông hóa 126,8 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 265 km đường trục chính nội đồng và đã bê tông hóa 55 km giao thông nội đồng.
Kiên cố hóa 142 km kênh mương loại 3, xây dựng 29,7 km đường điện thủy lợi hóa đất màu, nâng cấp và xây mới 19 trạm bơm, nâng cấp 05 đập chứa nước. Toàn huyện có hệ thống công trình thủy lợi gồm: 8 đập chứa, 26 đập
55
dâng, 32 trạm bơm điện, 420 km kênh loại 3 và 119,7 km đường điện tưới màu được xây dựng theo quy hoạch và thiết kế được duyệt đảm bảo chủ động tưới, tiêu. Nhìn chung, hệ thống giao thông trên toàn huyện đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt 87,9%.
Công tác đào nghề được quan tâm, tiến hành đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề để làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo gắn với giải quyết việc làm. Đào tạo nghề của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao vì phù hợp với nhu cầu thực tế.
Lĩnh vực phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp được huyện đặc biệt quan tâm. Đầu tư kinh phí để xây dựng mặt bằng, cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, tích cực hỗ trợ để doanh nghiệp hoàn thành các dự án đầu tư và được cấp phép, bên cạnh đó đã tạo điều kiện thuận lợi để nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay cả 03 khu vực trên toàn huyện đều có cụm công nghiệp và giải quyết được số lượng lớn lao động ở địa phương. Do vậy, giá trị ngành sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp những năm qua đều tăng khoảng 14,2%/năm.
UBND huyện thường xuyên quan tâm hỗ trợ về mặt cơ chế để thu hút các đơn vị liên doanh liên kết nông sản, hỗ trợ kinh phí xây dựng các cánh đồng lớn…Kịp thời giải ngân hỗ trợ các nguồn vốn để xây dựng các dự án phát triển sản xuất, các mô hình sản xuất, ưu tiên cho hộ đăng ký thoát nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững. Ngân sách huyện hỗ trợ 100 triệu đồng/năm để xây dựng và phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân, đến nay nguồn Quỹ này có 2,4 tỷ đồng, cùng với đó Hội nông dân các cấp đã tổ chức nhiều chương trình vận động để giúp đỡ hội viên về vốn, kỹ thuật để phát triển sản xuất, tín chấp cho vay hơn 14 tỷ đồng từ nguồn vốn của các
56 ngân hàng và quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh.
2.3.3.2. Khó khăn, hạn chế
Quá trình triển khai đầu tư các dự án theo quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn các xã và quy hoạch vùng huyện có một số vướng mắc, bất cập.
Các tiêu chí trong bộ tiêu chí quy định về NTM ở giai đoạn 2016-2020 có sự thay đổi cần điều chỉnh để phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
Trong đó, một số đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM xã chưa khớp nối đồng bộ với quy hoạch Vùng huyện về hạ tầng khung, về định hướng phát triển KT-XH, về khu dân cư NTM kiểu mẫu, quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch…Quá trình phát triển kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến, dẫn đến dự báo, tiềm năng đánh giá, định hướng phát triển KT-XH của đồ án cũ không còn phù hợp. Năm 2018, huyện đã tiến hành điều chỉnh Quy hoạch vùng huyện lồng ghép với Chương trình phát triển đô thị loại 4 thị trấn Nam Phước, loại 5 Duy Hải-Duy Nghĩa để xây dựng huyện NTM gắn với quá trình đô thị hóa vàđã trình UBND tỉnh nhưng chưa được phê duyệt.
Các Đề án phát triển kinh tế hiệu quả mang lại chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân chưa thấy hết tầm quan trọng của kinh tế du lịch, chưa khai thác được lợi thế về tiềm năng sẵn có; vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy, thu nhập từ du lịch còn ít.
Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa sang cây thực phẩm ngắn ngày chưa nhiều và thiếu tính bền vững. Chưa thu hút được doanh nghiệp lớn đầu tư chế biến nông sản, phần lớn chỉ qua sơ chế. Liên doanh liên kết để bao tiêu sản phẩm chưa nhiều, thường bị tư thương ép giá, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định. Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn ở một số xã gặp không ít khó khăn, một số loại cây trồng mới không phát huy được hiệu quả; khôi phục nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm nhưng chỉ dừng lại ở khâu tằm thương phẩm…Chương trình mỗi xã một sản phẩm
57
chỉ mới có 02/09 sản phẩm có lợi thế đạt tiêu chuẩn, chưa nhân rộng được mô hình này. Chưa thu hút được nhiều đơn vị, doanh nghiệp tham gia chương trình khởi nghiệp sáng tạo, kinh phí hỗ trợ cho chương trình này và hỗ trợ các mô hình sản xuất tiêu biểu còn hạn chế, phần lớn tập trung hỗ trợ về cơ chế chính sách.
2.3.3.3. Nguyên nhân
Hầu hết các đồ án quy hoạch NTM trước đây được lập dựa trên cơ sở của Luật Xây dựng năm 2003, đến nay Luật Xây dựng năm 2014 đã ban hành cùng với các văn bản dưới luật, một số nội dung quy hoạch, quy định không còn phù hợp xu thế phát triển của địa phương.
Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và người dân chưa được hưởng lợi nhiều từ chương trình này do nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch còn hạn chế. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu; lao động có chuyên môn, nghiệp vụ còn yếu và thiếu; chưa kết nối các điểm đến để thu hút và giữ chân khách du lịch. Chưa phát huy tối đa vai trò của cộng đồng trong quá trình thực hiện Chương trình phát triển Du lịch.
Chuyển đổi từ cây lúa sang các loại cây thực phẩm phụ thuộc lớn vào nông dân do thời gian dành cho việc đồng án hạn chế, số lượng lao động ngành nông nghiệp đang giảm dần. Liên doanh liên kết để bao tiêu sản phẩm chưa nhiều do chưa mời gọi được nhiều đơn vị có năng lực trong việc hỗ trợ giống, kỹ thuật vào bao tiêu sản phẩm, người nông dân còn tập quán sản xuất theo phương pháp truyền thống. Đặc tính thổ nhưỡng của mỗi địa phương khác nhau nên việc đưa vào sản xuất các loại cây trồng mới không phát huy hiệu quả, dịch bệnh làm cho một số địa phương gặp khó khăn. Chương trình mỗi xã một sản phẩm chưa có sự chỉ đạo và thực hiện một cách quyết liệt, sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn có những hạn chế nhất định.