ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Một phần của tài liệu Tuyển chọn 30 đề văn thi thpt quốc gia năm 2019 có đáp án chi tiết của sở GD (Trang 116 - 121)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3.0

1 Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là thanh niên

0.5

2

- Phép liên kết:

+ Phép lặp – lặp cấu trúc: “Điều gì … thì phải … dù là một điều nhỏ”, lặp từ ngữ “phải … cần”.

+ Phép liên tưởng: trường từ vựng về đạo đức: yêu tổ quốc, yêu nhân dân, trung thành, thật thà, chính trực.

- Tác dụng của phép liên kết: Nhấn mạnh về những bài học đạo đức đúng đắn, cần thiết và gây tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành động của người làm cách mạng đặc biệt với thế hệ thanh niên.

0.5

3

Qua đoạn trích, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm những lời dạy sâu sắc: tránh điều xấu, thực hiện điều tốt, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, có tinh thần dân tộc và quốc tế, yêu và chú trọng lao động, giữ gìn kỷ luật, bảo vệ của công, quan tâm đến đời sống của nhân dân, chú ý đến tình hình thế giới, có tinh thần gan dạ và sáng tạo, có chí khí hăng hái, trung thành, thật thà, chính trực.

1.0

4

- Có thể lựa chọn một trong những nếp sống đạo đức như:

yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu và trọng lao động…

- Học sinh trình bày theo quan điểm của cá nhân, nêu rõ vì sao nếp sống đạo đức đó có ý nghĩa với bản thân nhất.

1.0

II LÀM VĂN 7.0

1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành

0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Ý nghĩa được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là một việc phải nhỏ.

Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ trong cuộc sống hiện nay.

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25 2 Phân tích bức tranh thiên nhiên hiện lên trong đoạn

thơ trích từ tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó liên hệ với bức tranh thiên trong đoạn thơ trích từ tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu.

5.0

a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt; liên hệ với bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy hương sắc;

nhận xét về cách nhìn nhận của hai tác giả.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cần sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và đoạn thơ.

0.5

* Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và đầy dữ dội, khắc nghiệt:

- Vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng:

+ Các hình ảnh sương mùa bao phủ, hoa về trong đêm hơi, những ngôi nhà bồng bềnh trong sương mờ… Không gian núi rừng trải dài mênh mông, vô tận trước mắt người lính + Những câu thơ nhiều thanh bằng gợi lên những gam màu êm dịu, huyền ảo, thoáng nhẹ, thơ mộng: Mường Lát hoa về trong đêm hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Một loạt thanh bằng kết hợp với vần ơi khiến nét vẽ mềm mại, tạo cảm giác lâng lâng, chơi vơi trước khung cảnh bao la, hùng vĩ của đất trời, non nước.

+ Những khung cảnh đầm ấm, người lính được hoà vào cuộc sống gia đình, quây quần bên bếp lửa, bên nồi xôi nếp thơm nồng nghi ngút khói => ấm áp tình quân dân

- Thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt:

+ Gợi lên qua những địa danh xa xôi, hẻo lánh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu…

+ Vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đựng đầy bí ẩn. Núi rừng ấy luôn là mối đe doạ khủng khiếp: Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

+ Những nét vẽ gân guốc với những núi cao, vực sâu: từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, động từ ngược hướng:

lên/xuống, âm thanh rùng rợn: gầm thét, trêu người khiến cho sự dữ dội lên đến cao độ.

2.0

* Liên hệ với bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy hương sắc trong Vội vàng của Xuân Diệu:

- Điệp ngữ này đây được nhắc lại nhiều lần. Xuân Diệu như đang đứng trước bức tranh và liệt kê cho ta thấy vẻ đẹp tươi non, nõn nà của mùa xuân.

- Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh ở ngay giữa cuộc sống quanh ta. Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực đơn quyến rũ: Ở đó có cảnh ong đưa và bướm lượn, tình tứ ngọt ngào như tuần tháng mật. Màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương hơn giữa đồng nội xanh rì. Cây cối nảy lộc đâm chồi tạo nên những cành tơ với những chiếc lá tươi non phất phơ tình tứ. Tiếng hót đắm say của loài chim yến anh đã tạo nên khúc tình si say đắm lòng người.

- Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa: Ánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của nàng công chúa có tên là Bình Minh. Nàng vừa tỉnh giấc nồng suốt một đêm qua, mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng nở ra muôn vàn hào quang - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần là một cách so sánh đầy gợi cảm, có một chút táo bạo. Tháng giêng diễm lệ, đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh và hương thơm trờ thành cặp môi gần rất ngon, ngọt của người tình nhân.

- Trong một câu thơ mà thi sĩ có hai tâm trạng Tôi sung sướng - Nhưng vội vàng một nửa.

0.5

* Nhận xét về cách nhìn nhận của hai tác giả

- Tương đồng: Khung cảnh được tái hiện bằng những nét vẽ tài hoa, lãng mạn với con mắt yêu đời và khát khao với cuộc sống.

- Khác biệt:

+ Quang Dũng: Nhìn nhận bằng chính sự trải ngiệm và hiện thực đầy bi tráng

+ Xuân Diệu: Nhìn nhận bằng cái nhìn giao hoà với cuộc sống, trí tưởng tượng phong phú và khát vọng sống mãnh liệt

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ 0.5

TỔNG ĐIỂM 10.0

- Hết-

Một phần của tài liệu Tuyển chọn 30 đề văn thi thpt quốc gia năm 2019 có đáp án chi tiết của sở GD (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(223 trang)
w