Từ nội dung ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm ?
Câu 2: (5 điểm)
Phân tích số phận và vẻ đẹp về sức sống của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ Chồng A phủ của Tô Hoài (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó hãy liên hệ đến nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy điểm mới mẻ tích cực của văn học Cách mạng 1945 – 1975 so với văn học hiện thực 1930 – 1945.
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Thể thơ tự do 0.5
2 Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
- Biện pháp tu từ (hoán dụ, so sánh, liệt kê...)
- Tác dụng nhằm gợi ra vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh và sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ; giúp câu thơ giàu hình ảnh, biểu cảm và giàu sức biểu cảm hơn...
0.25 0,25
3 Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Những câu thơ trên khẳng định tinh thần quả cảm của những người lính trẻ - lứa tuổi mười tám, đôi mươi. Họ luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chiến đấu; không tiếc đời mình, sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ
1.0
quốc. Họ là những con người vừa biết quý trọng tuổi thanh xuân, trai tráng; nhưng luôn biết đặt nhiệm vụ lớn lao mà Tổ quốc giao phó lên trên hết; họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân, vì trách nhiệm với dân tộc...
4 Đoạn thơ gợi lên nhiều vẻ đẹp của hình tượng người lính trong những năm đánh Mĩ:
- Đó là bản lĩnh sống hiên ngang kiên cường bất khuất.
- Tinh thần lạc quan, luôn tin tưởng vào chiến thắng của dân tộc.
- Lòng quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, hiến dâng, hy sinh tuổi thanh xuân cho Tổ quốc khi cần. Đó là lòng yêu nước sắt son.
- Họ cũng là những người lính với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trẻ trung, yêu đời...
1.0
II LÀM VĂN 7.0
Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.
2.0 a. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) - tránh viết quá dài hoặc quá ngắn. HS nêu được luận điểm rõ ràng, sử dụng các thao tác lập luận; có các dẫn chứng liên hệ phù hợp.
0.25
b. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả, làm sáng rõ vấn đề. Cụ thể HS có thể triển khai thành các ý cơ bản như sau:
- Nêu được vấn đề của đề bài – dẫn dắt từ nội dung của phần đọc hiểu gợi cho em nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.
0,25 1 c. Triển khai vấn đề: (HS có thể vận dụng linh hoạt
các thao tác lập luận, cần nổi bật các ý cơ bản sau):
+ Giải thích được lối sống có trách nhiệm là gì: Là lối sống làm tròn bổn phẩn, nghĩa vụ đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội; hơn hết còn phải
1.0
có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm…
+ Phân tích biểu hiện và ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm:
Lối sống có trách nhiệm rất đa dạng, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình sau đó là với gia đình, xã hội. Không ngừng hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.
Sống có trách nhiệm là giúp cho mọi người rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kĩ năng sống, tinh thần trách nhiệm, làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, với gia đình và với chính bản thân mình.
Sống có trách nhiệm là biểu hiện của lối sống đẹp, giúp con người sống có ý thức, có bản lĩnh, có ước mơ, khát vọng; có trái tim nhân ái và giàu lòng vị tha...
Sống có trách nhiệm giúp mỗi người xác định được mục đích và phương hướng sống đúng đắn trong cuộc đời.
Sống có trách nhiệm không chỉ làm cho cuộc đời của mỗi chúng ta tốt đẹp mà còn làm cho mọi người xung quanh, cho xã hội tiến bộ phát triển hơn.
+ Bàn bạc, mở rộng vấn đề: đưa ra phản đề để phê phán: việc một số người có lối sống thiếu trách nhiệm, không có mục đích sống; sống thờ ơ vô cảm, buông thả, ăn chơi, đua đòi...
- Từ đó liên hệ thực tế, bài học cuộc sống của bản thân và rút ra thông điệp tích cực cho mình và mọi người.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0.25 e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghí sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
0.25
2 5.0 a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Số phận và vẻ đẹp về sức sống của nhân vật Mị, liên hệ đến nhân vật Chí Phèo để thấy điểm mới mẻ tích cực của văn học Cách mạng 1945 – 1975 so với văn học hiện thực 1930 – 1945
0,5
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và dẫn dắt đến vấn đề cần phân tích.
0,5
- Phân tích số phận và vẻ đẹp về sức sống của nhân vật Mị
+ Về số phận : bất hạnh, bị áp bức + Về vẻ đẹp: thể hiện qua 2 sự việc:
Trong đêm tình mùa xuân:
Cứu A Phủ
+Ban đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng. Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay bởi Mị đã quen với cái khổ của chính mình và của người khác. Tâm hồn Mị dường như vô cảm…
+Nhưng rồi, trong một đêm, nhìn thấy “ dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại “ của A Phủ, Mị xúc động nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị
+ Mị tưởng tượng nhớ lại đời mình và nghĩ rằng nếu mình cởi trói cho A Phủ thì Mị liền bị trói thay vào đấy…Băn khoăn nhưng rồi Mị quyết định cắt dây trói cứu A Phủ và giục A Phủ đi ngay, rồi Mi nghẹn lại đứng lặng trong bóng tối
+ Trong phút chốc, Mị vụt chạy, đuổi kịp A Phủ, Mị sợ, Mị chạy theo A Phủ vì lúc này Mị hiểu rằng: “ở đây thì chết mất”
Chính tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt …đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình. Đồng thời thể hiện sức sống của sự khao khát tự do, Mị vẫn còn cảm xúc đối với thế giới xung quanh…
-Đánh giá nghệ thuật : Diễn biến tâm lí và hành động của Mị thật phức tạp nhưng cũng rất phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của Mị. Qua đó đã cho thấy tài năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của tác giả rất chân thực, tinh tế và xúc động.
1,75
- Liên hệ với nhân vật Chí Phèo: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau cần đảm bảo ý sau:
+ giới thiệu khái quát về mối quan hệ của hai nhân vật Thị Nở và Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
+ Điểm giống nhau :
Cả nhân vật đều có số phận bất hạnh.
Đều có bản chất tốt . + Điểm khác nhau :
Chí Phèo lại rơi vào bế tắt.
Mị đã giải phóng cuộc đời của mình và tìm được tự do, đây là điểm mới mẻ tích cực của văn học Cách mạng 1945 – 1975 so với văn học hiện thực 1930 – 1945
1,0
d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, cảm nhận mới mẻ và sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,5 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
Tổng 10,0
TRƯỜNG THPT
TỔ: NGỮ VĂN
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh trong chương trình Ngữ văn cấp THPT( Chủ yếu chương trình lớp 12 ) theo 3 nội dung : Văn học, Tiếng Việt, Làm văn
- Mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng của HS sau chương trình học.
- Cụ thể:
+ Phần đọc hiểu: Hiểu nội dung đoạn trích trong một văn bản, các biện pháp tu từ, hiêu quả nghệ thuật ý nghĩa biểu tượng; phương thức biểu đạt từ ngữ, hình ảnh
….được thể hiện trong văn bản + Phần viết ( làm văn )
. Nghị luận xã hội: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, bài văn :Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần I.
. Nghị luận văn học: Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: Vận dụng các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận…Và các phương thức biểu đạt để làm rõ vấn đề nghị luận được đặt ra trong tác phẩm văn học